Tham vọng "Đập Tam Hiệp không gian" của Trung Quốc có gì đặc biệt?

Tham vọng "Đập Tam Hiệp không gian" của Trung Quốc có gì đặc biệt?

Giới khoa học Trung Quốc vừa công bố kế hoạch táo bạo xây trạm năng lượng mặt trời vũ trụ bằng tên lửa siêu nặng. Dự án được ví như "Đập Tam Hiệp ngoài Trái Đất", hứa hẹn đột phá năng lượng.

Nhằm đối phó với khủng hoảng năng lượng trong tương lai, nhiều cường quốc tiêu tốn không ít tiền của, công sức nhằm nghiên cứu các cách thức khai thác năng lượng mới. Trong đó, Mặt trời là nguồn năng lượng sẵn có vô tận được nhắm đến nhiều nhất. Ảnh: AI creat.
Nhằm đối phó với khủng hoảng năng lượng trong tương lai, nhiều cường quốc tiêu tốn không ít tiền của, công sức nhằm nghiên cứu các cách thức khai thác năng lượng mới. Trong đó, Mặt trời là nguồn năng lượng sẵn có vô tận được nhắm đến nhiều nhất. Ảnh: AI creat.
Những nhà máy điện năng lượng mặt trời được lắp đặt trong những năm qua. Nhưng dường như nhân loại vẫn chưa hài lòng vì những hạn chế về hiệu suất do thời tiết cũng như thời gian được chiếu sáng trên Trái đất. Ảnh: SCMP.
Những nhà máy điện năng lượng mặt trời được lắp đặt trong những năm qua. Nhưng dường như nhân loại vẫn chưa hài lòng vì những hạn chế về hiệu suất do thời tiết cũng như thời gian được chiếu sáng trên Trái đất. Ảnh: SCMP.
Vì lẽ đó, các cường quốc không gian theo đuổi tham vọng đưa các tấm pin quang năng lên vũ trụ nhằm khai thác nguồn năng lượng mạnh mẽ hơn và xuyên suốt. Nhưng có vẻ như mọi thứ vẫn còn rất xa vời, thậm chí có phần rất viễn vông đối với phương án này. Ảnh JASA.
Vì lẽ đó, các cường quốc không gian theo đuổi tham vọng đưa các tấm pin quang năng lên vũ trụ nhằm khai thác nguồn năng lượng mạnh mẽ hơn và xuyên suốt. Nhưng có vẻ như mọi thứ vẫn còn rất xa vời, thậm chí có phần rất viễn vông đối với phương án này. Ảnh JASA.
Từ những nước khởi phát như Mỹ, Nhật hay các nước châu Âu đến Nga, Trung Quốc đều phát triển từng phần hoặc đồng bộ những công nghệ liên quan nhắm đến việc xây dựng những cỗ "năng lượng bay" trong không gian. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa quốc gia nào có những bước đột phá quan trọng. Ảnh: ZH-CN.
Từ những nước khởi phát như Mỹ, Nhật hay các nước châu Âu đến Nga, Trung Quốc đều phát triển từng phần hoặc đồng bộ những công nghệ liên quan nhắm đến việc xây dựng những cỗ "năng lượng bay" trong không gian. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa quốc gia nào có những bước đột phá quan trọng. Ảnh: ZH-CN.
Trung Quốc, vốn nổi tiếng về "độ khủng" của tất cả những gì họ tạo ra cũng nuôi tham vọng đưa cả đập Tam Hiệp lên không gian. Các nhà khoa học Trung Quốc nuôi ý định tạo một trạm năng lượng không gian quy mô khổng lồ để giải quyết bài toán năng lượng mà họ đối mặt nhiều năm gần đây do nhu cầu phát triển quá nhanh. Ảnh: Xinhua.
Trung Quốc, vốn nổi tiếng về "độ khủng" của tất cả những gì họ tạo ra cũng nuôi tham vọng đưa cả đập Tam Hiệp lên không gian. Các nhà khoa học Trung Quốc nuôi ý định tạo một trạm năng lượng không gian quy mô khổng lồ để giải quyết bài toán năng lượng mà họ đối mặt nhiều năm gần đây do nhu cầu phát triển quá nhanh. Ảnh: Xinhua.
Một nhà khoa học Trung Quốc ví von dự án này như "một công trình  Đập Tam Hiệp ngoài không gian". Trong giới khoa học quốc tế, đây được coi là "Dự án Manhattan" của ngành năng lượng.
Một nhà khoa học Trung Quốc ví von dự án này như "một công trình Đập Tam Hiệp ngoài không gian". Trong giới khoa học quốc tế, đây được coi là "Dự án Manhattan" của ngành năng lượng.
Ưu điểm của các trạm này là có thể thu thập năng lượng mà không bị ảnh hưởng bởi mùa hay chu kỳ ngày đêm. Hơn nữa, mật độ năng lượng ở không gian cao hơn nhiều - gấp khoảng 10 lần so với trung bình trên bề mặt Trái đất. Ảnh minh họa.
