Thăm nơi 536 thường dân bị thảm sát ven Sài Gòn

(Kiến Thức) - Vụ thảm sát kinh hoàng 536 thường dân, trong đó có nhiều trẻ em, xảy ra đã hơn 50 năm, là nỗi đau không bao giờ nguôi đối với người dân Nhơn Trạch.

Thăm nơi 536 thường dân bị thảm sát ven Sài Gòn
Clip thăm nơi 536 thường dân bị thảm sát ven Sài Gòn (nguồn Youtube):

Chiều ngày đầu hè, từ TP HCM, bỏ lại sự nóng bức, ngột ngạt ở Sài Gòn, chúng tôi vượt phà Cát Lái và chỉ chưa đầy 10 phút đã đến bên kia bờ thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, vùng đất sinh thái với không khí vô cùng dễ chịu.

Chỉ cách TP HCM một con sông Đồng Nai nhưng Nhơn Trạch vẫn còn là vùng nông thôn hẻo lánh dù những năm gần đây, nhiều công trình, hạ tầng ở địa phương này đã được đầu tư, phát triển, đời sống của người dân đang ngày một nâng cao.
Di tích thảm sát Giồng Sắn, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nằm cách TP HCM chỉ con sông Đồng Nai. Nơi đây 52 năm trước đã xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng làm 536 thường dân vô tội chết oan ức.
Di tích thảm sát Giồng Sắn, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nằm cách TP HCM chỉ con sông Đồng Nai. Nơi đây 52 năm trước đã xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng làm 536 thường dân vô tội chết oan ức.

52 năm trước, buổi chiều ngày 27/9/1964, máy bay Mỹ - Nguỵ đã ném bom, giết hại 536 thường dân tại ngã 3 Giồng Sắn, xã Phú Hữu (nay thuộc xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch). Đây là vụ thảm sát kinh hoàng, là nỗi đau mãi mãi không bao giờ nguôi tròng lòng những người dân Nhơn Trạch.

Thăm lại địa danh “Ngã 3 Giồng Sắn”

Có mặt tại Công viên Tưởng niệm Giồng Sắn (xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch), PV Kiến Thức may mắn gặp được những người từng là chứng nhân trong vụ thảm sát 536 thường dân gây chấn động lương tâm nhân loại.
Bia, Công viên Tưởng niệm Giồng Sắn hàng ngày có rất nhiều người đến thăm viếng.
Bia, Công viên Tưởng niệm Giồng Sắn hàng ngày có rất nhiều người đến thăm viếng.

“Vào những năm 60 thế kỷ trước, ngã 3 Giồng Sắn là đầu mối giao thông đường thuỷ nối với sông Ông Kèo, sông Nhà Bè, Cát Lái, Rừng Sác…”, cụ Tư (79 tuổi), người dân xã Phú Hữu kể lại.

Tại ngã 3 Giồng Sắn nói trên, thường xuyên có nhiều ghe xuống cặp bến và không chỉ có người dân trong vùng mà còn có rất đông ngư dân miệt Bình Khánh, Nhà Bè, Long Thành và thậm chí là các tỉnh miền Tây đều tụ họp về làm ăn, sinh sống. Cứ mỗi chiều, họ đưa ghe xuồng cặp bến ngã 3 Giồng Sắn để chuyển tôm, cá, củi… lên bờ. Chính vì thế mà khu vực ngã 3 Giồng Sắn trở nên đông đúc, nhộn nhịp như chợ họp ở ven sông.

Chị Nguyễn Thị Thiết, cán bộ Ban Quản lý Di tích Danh Thắng, huyện Nhơn Trạch, (đơn vị quản lý Công viên Tưởng niệm Giồng Sắn) cho biết: “Hàng chục năm về đây công tác và không biết đã bao lần kể lại diễn biến cuộc thảm sát thường dân tại ngã 3 Giồng Sắn cho khách đến viếng thăm nhưng cảm giác của tôi lúc nào cũng đầy xúc động, lòng quặn đau khi nhắc đến những đồng bào vô tội chết oan dưới bom đạn của kẻ thù”.

