Thăm phiến đá “thi hài không đầu” của nàng Mỵ Châu

Thăm phiến đá “thi hài không đầu” của nàng Mỵ Châu

(Kiến Thức) - Dân làng Cổ Loa còn lưu truyền câu chuyện phiến đá nàng Mỵ Châu ban đầu nhỏ hơn bây giờ rất nhiều nhưng sau một thời gian cứ lớn dần lên... 

Nằm trong khuôn viên đình Ngự Triều Di Quy ở khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), am Mỵ Châu thờ  nàng Mỵ Châu, vị công chúa bị vua An Dương Vương chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa.
Nằm trong khuôn viên đình Ngự Triều Di Quy ở khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), am Mỵ Châu thờ nàng Mỵ Châu, vị công chúa bị vua An Dương Vương chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa.
Am toạ lạc trên diên tích rộng hơn 900 m2, mặt bằng kiến trúc được bố cục theo dạng “tiền Nhất, hậu Đinh”, gồm các tòa tiền tế, trung đường và hậu cung.
Am toạ lạc trên diên tích rộng hơn 900 m2, mặt bằng kiến trúc được bố cục theo dạng “tiền Nhất, hậu Đinh”, gồm các tòa tiền tế, trung đường và hậu cung.
Hậu cung của am là nơi thờ một phiến đá có hình dáng của một người cụt đầu ngồi theo thế xếp bằng, hai tay đặt song song và bàn tay đặt lên đầu gối, tương truyền là di thể không đầu của nàng Mỵ Châu.
Hậu cung của am là nơi thờ một phiến đá có hình dáng của một người cụt đầu ngồi theo thế xếp bằng, hai tay đặt song song và bàn tay đặt lên đầu gối, tương truyền là di thể không đầu của nàng Mỵ Châu.
Truyền thuyết của làng Cổ Loa kể rằng vào thời xa xưa, dân chài trên sông Hoàng Giang đã kéo được phiến đá hình người không đầu. Cho rằng phiến đá không có gì đặc biệt nên họ lại thả xuống sông. Nhưng kỳ lạ là sau những lần quăng lưới, bức tượng lại lọt vào.
Truyền thuyết của làng Cổ Loa kể rằng vào thời xa xưa, dân chài trên sông Hoàng Giang đã kéo được phiến đá hình người không đầu. Cho rằng phiến đá không có gì đặc biệt nên họ lại thả xuống sông. Nhưng kỳ lạ là sau những lần quăng lưới, bức tượng lại lọt vào.
Cho rằng đây là phiến đá thiêng, người dân đã hò nhau kéo phiến đá lên bờ và làm lễ xin được rước về. Sau khi gánh về chiếc võng chở đá đứt ngay cạnh đình Ngự Triều Di Quy, nơi từng là điện thiết triều của thành Cổ Loa xưa. Dân làng cho rằng đây chính là di thể hóa đá của công chúa Mỵ Châu trôi ngược từ biển về đất Tổ để hầu vua cha nên lập am thờ.
Cho rằng đây là phiến đá thiêng, người dân đã hò nhau kéo phiến đá lên bờ và làm lễ xin được rước về. Sau khi gánh về chiếc võng chở đá đứt ngay cạnh đình Ngự Triều Di Quy, nơi từng là điện thiết triều của thành Cổ Loa xưa. Dân làng cho rằng đây chính là di thể hóa đá của công chúa Mỵ Châu trôi ngược từ biển về đất Tổ để hầu vua cha nên lập am thờ.
Dân làng còn lưu truyền câu chuyện phiến đá ban đầu nhỏ hơn bây giờ rất nhiều nhưng sau một thời gian cứ lớn dần lên. Khi phiến đá trở nên quá lớn, một cụ từ đã làm lễ cầu xin Bà Mỵ Châu thương cảnh dân còn nghèo không xây được am thờ mới, nên phiến đá giữ nguyên kích thước từ đó cho đến tận bây giờ.
Dân làng còn lưu truyền câu chuyện phiến đá ban đầu nhỏ hơn bây giờ rất nhiều nhưng sau một thời gian cứ lớn dần lên. Khi phiến đá trở nên quá lớn, một cụ từ đã làm lễ cầu xin Bà Mỵ Châu thương cảnh dân còn nghèo không xây được am thờ mới, nên phiến đá giữ nguyên kích thước từ đó cho đến tận bây giờ.
Ngoài ra, còn có cả câu chuyện về việc phiến đá từng bị Mã Viện cho quân lính bổ ra tìm ngọc quý vào thời Bắc thuộc, nên phiến đá ngày nay gồm ba phần ghép lại, trong lòng có chỗ rộng. Theo câu chuyện này thì phiến đá đã được thờ ở làng Cổ Loa từ hơn 2.000 năm trước.
Ngoài ra, còn có cả câu chuyện về việc phiến đá từng bị Mã Viện cho quân lính bổ ra tìm ngọc quý vào thời Bắc thuộc, nên phiến đá ngày nay gồm ba phần ghép lại, trong lòng có chỗ rộng. Theo câu chuyện này thì phiến đá đã được thờ ở làng Cổ Loa từ hơn 2.000 năm trước.
Nhà sử học Trần Quốc Vượng lúc sinh thời cũng đã nghiên cứu về phiến đá Mỵ Châu. Ông cho rằng: Đây là một khối đá thiên tạo, thuộc dòng đá cuội, hệ đá granit thường chỉ có ở vùng núi cao. Việc xuất hiện một phiến đá như thế ở vùng đồng bằng như Cổ Loa là một điều hiếm có.
Nhà sử học Trần Quốc Vượng lúc sinh thời cũng đã nghiên cứu về phiến đá Mỵ Châu. Ông cho rằng: Đây là một khối đá thiên tạo, thuộc dòng đá cuội, hệ đá granit thường chỉ có ở vùng núi cao. Việc xuất hiện một phiến đá như thế ở vùng đồng bằng như Cổ Loa là một điều hiếm có.
Khi xưa phiến đá chỉ được để trần trong thờ. Những năm gần đây, người dân khắp nơi đã dâng lên những bộ xiêm y trang trọng dệt bằng lụa tơ tằm. Hiện tại, phiến đá thiêng có 10 bộ xiêm y để thay vào mỗi dịp tắm rửa hằng năm.
Khi xưa phiến đá chỉ được để trần trong thờ. Những năm gần đây, người dân khắp nơi đã dâng lên những bộ xiêm y trang trọng dệt bằng lụa tơ tằm. Hiện tại, phiến đá thiêng có 10 bộ xiêm y để thay vào mỗi dịp tắm rửa hằng năm.
Theo quan niệm dân gian, vì công chúa Mỵ Châu đã có một cuộc tình ngang trái nên rất ứng nhiệm với những lời cầu khấn chuyện tình duyên. Vì vậy mà ngày nay am Mỵ Châu được người đời truyền tụng là nơi rất ứng nghiệm cho việc cầu duyên, cầu hạnh phúc gia đình.
Theo quan niệm dân gian, vì công chúa Mỵ Châu đã có một cuộc tình ngang trái nên rất ứng nhiệm với những lời cầu khấn chuyện tình duyên. Vì vậy mà ngày nay am Mỵ Châu được người đời truyền tụng là nơi rất ứng nghiệm cho việc cầu duyên, cầu hạnh phúc gia đình.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.