“Thần Sấm” Tor - kẻ bảo vệ thầm lặng cho các lực lượng Nga

Tổ hợp tên lửa phòng không Tor đã được khẳng định trên chiến trường thực tế và nhất là trong Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

“Thần Sấm” Tor - kẻ bảo vệ thầm lặng cho các lực lượng Nga

Trong Chiến dịch quân sự đặc biệt, quân đội Nga đã triển khai và duy trì một hệ thống phòng không nhiều tầng lớp để bảo vệ các lực lượng bộ binh. Và thành phần chính của hệ thống đó là các tên lửa phòng không thuộc họ Tor. Nó thường xuyên được sử dụng trong nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không khác nhau, kể cả những mục tiêu phức tạp nhất, nhỏ nhất như máy bay không người lái hay các vũ khí chính xác cao.

Tờ Reporter của Nga cho biết, trong chiến dịch quân sự này Ukraine cố gắng sử dụng nhiều loại vũ khí trên không để làm thiệt hại lực lượng, phương tiện của Nga. Các hệ thống máy bay không người lái với đầy đủ kích thước được sử dụng rộng rãi để trinh sát và tấn công. 

Ngoài ra, các loại đạn pháo phản lực cũng là một mối đe dọa với quân Nga. Chính vì vậy, ở cấp sư đoàn và lữ đoàn của quân đội Nga sẽ có các tổ hợp phòng không Tor-M2 và Tor-M2U. Chúng được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu trên không ở khu vực gần và bổ trợ cho các hệ thống phòng không tầm xa hơn như các tên lửa thuộc họ Buk.

Hoạt động chiến đấu hiệu quả của hệ thống phòng không Tor-M2, Tor-M2U đã góp phần thay đổi cục diện tình hình trên không trong chiến dịch quân sự của Nga. Phòng không Nga đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho lực lượng không quân Ukraine.

“Than Sam” Tor - ke bao ve tham lang cho cac luc luong Nga
Kíp chiến đấu Tor-M2U tại nơi làm việc 

Tuy chưa có một số liệu thống kê chính xác về hiệu quả tiêu diệt của tổ hợp phòng không này, nhưng hầu như mỗi ngày Nga đều có báo cáo về việc nó tiêu diệt thành công các UAV và các tên lửa của Ukraine. Nhờ đó các máy bay, trực thăng, UAV của Ukraine xuất hiện ngày càng ít và giúp cho lực lượng và các khu định cư của Nga hạn chế được bị tấn công. 

Hệ thống tên lửa phòng không thuộc họ Tor đầu tiên là 9K330 Tor được phát triển từ giữa những năm 70 của thế XX và cải tiến lần đầu vào năm 1986. Sau đó, nó đã được hiện đại hóa nhiều lần với nhiều phiên bản khác nhau như tổ hợp phòng không Tor-M2 và Tor-M2U.

Trong quá trình phát triển, “Tor” vẫn giữ nguyên kiến trúc và nguyên tắc làm việc tổng thể, chỉ thay thế một số thành phần nhất định. Tuy nhiên, phiên bản Tor-M2U lại hiện đại và có những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với hệ thống phòng không 9K330 ban đầu.

“Than Sam” Tor - ke bao ve tham lang cho cac luc luong Nga-Hinh-2
 Tổ hợp phòng không Tor-M2 vào vị trí chiến đấu

Toàn bộ các thành phần của tổ hợp Tor bao gồm bệ phóng, radar cảnh giới, thiết bị dẫn bắn và trung tâm chỉ huy. Tổ hợp Tor hiện đại được thiết kế trên khung gầm của xe chiến đấu 92330, với kíp chiến đấu 4 người (lái xe và 3 vận hành viên).

Xe chiến đấu 9A331M2 có thể hoạt động độc lập để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ hoặc là một phần của đơn vị phòng không. Ngoài ra, Tor cũng có phiên bản bánh lốp và phiên bản cố định. Tor có radar tìm kiếm được đặt ở phía trên tháp pháo và radar theo dõi được đặt ở phía trước, cùng với 8 tên lửa sẵn sàng được phóng đặt thẳng đứng giữa 2 radar.

Radar tìm kiếm của Tor là radar xung Doppler quét 3 chiều sử dụng băng tần F với ănten hình parabol cụt bao quát góc phương vị 32o, với đầu ra vào khoảng 1.5 kW, cung cấp khả năng bao quát khu vực có bán kính 25 km. 

