Tháng 1, VN-Index sẽ quanh vùng 1.120 -1.130 điểm: 6 cổ phiếu nên đầu tư

(Vietnamdaily) - Agriseco Research nghiêng về kịch bản VN-Index trong ngắn hạn quanh vùng 1.120 - 1.130 điểm nhằm giải tỏa áp lực chốt lời trước khi có cơ hội quay trở lại xu hướng tăng điểm.

Trong tháng 12/2023, TTCK Việt Nam đã tiếp tục mở rộng đà hồi phục lên vùng 1.130 điểm, tăng 3,27%, đánh dấu tháng hồi phục thứ 2 liên tiếp sau nhịp điều chỉnh mạnh hồi tháng 9. Khối lượng giao dịch giảm 16,1% so với tháng liền trước. Các nhóm ngành thu hút được dòng tiền và tăng điểm mạnh nhất trong tháng vừa qua bao gồm ngành bán lẻ (+11%), sản phẩm xây dựng (+10.8%), Dệt may và hàng xa xỉ (+7%).

Bước sang tháng 1/2024, VN-Index đã ghi nhận một nhịp tăng điểm tương đối dốc từ vùng 1.080 điểm và đang tiếp cận ngưỡng cản đáng lưu ý quanh 1.160 - 1.180 điểm.

Việc thị trường chứng khoán thế giới diễn biến không quá tích cực, tỷ giá có dấu hiệu nhích tăng trở lại và khối ngoại một lần nữa đẩy mạnh bán ròng có thể gây tác động tiêu cực lên tâm lý của các nhà đầu tư trong nước.

Do đó, Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) nghiêng về kịch bản VN-Index trong ngắn hạn sẽ trải qua các nhịp điều chỉnh đan xen với ngưỡng hỗ trợ gần được đặt quanh vùng 1.120 - 1.130 điểm nhằm giải tỏa áp lực chốt lời trước khi có cơ hội quay trở lại xu hướng tăng điểm.

Mặc dù vậy, Agriseco Research cho rằng, các nhịp điều chỉnh là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục của mình và thực hiện giải ngân trở lại đối với các cổ phiếu được hưởng lợi từ sóng BCTC quý 4/2023.

Sau khi chọn lọc kỹ lưỡng, các nhóm ngành được Agriseco Research đánh giá là đang ở vùng định giá hợp lý, có câu chuyện riêng và nhiều tiềm năng bứt phá trong tháng 1 bao gồm Đầu tư công, Ngân hàng, Công nghệ thông tin và Hàng không.

Trong đó các cổ phiếu nổi bật của ngành là HPG, HHV, MBB, STB, FPT và HVN.

Thang 1, VN-Index se quanh vung 1.120  -1.130 diem: 6 co phieu nen dau tu-Hinh-2
 Danh mục khuyến nghị tháng 1/2024 của Agriseco 

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Sản lượng bán hàng tiếp tục hồi phục các tháng gần đây. Tháng 12/2023, sản lượng bán hàng thép của HPG đạt 760 nghìn tấn, tăng 7% so với tháng trước và ghi nhận mức cao nhất từ đầu năm trở lại đây. Tính chung Q4/2023, sản lượng bán hàng của HPG đạt 2,18 triệu tấn thép, tăng 24,3% so cùng kỳ và tăng 12,8% so quý trước nhờ nhu cầu từ xây dựng dân dụng và đẩy mạnh triển khai các dự án xây dựng hạ tầng cuối năm. Luỹ kế cả năm 2023, sản lượng bán hàng của HPG đạt 7,5 triệu tấn, giảm 9% so với cùng kỳ.

Kỳ vọng năm 2024 sản lượng tiêu thụ của HPG được cải thiện nhờ: (1) Dự báo nhu cầu VLXD trong nước sẽ tăng trong năm 2024 nhờ những giải pháp gỡ khó của Chính phủ sẽ giúp thị trường BĐS bớt ảm đạm và kích thích nhu cầu từ xây dựng hạ tầng; (2) Kênh xuất khẩu sẽ là động lực tăng trưởng trong năm tới. Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Thế giới, năm 2024, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng 1,9% đạt 1.849 triệu tấn trong đó nhu cầu thép tại các thị trường xuất khẩu như Mỹ, Châu Âu dự kiến tăng lần lượt 1,6% và 5,8% so cùng kỳ.

