Thần Châu-13 của Trung Quốc thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên

Chiều 7/11, các phi hành gia TQ đã thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên. Đây cũng là lần đầu nước này đưa một nữ phi hành gia ra ngoài không gian.

Thần Châu-13 của Trung Quốc thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên

Vào lúc 1 giờ 16 phút sáng 08/11, 2 trong 3 thành viên tàu Thần Châu-13 là Trác Chí Cương và Vương Á Bình đã hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên kéo dài trong khoảng 6,5 giờ và trở về modul lõi Thiên Hòa của trạm vũ trụ.

Cơ quan Không gian có người lái Trung Quốc (CMSA) cho biết, đây là chuyến đi bộ ngoài không gian thứ 3 trong giai đoạn xây dựng trạm vũ trụ của nước này, nhằm xác minh hiệu suất của bộ đồ không gian do Trung Quốc sản xuất, khả năng làm việc của các phi hành gia với cánh tay robot, cũng như độ tin cậy và an toàn của các thiết bị hỗ trợ.

Than Chau-13 cua Trung Quoc thuc hien chuyen di bo ngoai khong gian dau tien

Hình ảnh nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian. Ảnh: Tân Hoa xã.

Cũng theo cơ quan này, cuộc đi bộ ngoài không gian ngày 7/11 là cuộc đi bộ đầu tiên trong lịch sử của nước này được thực hiện bởi một phi hành gia nam và một phi hành gia nữ.

Với thành tích này, nữ phi hành gia Vương Á Bình đã trở thành người phụ nữ đầu tiên của Trung Quốc bước ra ngoài không gian, đồng thời giúp bổ sung thêm thành viên vào đội ngũ nữ phi hành gia toàn cầu đã thực hiện các chuyến đi tương tự. Trước Vương, tính đến tháng 10/2019, toàn thế giới đã có 15 phụ nữ tham gia 42 cuộc đi bộ ngoài không gian kể từ năm 1984.

Cũng trong ngày 07/11, phi hành đoàn tàu Thần Châu-13 đã lần đầu tiên tiến hành cuộc diễn tập sơ tán khẩn cấp trên quỹ đạo sau khi ở trong vũ trụ được 23 ngày.

Theo bà Vương Xuân Tuệ, Phó thiết kế trưởng Hệ thống Phi hành gia của Trung tâm Phi hành gia Trung Quốc, môi trường trong không gian vô cùng phức tạp và nguy hiểm, một trong những mối đe dọa chính mà trạm vũ trụ phải đối mặt là tác động của các mảnh vỡ bên ngoài. Mục đích chính của cuộc diễn tập này là để đảm bảo rằng các phi hành gia có thể sơ tán an toàn sau khi trạm vũ trụ bị hư hại và giảm áp suất.

Được biết, tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-13 được phóng lên không gian hôm 16/10. Sứ mệnh của con tàu này là nhằm xác minh các công nghệ đảm bảo sức khỏe, cuộc sống và công việc của các phi hành gia trên quỹ đạo trong thời gian dài ở trên trạm vũ trụ.

Sau chuyến đi bộ đầu tiên, phi hành đoàn Thần Châu-13 sẽ còn thực hiện thêm 1 hoặc 2 chuyến đi bộ ngoài không gian khác trong thời gian 6 tháng ở trên trạm vũ trụ./.

Ảnh tàu vũ trụ có người lái của TQ trên bệ phóng

Ảnh tàu vũ trụ có người lái của TQ trên bệ phóng
Tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 9 của Trung Quốc đã sẵn sàng trên bệ phóng, để chuẩn bị cho “nụ hôn vũ trụ” vào giữa tháng 6 này, khi tàu ghép nối với khoang vũ trụ Thiên Cung 1 đang ở trong quỹ đạo trái đất.

Tàu Thần Châu 9, tên lửa đẩy Trường Chinh 2F và tháp phóng được chuyển theo phương thẳng đứng tới Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc, ngày 9/6.
 
Thần Châu 9 sẽ được phóng vào khoảng giữa tháng 9, trong sứ mệnh có người lái đầu tiên nhằm ghép nối với khoang vũ trụ Thiên Cung 1 trong quỹ đạo.
 
Đây là một phần trong chương trình không gian đầy tham vọng của Trung Quốc, nhằm xây dựng một trạm vũ trụ của riêng nước này vào năm 2020.
 
Đường ray đưa Thần Châu 9, tên lửa đẩy đến bệ phóng.
 
Thần Châu 9 và tên lửa đẩy đã sẵn sàng trên bệ phóng.
 
Năm 2008, Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay đầu tiên đưa người vào quỹ đạo trái đất.
 
Trước Thần Châu 9, Thần Châu 8 đã thực hiện "nụ hôn vũ trụ" với Thiên Cung 1 vào tháng 11 năm ngoái.
 
Tuy nhiên đây là "nụ hôn vũ trụ" đầu tiên của một tàu vũ trụ có người lái của Trung Quốc.