Buổi họp chợ kinh hoàng

Ngày 27/9/1964, như thường lệ, đồng bào các xã Phú Hữu, Đại Phước, Giồng Ông Đông, Vĩnh Thanh, Phước Khánh… (huyện Nhơn Trạch) đi kiếm củi, giăng câu trở về. Lúc đó khoảng 4 giờ chiều, cảnh sinh hoạt tại ngã 3 sông vẫn diễn ra tấp nập như mọi ngày. Đột nhiên, máy bay Mỹ - Nguỵ xuất hiện hàng chục đợt, mỗi đợt 3 chiếc, tiếng động cơ gầm rú dữ dội. Ngay sau đó, chúng liên tục thả bom xuống ngay vị trí xuồng ghe đậu đông nhất dưới sông.
Ngã 3 sông Giồng Sắn, nơi xảy ra vụ ném bom thảm sát 536 thường dân vô tội của kẻ thù.
Ngã 3 sông Giồng Sắn, nơi xảy ra vụ ném bom thảm sát 536 thường dân vô tội của kẻ thù.

“Những tiếng nổ khủng khiếp liên tiếp nhau, nhiều cột khói bốc lên cuồn cuộn phủ kín cả khúc sông; những cột nước dâng cao hàng chục mét rồi dập xuống tung toé, làm xuồng ghe lật úp, vỡ ra thành từng mảnh… Tiếng kêu la của phụ nữ, tiếng gào thét của trẻ em vang lên vô cùng thảm thiết. Mọi người cố tranh nhau tìm đường lánh nạn. Cảnh vật hỗn loạn, nhưng rồi những tiếng than khóc, kêu gào bị lạc đi trong tiếng bom, đạn”, cụ Tư kể lại.

Vậy nhưng, máy bay địch vẫn hung hãn đuổi theo và trút từng đợt bom xuống đoàn người đang dắt díu nhau chạy trốn trong tuyệt vọng dưới làn mưa bom, bão đạn tàn độc của kẻ thù.

Hơn 1 tiếng đồng hồ sau, khi máy bay giặc rút đi, bến Giồng Sắn hiền hoà ngày nào chỉ còn lại cảnh hoang tàn, tang tóc: Ghe xuồng của dân bị bom đạn phá tan tành, 536 thường dân vô tội bị giết hại và rất nhiều người khác bị thương.

“Xác người nằm la liệt trên cạn, dưới nước. Nhiều người bị bom hất lên, xác dính trên tàu dừa nước, không ít thi thể văng khắp nơi. Máu thấm đầy mặt đất, nhuộm đỏ cả khúc sông…”, chị Thiết bùi ngụi kể lại.

Cụ Tư rưng rưng nước mắt nhắc lại hình ảnh mà cụ bảo rằng “nó ám ảnh tôi suốt hơn 50 năm qua”. Đó là thảm cảnh người mẹ bị mảnh bom trúng đầu, chết ngồi tựa vào thân cây dừa mà 2 tay còn ôm chặt đứa con trai chừng 6 tuổi. Đứa bé cũng chết vì mảnh bom trúng bụng và dù chết rồi nhưng tay em vẫn còn bám chặt lấy cổ mẹ, gương mặt còn nguyên vẻ hãi hùng.

Anh Trần Ngọc Khánh (SN 1966, dân địa phương), người làm công việc trông giữ Công viên Tưởng niệm cho biết: “Ba tôi kể lại, vụ thảm sát có nhiều thi thể văng xa phải đến nhiều ngày sau mới tìm thấy thì đã thối rữa. Cảnh vật hết sức tiêu điều, xơ xác; mặt đất bị cày xới, cây cốn bị đốn ngã, cỏ 2 bên bờ sông cháy rụi…”.
Vị trí nơi chôn tập thể các nạn nhân bây giờ đã được xây dựng một ngôi chùa.
Vị trí nơi chôn tập thể các nạn nhân bây giờ đã được xây dựng một ngôi chùa.

Theo cụ Tư thì hầu như thi thể của 536 thường dân đều trong tình trạng không nguyên vẹn. Sau đó những phần thi thể được vớt lên và đưa đi chôn tập thể tại mảnh đất gần nơi xảy ra vụ thảm sát. Sau này, tất cả đã được bốc hài cốt di dời đi nơi khác hoặc thân nhân đến nhận. Hiện nay, một ngôi chùa đã được xây lên từ nơi này.

