Thanh Hóa chủ động các kịch bản đối phó với dịch COVID-19

Trước những nguy cơ hiện hữu với nhiều diễn biến nguy hiểm, phức tạp, khó lường của dịch bệnh COVID-19, ttỉnh Thanh Hóa tiếp tục ban hành công điện tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19.

Thanh Hóa chủ động các kịch bản đối phó với dịch COVID-19
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - ông Đỗ Minh Tuấn đã có công điện về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách trong công tác  phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Thanh Hoa chu dong cac kich ban doi pho voi dich COVID-19

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo phải cảnh giác cao, phòng từ xa, tránh lơ là, chủ động các kịch bản đối phó với dịch bệnh COVID-19.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã có nhiều công điện, công văn liên quan công tác phòng chống dịch COVID-19.
Công điện lần này được ban hành khi tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy hiểm, khó lường ở nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là ở: Bắc Giang, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… với nhiều chùm ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng và lây nhiễm trong các khu công nghiệp, rất khó khăn cho việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
Đây đều là những tỉnh, thành phố có nhiều người dân Thanh Hóa đang sinh sống, học tập, làm việc.
Đặc biệt tại Nghệ An tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa, đã phải thực hiện phong tỏa toàn bộ thành phố Vinh và một số địa phương gần sát tỉnh ta.
Tại Thanh Hóa, tình hình dịch vẫn cơ bản được kiểm soát, một số ít các ca bệnh xâm nhập đều đã được giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ngay từ đầu, hạn chế được tối đa số trường hợp tiếp xúc F1, F2, không để lây lan diện rộng.
Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là, thiếu quyết liệt trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch ở một bộ phận người dân và một số địa phương.
Đây là những nguy cơ hiện hữu, cả do khách quan lẫn chủ quan, rất đáng lo ngại, có thể khiến dịch xâm nhập và bùng phát bất cứ lúc nào.
Vì thế, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Trong đó chú trọng việc kiểm soát người về từ các tỉnh, thành phố có dịch và thực hiện nghiêm ngặt, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực trọng điểm, các khu công nghiệp, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, các khu vực tập trung đông người…
Việc đầu tiên và quan trọng nhất đối với Thanh Hóa lúc này là phải thông báo sớm, cảnh giác cao, phòng ngừa từ xa.
Nếu có dịch xâm nhập thì luôn luôn chủ động các kịch bản đối phó, để kiểm soát tốt tình hình, thực hiện thành công mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt người đi, đến các địa phương trở về tỉnh theo các chỉ đạo của trung ương và của tỉnh như: Tất cả những người đi, đến và trở về từ các điểm dịch, các khu phong tỏa, khu cách ly, giãn cách, các mốc dịch tễ theo thông báo của Bộ Y tế phải thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và được lấy mẫu làm xét nghiệm tối thiểu 03 lần.
Tất cả những ai đi, đến và trở về từ các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương không từ các điểm, mốc dịch tễ nêu trên theo thông báo của Bộ Y tế thực hiện cách ly tại nhà tối thiểu 14 ngày và được lấy mẫu làm xét nghiệm tối thiểu 03 lần.
Các đối tượng còn lại khi trở về tỉnh phải thực hiện nghiêm việc khai báo y tế và tự theo dõi sức khỏe tại nhà tối thiểu 02 ngày…
Việc kiểm soát người đi, đến các địa phương trong nước trở về tỉnh là nêu cao tinh thần phòng từ xa. Bởi hiện tại tình hình dịch trong tỉnh đang được kiểm soát tốt, điều cần thiết là phải phòng ngừa các nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ địa phương khác.
Thực tế công tác phòng chống dịch thời gian qua cho thấy, một số tỉnh thành để dịch xảy ra chính là do việc kiểm soát người chưa nghiêm ngặt, còn tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với các nguy cơ.
Chỉ cần một chút chủ quan, mất cảnh giác thì sẽ phải trả giá rất đắt về mọi mặt: Sức khỏe của nhân dân, tình hình an ninh tại địa phương, rồi phát triển kinh tế bị đình trệ…
Không những kiểm soát nghiêm ngặt người đi, đến các địa phương khác trở về tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo hàng loạt các biện pháp như: Kiểm soát nguy cơ từ hai địa phương đang bùng phát dịch sát với Thanh Hóa là Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tiếp nhận công dân, người nước ngoài nhập cảnh cách ly tại tỉnh theo đề xuất của Bộ Tư lệnh Quân khu 4, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế.
Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại Cảng hàng không Thọ Xuân, cảng Nghi Sơn và cửa khẩu Na Mèo; 8 chốt kiểm soát liên ngành…
Đặc biệt, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn  Thanh Hóa, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo rất cụ thể các biện pháp thực hiện xét nghiệm sàng lọc, kiểm soát nguy cơ dịch.
>>> Mời quý độc giả xem video: Khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh COVID - 19 tại xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc

Nguồn. Truyền Hình Thanh Hóa

Công khai việc hack tài khoản Hoài Linh: Sao hacker chưa bị xử lý?