Ưu điểm của các trạm này là có thể thu thập năng lượng mà không bị ảnh hưởng bởi mùa hay chu kỳ ngày đêm. Hơn nữa, mật độ năng lượng ở không gian cao hơn nhiều - gấp khoảng 10 lần so với trung bình trên bề mặt Trái đất. Ảnh minh họa.
Mọi phương án đều được nghiên cứu, tính toán, tuy nhiên điểm mấu chốt nhất vẫn là phương án truyền tải năng lượng từ quỹ đạo về trái đất. Nói cách khác, việc truyền tải không dây mội khối năng lượng khổng lồ quy mô cỡ nhà máy phát điện là vô cùng khó khăn. Ảnh: Santaihu
Mọi phương án đều được nghiên cứu, tính toán, tuy nhiên điểm mấu chốt nhất vẫn là phương án truyền tải năng lượng từ quỹ đạo về trái đất. Nói cách khác, việc truyền tải không dây mội khối năng lượng khổng lồ quy mô cỡ nhà máy phát điện là vô cùng khó khăn. Ảnh: Santaihu
Giải pháp truyền tải điện không dây ưu việt nhất hiện tại là sử dụng công nghệ vi sóng (Microwave Array for Power-transfer Low-orbit Experiment). Tuy nhiên, để có thể truyền với khoảng cách từ quỹ đạo tầm thấp (2 nghìn km) là cả một vấn đề về tính kinh tế, hiệu suất và trên hết là an toàn. Ảnh: MAPLE
Giải pháp truyền tải điện không dây ưu việt nhất hiện tại là sử dụng công nghệ vi sóng (Microwave Array for Power-transfer Low-orbit Experiment). Tuy nhiên, để có thể truyền với khoảng cách từ quỹ đạo tầm thấp (2 nghìn km) là cả một vấn đề về tính kinh tế, hiệu suất và trên hết là an toàn. Ảnh: MAPLE
Nhiều tổ chức bao gồm cả chính phủ, quân đội lẫn các công ty tư nhân đều tham gia nghiên cứu độc lập hoặc hợp tác nghiên cứu. Gần đây nhất thì có Viện Công nghệ California (Caltech, Mỹ) họ tuyên bố thử nghiệm thành công một module nhỏ truyền tải như vậy. Nhưng con số quan trọng nhất là hiệu suất thì không được nhắc đến. Ảnh: Caltech
Nhiều tổ chức bao gồm cả chính phủ, quân đội lẫn các công ty tư nhân đều tham gia nghiên cứu độc lập hoặc hợp tác nghiên cứu. Gần đây nhất thì có Viện Công nghệ California (Caltech, Mỹ) họ tuyên bố thử nghiệm thành công một module nhỏ truyền tải như vậy. Nhưng con số quan trọng nhất là hiệu suất thì không được nhắc đến. Ảnh: Caltech
Quan trọng hơn nữa, tia vi sóng sử dụng để truyền tải có mức bức xạ rất lớn. Rất không an toàn nên cần phải sử dụng những vật liệu triệt tiêu bức xạ che chắn xung quanh. Thử tưởng tượng, nếu mô hình này có quy mô lên đến hàng trăm megawatt sẽ nguy hiểm nhường nào? Ảnh: Caltech
Quan trọng hơn nữa, tia vi sóng sử dụng để truyền tải có mức bức xạ rất lớn. Rất không an toàn nên cần phải sử dụng những vật liệu triệt tiêu bức xạ che chắn xung quanh. Thử tưởng tượng, nếu mô hình này có quy mô lên đến hàng trăm megawatt sẽ nguy hiểm nhường nào? Ảnh: Caltech
Chưa kể, với quy mô khổng lồ của những tấm ping quang năng và các kết cấu truyền phát trên vệ tinh khi không được che chắn sẽ là cực kỳ nguy hiểm trong trường hợp va chạm với các thiên thạch hay các vệ tinh nhân tạo khác. Ngoài ra còn có các lo ngại khi các hệ thống này bị lạm dụng như một loại vũ khí không gian. Ảnh: Caltech
Chưa kể, với quy mô khổng lồ của những tấm ping quang năng và các kết cấu truyền phát trên vệ tinh khi không được che chắn sẽ là cực kỳ nguy hiểm trong trường hợp va chạm với các thiên thạch hay các vệ tinh nhân tạo khác. Ngoài ra còn có các lo ngại khi các hệ thống này bị lạm dụng như một loại vũ khí không gian. Ảnh: Caltech
Chính vì vậy, mặc dù đã có ý tưởng từ 20 năm trước, cho đến nay chưa có nước nào thực sự có được những bước tiến đáng kể vượt ra ngoài những ...thí nghiệm. Điện năng lượng mặt trời không gian vì thế vẫn đang dừng lại ở mức độ "tiềm năng". Ảnh: MESA Solar
Chính vì vậy, mặc dù đã có ý tưởng từ 20 năm trước, cho đến nay chưa có nước nào thực sự có được những bước tiến đáng kể vượt ra ngoài những ...thí nghiệm. Điện năng lượng mặt trời không gian vì thế vẫn đang dừng lại ở mức độ "tiềm năng". Ảnh: MESA Solar
Mời độc giả xem thêm video "Tiềm năng của điện mặt trời không gian"

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.