Biên lợi nhuận gộp được cải thiện nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo giảm trong năm 2024: Theo World Bank, dự báo giá quặng sắt và than cốc giảm lần lượt 2,8% và 24% so với năm 2023, đạt 108 USD/tấn và 190 USD/tấn nhờ nguồn cung gia tăng trên toàn cầu trong khi đó giá thép có thể phục hồi trong thời gian tới với kì vọng ngành Bất động sản phục ấm dần lên vào năm 2024 và tồn kho ngành thấp giúp cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Triển vọng tăng trưởng dài hạn từ khu Liên Hợp Dung Quất 2. Hiện nay, HPG đang nỗ lực triển khai dự án Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2 với công suất 5,6 triệu tấn HRC/năm dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2025 giúp nâng công suất thép thô lên hơn 14 triệu tấn HRC/năm và là động lực tăng trưởng doanh thu trong dài hạn của HPG. Tính đến tháng 9/2023, dự án đã triển khai được 35% khối lượng công việc.

CTCP Đầu tư 2 Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV). Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công giúp cho doanh thu mảng xây lắp tăng trưởng tích cực: Theo TCTK, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt hơn 625 nghìn tỷ đồng, tăng 21,2% so với cùng kỳ và đạt 85,3% kế hoạch năm. Việc đẩy mạnh triển khai các dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam đã giúp cho doanh thu mảng xây lắp của HHV tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2022, đạt 328 tỷ đồng. Năm 2024, dự toán chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng 32,2% tổng chi NSNN, khoảng hơn 677 tỷ đồng chưa kể số dư từ năm 2023 chuyển sang. Đây là mức cao so với một số năm qua. Việc giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh trong những tháng cuối năm và năm tới sẽ là cú hích giúp doanh thu của HHV tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.

Mảng BOT tiếp tục có sự cải thiện tích cực: Tổng lưu lượng xe lưu thông qua các trạm thu phí có sự cải thiện đáng kể, tăng 30% so với cùng kỳ, nhờ việc đưa BOT Trung Lương – Mỹ Thuận vào vận hành. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận gộp trong 9T2023 đạt lần lượt 391 tỷ đồng (+2% so cùng kỳ) và 262 tỷ đồng (+9% so cùng kỳ).

Dự kiến trong năm 2024, mảng xây dựng tiếp tục là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong khi doanh thu mảng BOTsẽ có mức tăng trưởng trung bình 4% đối với mỗi dự án. Dự án Cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn với tổng lượng backlog là 1.700 tỷ đồng và dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 dài hơn 93km, tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ là yếu tố đóng góp chính vào doanh thu mảng xây dựng trong 2024.

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB). Ước tính KQKD Q4/2023 và cả năm 2023. Agriseco dự báo LNTT của MBB cả năm 2023 tăng trưởng 19% yoy, khoảng 27.000 tỷ đồng (vượt mức kế hoạch kinh doanh năm 2023 đề ra là 26.100 tỷ đồng), trong đó LNTT Q4/2023 tiếp tục ghi nhận tăng trưởng cao trên 40% YoY nhờ tín dụng được đẩy mạnh trong các tháng cuối năm 2023 đồng thời MBB tiếp tục phát huy được lợi thế về CASA, từ đó giúp tỷ lệ NIM tiếp tục được duy trì ở mức cao.

Kỳ vọng KQKD năm 2024 tiếp tục trên đà tăng trưởng. Bước sang năm 2024, chúng tôi kỳ vọng KQKD năm 2024 tiếp tục ghi nhận tăng trưởng cao 2 chữ số nhờ MBB có nhiều lợi thế cạnh tranh tạo tiền đề cho sự tăng trưởng bền vững như: (1) Chi phí huy động thấp giúp tỷ lệ NIM thuộc nhóm cao nhất ngành; (2) tăng trưởng tín dụng cao hơn bình quân ngành nhờ có thanh khoản tốt, tham gia vào tái cơ cấu ngân hàng yếu kém (Ngân hàng OCB) và thế mạnh trong cho vay các lĩnh vực đang tăng trưởng mạnh như năng lượng tái tạo; bất động sản và (3) hệ sinh thái toàn diện bao gồm nhiều dịch vụ tài chính có thể giúp thu hút được khách hàng & tạo cơ hội bán chéo sản phẩm nhằm đa dạng nguồn thu phát triển bền vững.