Radar dẫn bắn của Tor là một radar xung Doppler sử dụng băng tần G hoặc băng tần H (các phiên bản sau này sử dụng băng tần K) với ăngten quét mảng pha điện tử bị động. Đây là loại radar mảng pha được thiết kế để giám sát tình hình trên không trong bán kính ít nhất 30 km. 

“Than Sam” Tor - ke bao ve tham lang cho cac luc luong Nga-Hinh-3
 Tổ hợp Tor-M1 tham gia Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine

Phiên bản đời đầu của Tor chỉ có thể dẫn bắn một mục tiêu cùng lúc bằng hai tên lửa. Các phiên bản sau này (Tor-M1 và M2E) cùng với một máy tính điều khiển hỏa lực cho phép dẫn bắn hai mục tiêu với Tor-M1 và bốn mục tiêu với Tor-M2E, cùng lúc bằng bốn tên lửa như Tor-M1 và tám tên lửa là Tor-M2E. 

Đối với những phiên bản sau này của Tor sử dụng tên lửa dẫn đường phòng không 9M338K phát triển. Tên lửa này được cải tiến có thể tăng gấp đôi lượng nổ. Tên lửa dài khoảng 2,9 m và nặng khoảng163 kg, bay với tốc độ lên tới 1.000 m/s. Phạm vi phá hủy lên đến 12 km, chiều cao 10 km. Tên lửa mang theo đầu đạn phân mảnh có sức nổ mạnh nặng khoảng 15kg.

Trong quá trình chiến đấu, trạm phát hiện mục tiêu (SOC) xác định tọa độ của mục tiêu và đưa ra chỉ định mục tiêu cho trạm dẫn đường (SN). Sau đó máy tính bắt đầu xử lý thông tin và đưa ra chỉ dẫn cho tên lửa.

Kể từ tháng 2/2022, trong thời gian thực hiện chiến dịch đặc biệt vừa qua, các phiên bản hiện đại của Tor đã thể hiện rất tốt khả năng phát hiện và tiêu diệt mọi mối đe dọa từ máy bay, UAV cho đến tên lửa các loại. Như vậy, quân đội và ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã cho ra đời một hệ thống phòng không sẵn sàng cho mọi thử thách trên chiến trường.

Phi đội máy bay ném bom tàng hình của Mỹ hoạt động trở lại

Phi đội máy bay ném bom tàng hình duy nhất của Mỹ cuối cùng cũng hoạt động trở lại sau nửa năm gặp sự cố, phải dẫn đến việc cấm bay; trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Nga tiếp tục diễn biến căng thẳng.

Phi đội máy bay ném bom tàng hình của Mỹ hoạt động trở lại
Phi doi may bay nem bom tang hinh cua My hoat dong tro lai

Phi đội máy bay ném bom tàng hình duy nhất của Lực lượng Không quân chiến lược Mỹ, thuộc Phi đoàn ném bom thứ 509, có trụ sở tại Căn cứ Không quân Whiteman, đã hoạt động trở lại sau 6 tháng tạm dừng vì tai nạn. Ảnh: Defence.

Xe tăng M1 Abrams tác chiến ra sao trong tay quân đội Ukraine?

Ngay trong lần đầu tiên thực chiến, “Quái vật tăng” M1 Abrams của Quân đội Mỹ đã vượt mặt hàng chục xe tăng T-72 có nguồn gốc Liên Xô tại chiến trường Iraq; vậy M1 Abrams liệu có cơ hội như vậy ở chiến trường Ukraine?

Xe tăng M1 Abrams tác chiến ra sao trong tay quân đội Ukraine?
Xe tang M1 Abrams tac chien ra sao trong tay quan doi Ukraine?

Xe tăng M1 Abrams của Mỹ. Nguồn Wikipedia 

Cuộc đấu tăng hơn 30 năm về trước ở chiến trường Iraq

Huyền thoại MiG-21 của Ấn Độ chuẩn bị từ giã bầu trời

Máy bay chiến đấu siêu thanh đầu tiên của Ấn Độ, vũ khí đã “tàn sát” các máy bay chiến đấu của Pakistan có nguồn gốc từ Mỹ chuẩn bị “treo giày” sau hơn 60 năm phục vụ trong lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF).

Huyền thoại MiG-21 của Ấn Độ chuẩn bị từ giã bầu trời
Huyen thoai MiG-21 cua An Do chuan bi tu gia bau troi
Máy bay MiG-21 Bison của Ấn Độ. (Ảnh: Pipanews) 

Thiết kế mang tính biểu tượng của MiG-21

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.