Theo Dantri/Xinhua

UFO xuất hiện khi phóng tàu Thần Châu 9?

UFO xuất hiện khi phóng tàu Thần Châu 9?

Hôm 16/6 vừa qua, vào đúng lúc tàu vũ trụ Thần Châu 9 của Trung Quốc mang theo nhà du hành nữ đầu tiên rời bệ phóng, thì trên bầu trời xuất hiện 2 vật thể bay lạ (UFO).

Khi tàu vũ trụ Thần Châu 9 rời bệ phóng, bay lên đạt độ cao 15.000m thì thì trên bầu trời xuất hiện 2 vật thể bay lạ. Trong đoạn video quay cảnh phóng tàu, có thể nhìn thấy 2 vật thể bay lạ bay qua cao trên tên lửa ở đoạn 4 phút 11 giây.

Tàu vũ trụ Thần Châu 9 rời bệ phóng
Tàu vũ trụ Thần Châu 9 rời bệ phóng

Cận cảnh tàu vũ trụ Thần Châu 9 trở về trái đất

Cận cảnh tàu vũ trụ Thần Châu 9 trở về trái đất
Ba phi hành gia Trung Quốc vừa trở về trái đất an toàn vào sáng 29/6 sau khi hoàn thành sứ mệnh khớp nối tự động và bằng tay với trạm vũ trụ quốc tế.
[links()]
Khoang trở về của tàu vũ trụ Thần Châu-9 vừa đáp xuống vùng phía bắc của khu vực tự trị Nội Mông đúng như kế hoạch. Các nhân viên y tế cho biết sức khỏe của các phi hành gia đều tốt.

Thần Châu-9 kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình một cách hoàn hảo sau khi được phóng lên vũ trụ hôm 16/6 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, thuộc vùng sa mạc Gobi thuộc miền tây bắc Trung Quốc.

Chuyến hạ cánh của Thần Châu-9
Ba phi hành gia Trung Quốc vừa trở về trái đất an toàn vào sáng 29/6
Ba phi hành gia Jing Haipeng, Liu Wang và Liu Yang thao tác thành công 2 cuộc khớp nối tự động và khớp nối bằng điều khiển tay với module Thiên Cung-1, chứng tỏ Trung Quốc đã đạt được công nghệ khớp nối trên quỹ đạo nhằm thực hiện những chuyến vận chuyển người và hàng hóa vào vũ trụ. Nước này đang thực hiện tham vọng xây trạm vũ trụ riêng vào năm 2020.

Pamela Melory, cựu phi công của NASA, thừa nhận tầm quan trọng của công nghệ khớp nối. "Đây thực sự là thành tựu ấn tượng, và rất khó thực hiện. Đối với những người đam mê khám phá vũ trụ, chúng tôi chúc mừng thành công của họ", Melory nói.

Từ khi bắt tay thực hiện dự án phóng tàu vũ trụ có người lái vào năm 1992, Trung Quốc đã đầu tư 39 tỷ NDT (127.000 tỷ đồng) cho chương trình.

Mỹ và Liên Xô (cũ) dẫn đầu thế giới về công nghệ đưa người và hàng vào vũ trụ. Mỹ thực hiện khớp nối vào năm 1966. Trung Quốc nay trở thành nước thứ 3 thể hiện khả năng kỹ thuật và kiến thức đủ để thực hiện nhiệm vụ này.

Hành trình chinh phục không gian của Trung Quốc đã đạt được những dấu ấn đáng kể. Năm 2003, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu-5 cùng một phi hành gia. Hai năm sau, Thần Châu-6 mang theo hai phi hành gia vào vũ trụ. Năm 2008, ba phi hành gia của nước này lên vũ trụ bằng tàu Thần Châu-7.

Năm 2007 và 2010, Trung Quốc hai lần phóng tàu thăm dò Hằng Nga đến quỹ đạo Mặt trăng nhằm hiện thực hóa việc đáp tàu xuống bề mặt mặt trăng vào năm 2013.

Dưới đây là một số hình ảnh về chuyến hạ cánh của Thần Châu-9:
Chuyến hạ cánh của Thần Châu-9
 
Chuyến hạ cánh của Thần Châu-9
 

chuyến hạ cánh của Thần Châu-9
 
Chuyến hạ cánh của Thần Châu-9
 
Chuyến hạ cánh của Thần Châu-9
 
chuyến hạ cánh của Thần Châu-9
 
chuyến hạ cánh của Thần Châu-9
 
chuyến hạ cánh của Thần Châu-9
 
chuyến hạ cánh của Thần Châu-9
chuyến hạ cánh của Thần Châu-9
chuyến hạ cánh của Thần Châu-9
 
chuyến hạ cánh của Thần Châu-9
 

(Theo ĐVO, Tân Hoa xã, Reuters, AP)

Đọc nhiều nhất

Tin mới