Việc hacker N.H.K khẳng định hack Facebook nghệ sĩ Hoài Linh và công khai thừa nhận cũng như tuyên bố sẵn sàng đối mặt với pháp luật là hành vi thách thức luật pháp? Dư luận đặt câu hỏi, vậy tại sao hacker này chưa bị xử lý?

Công khai việc hack tài khoản Hoài Linh: Sao hacker chưa bị xử lý?
Chưa có bị hại tố cáo
Liên quan đến vụ sự kiện bà Nguyễn Phương Hằng cùng hacker N.H.K (sinh năm 1987, trú tại TPHCM, người được bà Hằng bỏ 1 tỷ thuê tìm ra người đứng sau tài khoản nói xấu nữ doanh nhân) livestream bóc phốt nhiều nghệ sĩ và đấu tố Võ Hoàng Yên, nhiều ý kiến băn khoăn với hành vi hack tài khoản mạng xã hội của người khác do hacker N.H.K tại sao chưa bị cơ quan chức năng "sờ gáy"? 

Thiếu nữ tâm thần chết trong lớp học khóa trái cửa... xử lý sao?

Liên quan đến vụ thiếu nữ 17 tuổi được phát hiện tử vong trong lớp học bị khóa trái cửa ở xã Ea Kuếh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, cơ quan chức năng cho biết nạn nhân bị tâm thần. Vậy trường hợp này sẽ xử lý thế nào?

Thiếu nữ tâm thần chết trong lớp học khóa trái cửa... xử lý sao?
Theo lãnh đạo Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (xã Ea Kuêh, H.Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) cháu H.N. Niê (SN 2004, ngụ buôn Wing, xã Ea Kuêh) bị bệnh tâm thần từ nhỏ và từng rất nhiều lần lên trường chơi.
Ngày 28/5, trường tổ chức lễ tổng kết và em H.N có lên trường chơi rồi trốn trong một phòng học của trường, do bảo vệ nhà trường không biết nên đã khóa cửa bên ngoài lại.

Đến sáng 19/6, giáo viên của trường đến dọn vệ sinh thì mới phát hiện thi thể thiếu nữ 17 tuổi trong lớp học và đã đến giai đoạn phân hủy. 

“Do phòng học này ở xa so với khu vực hành chính của trường, trường từng có tổ chức tập huấn hè nhưng không phát hiện ra. Nhà trường có lắp nhiều camera an ninh nên bảo vệ trường chỉ chú trọng những khu vực có máy móc, trang thiết bị và các phòng học, còn nơi xảy ra vụ việc chỉ có bàn ghế nên không đi kiểm tra. Ngoài ra, khi cháu H.N mất tích, người nhà của cháu H.N cũng từng lên trường tìm nhưng cũng không tới phòng học này” - vị lãnh đạo này thông tin trên tờ Công an TP.HCM.

Sai phạm ông Tất Thành Cang vụ chuyển nhượng 32ha đất "rẻ bèo"?

Liên quan đến sai phạm khi chuyển nhượng 32ha đất Phước Kiển với giá "rẻ bèo", ông Tất Thành Cang và 3 bị can khác bị khởi tố. Vậy cụ thể ông Cang đã sai phạm những gì? 

Sai phạm ông Tất Thành Cang vụ chuyển nhượng 32ha đất "rẻ bèo"?
Sai pham ong Tat Thanh Cang vu chuyen nhuong 32ha dat

Tối ngày 21/6, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Tất Thành Cang, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí liên quan đến vụ sai phạm 32ha đất Phước Kiển.

Sai pham ong Tat Thanh Cang vu chuyen nhuong 32ha dat

Cùng bị khởi tố tội danh trên còn có ông Phạm Văn Thông, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thành ủy; ông Phan Thanh Tân, Phó Chánh Văn phòng Thành ủy và ông Huỳnh Phước Long, nguyên Trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn thuộc Văn phòng Thành ủy. (Trong ảnh là ông Phạm Văn Thông)

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.