Định giá ở mức hấp dẫn khi P/B hiện tại của MBB là 1,1x lần, thấp hơn so với trung bình ngành và trung bình 5 năm trở lại đây trong khi khả năng sinh lời của MBB nằm trong top với ROE 23%.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB). Ước tính KQKD Q4/2023 và cả năm 2023 tiếp tục tăng trưởng tốt: Tính đến T11/2023, STB đã trích lập 100% dự phòng cho toàn bộ danh mục nợ tài sản tồn đọng còn lại chưa xử lý, chúng tôi dự báo LNTT quý 4/2023 và cả năm 2023 tăng trưởng lần lượt khoảng 40% và 50% so cùng kỳ được hỗ trợ tích cực bởi: (1) Tăng trưởng tín dụng tiếp tục được đẩy mạnh trong các tháng cuối năm, giúp thu nhập lãi thuần năm 2023 duy trì đà tăng trưởng trên 30% YoY và (2) Chi phí trích lập RRTD đã giảm đáng kể sau khi hoàn thành trích lập 100% các tài sản tồn đọng trong năm 2023.

Kỳ vọng STB bước sang giai đoạn tăng trưởng mới sau khi hoàn thành Đề án tái cấu trúc. Với số liệu kinh tế vĩ mô cuối năm 2023 có nhiều tín hiệu khởi sắc cùng với mặt bằng lãi suất thấp và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhằm thúc đẩy kinh tế sẽ thúc đẩy nhu cầu tín dụng tăng cao trong đầu năm 2024, Agriseco kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của STB năm tới sẽ tiếp tục ở mức cao.

Bên cạnh đó, STB đã hoàn thành triển khai Basel III trong năm 2023, chất lượng tài sản duy trì tốt với các hệ số an toàn vốn đều đáp ứng tốt yêu cầu của NHNN. Điều này sẽ hỗ trợ STB có thêm triển vọng được nới rộng hạn mức tăng trưởng tín dụng trên 11% trong năm 2024, mở ra dư địa tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn tới. Ngoài ra, chúng tôi ước tính STB sẽ ghi nhận kết quả thu hồi lớn trong năm nay, khoảng 19.000 tỷ đồng từ việc thanh lý thành công tài sản thế chấp 32,5% cổ phần STB phong tỏa tại VAMC và tối thiểu 7.900 tỷ đồng từ đấu giá KCN Phong Phú.

Định giá hấp dẫn. Tỷ lệ P/B hiện tại là 1,1x thấp hơn so với trung bình 5 năm quá khứ và trung bình ngành. Dự kiến tỷ lệ ROE 2024F của STB sẽ khoảng 20-24%, thuộc top đầu ngành khi hoàn thành tái cấu trúc.

CTCP FPT (FPT). KQKD 2023 dự kiến vượt kế hoạch. Agriseco dự báo doanh thu và lợi nhuận Quý 4/2023 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng 2 chữ số 18 - 20% so cùng kỳ. Theo đó, doanh thu và LNTT 2023 ước tính tăng trưởng trên 20%, vượt kế hoạch đề ra cả năm nhờ doanh thu mảng công nghệ xuất khẩu phần mềm và mảng giáo dục tăng tích cực.

Triển vọng kinh doanh 2024. Agriseco Research dự báo doanh thu và LNTT tăng trưởng 20% so cùng kỳ nhờ: (1) Khối Công nghệ (+23%) - mảng xuất khẩu phần mềm ước tăng 28%. Chiến lược M&A các công ty công nghệ tại thị trường đối tác lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, APAC dự kiến sẽ đóng góp tích cực vào doanh số hợp đồng ký mới. Thị trường Nhật Bản dự kiến tăng trưởng 30%; Mỹ, châu Âu khả năng sẽ phục hồi dần nhờ lợi ích từ việc M&A. Doanh thu chuyển đổi số tăng 35 – 40% nhờ đẩy mạnh doanh thu từ Cloud, AI. Mảng CNTT trong nước kỳ vọng hồi phục chậm với tốc độ 7-10%. (2) Khối Viễn thông (+10%) – mảng dịch vụ viễn thông ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng 10% nhờ đóng góp từ mảng PayTV và Datacenter. (3) Khối Giáo dục (+28%) - nhờ nhu cầu học công nghệ tăng cao.

Tiềm năng tăng trưởng dài hạn nhờ hưởng lợi từ xu hướng đẩy mạnh đầu tư CNTT toàn cầu: Chi tiêu cho CĐS toàn cầu dự báo có mức tăng trưởng cao hơn 16% CAGR giai đoạn 2022 - 2025 (Gartner). Trong đó, các công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số: Cloud, Bigdata, AI, Blockchain, IoT dự kiến tăng trưởng mạnh hơn 20% CAGR. Các năm trở lại đây, xu hướng ứng dụng AI ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là các ứng dụng trợ lý ảo như chat GPT, Bing AI. Theo đó, Agriseco đánh giá tích cực với tiềm năng tăng trưởng dài hạn của FPT do đây là cổ phiếu đầu ngành công nghệ, đang tập trung đẩy mạnh phát triển các công nghệ chuyển đổi số (AI, IoT...) với tốc độ tăng trưởng bền vững cùng chính sách duy trì cổ tức đều đặn. FPT kỳ vọng được hưởng lợi từ xu hướng chuyển đổi số toàn cầu cũng như tiềm năng tăng trưởng lớn của ngành bán dẫn tại Việt Nam trong vài năm tới.

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (HVN). Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam phục hồi: Tính chung năm 2023, vận tải hành khách ước đạt 4.679,3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 12,3% so cùng kỳ. Nguyên nhân là do lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trở lại trong năm vừa qua, đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022. Điều này đã tạo điều kiện giúp cho HVN phục hồi hoạt động khai thác mở thêm 4 đường bay quốc tế mới và vận chuyển trên 21 triệu lượt khách (tương đương 92% so với năm 2019).

Dòng tiền SXKD 2024 được kỳ vọng sẽ cân bằng hơn nhờ đề án tái cơ cấu: Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 16/12, ban lãnh đạo dự báo cả năm 2023, kết quả LNTT hợp nhất của HVN lỗ 6.100 tỷ đồng. Tổng doanh thu hợp nhất trong ước đạt khoảng 92.000 tỷ đồng, vượt 1,4% so với kế hoạch và tăng gần 30% so cùng kỳ. HVN thông báo đã hoàn thành việc xây dựng đề án tái cơ cấu công ty và đang trình để các cấp lãnh đạo và Chính phủ thông qua. Từ năm 2024 trở đi công ty có thể tự cân bằng dòng tiền để tổ chức SXKD mà không cần hỗ trợ, qua đó khắc phục khả năng bị hủy niêm yết.

Cơ sở pháp lý giúp duy trì việc niêm yết cho cổ phiếu của HVN: Theo khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, cổ phiếu có kết quả SXKD thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số VDL thực góp hoặc VCSH âm trong BCTC kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét sẽ bị hủy bỏ niêm yết. UBCKNN đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155. Theo đó, dự thảo bổ sung khoản 7 Điều 120 như sau: "Trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định".

Thị giá tăng hơn 100%, Chứng khoán Tiên Phong chào bán 100 triệu cổ phiếu

(Vietnamdaily) - CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) vừa thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.

Theo đó, ORS dự kiến chào bán 100 triệu cổ phiếu với giá chào bán 10.000 đồng/cp nhằm huy động thêm 1.000 tỷ đồng. Thời gian nhận đăng ký mua: Từ ngày 5/2 đến ngày 11/3.

Chứng khoán ngày 9/1: Thấy gì từ KQKD sơ bộ của BIDV, CTG và VCB

(Vietnamdaily) - Chứng khoán Vietcap (VCSC) đã đưa ra nhận định gì từ kết quả kinh doanh sơ bộ của 3 ngân hàng BIDV, VietinBank và Vietcombank?

BID: KQKD sơ bộ năm 2023 vượt kỳ vọng

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BID) công bố kết quả sơ bộ với LNTT năm 2023 đạt 27,4 nghìn tỷ đòng (+19,1% YoY), hoàn thành 106% dự báo cả năm của VCSC.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.