Trước sự kiện máy bay Mỹ- Nguỵ ném bom sát hại hàng trăm dân lành ở ngã 3 Giồng Sắn, Huyện uỷ Nhơn Trạch lúc bấy giờ đã chỉ đạo tổ chức biểu tình phản đối giặc ngay tại nơi chúng gây ra tội ác. Hàng nghìn người dân địa phương với băng rôn, biểu ngữ đã cực lực lên án hành động sát hại người dân vô tội của kẻ thù. Cuộc biểu tình phản đối kéo về quận lỵ Nhơn Trạch, tỉnh Biên Hoà và Sài Gòn gây xôn xao dư luận trong tỉnh và nhanh chóng lan ra khắp nơi trên cả nước.
Bia Tưởng niệm tưởng nhớ những người đã mất trong vụ thảm sát Giồng Sắn ngay nơi địch thả bom oanh kích năm xưa, nay vẫn còn nguyên vẹn.
Bia Tưởng niệm tưởng nhớ những người đã mất trong vụ thảm sát Giồng Sắn ngay nơi địch thả bom oanh kích năm xưa, nay vẫn còn nguyên vẹn.

“Tiếp theo đó là hành động đánh trả của quân và dân ta đã giáng những đòn sấm sét xuống đầu địch nhằm trừng trị thích đáng tội ác mà chúng gây ra. Điển hình là trận tập kích hoả lực vào sân bay Biên Hoà cuối tháng 10/1964 phá huỷ 59 máy bay, tiêu diệt 293 tên Mỹ và đánh sập 5 dãy nhà kho chứa nhiều phương tiện chiến tranh của giặc”, chị Thiết thông tin.

Sau ngày giải phóng Nhơn Trạch (28/4/1975), Huyện uỷ và nhân dân Nhơn Trạch đã lập bia tưởng nhớ những người mất trong vụ thảm sát ngay bến sông Giồng Sắn.

Hiện tại, bia cũ vẫn còn đó và để tiện cho việc thăm viếng, đồng thời xây dựng nơi này là một điểm văn hoá để giáo dục tinh thần yêu nước, bảo vệ độc lập tự do của dân tộc cho các thế hệ mai sau, Đảng bộ và nhân dân huyện Nhơn Trạch đã xây dựng Bia - Công viên tưởng niệm Giồng Sắn chỉ cách ngã 3 sông Giồng Sắn vài trăm mét.

Hàng năm, cứ đến ngày 27/9, người dân và Ban Quản lý di tích đều tụ hội về để làm giỗ tập thể cho những nạn nhân trong vụ thảm sát năm xưa.

Ba cái chết oan khuất và sự thật bí ẩn trong ngôi nhà “ma ám”

(Kiến Thức) -Một thời gian dài sau vụ thảm sát giết ba mạng người trong một gia đình tại tổ 17 phường Phúc Khánh (TP Thái Bình), người dân nơi đây lại xôn xao đồn đại những tin đồn ma ám đến rùng rợn.

Ba cái chết oan khuất và sự thật bí ẩn trong ngôi nhà “ma ám”
Lời đồn thổi rợn người

Thảm sát ở Bình Phước: Giết cả gia đình người yêu vì hận tình?

(Kiến Thức) - Khai nhận ban đầu, Nguyễn Hải Dương thừa nhận mình chính là kẻ trực tiếp giết hại cả gia đình ông Mỹ trong vụ thảm sát ở Bình Phước vì hận tình.

Thảm sát ở Bình Phước: Giết cả gia đình người yêu vì hận tình?

Tối 10/7, các trinh sát của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Bộ Công an phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ các tỉnh thành phía Nam đã bắt giữ hai nghi can liên quan đến vụ thảm sát tại Bình Phước làm 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi, ngụ ấp 2, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước) bị giết chết.

Hai nghi can bị bắt giữ là Nguyễn Hải Dương (SN 1991, quê An Giang) và Vũ Văn Tiến (SN 1991).

Thảm sát Mỹ Lai: Vết nhơ trong lịch sử nước Mỹ

Tổng cộng 504 thường dân bị sát hại trong vụ thảm sát ở Mỹ Lai ngày 16/3/1968, nhưng báo cáo lên chính quyền Mỹ là hơn 100 "kẻ thù" bị tiêu diệt.

Thảm sát Mỹ Lai: Vết nhơ trong lịch sử nước Mỹ
Tham sat My Lai: Vet nho trong lich su nuoc My
Lính Mỹ đốt nhà và đồ đạc của người dân thôn Mỹ Lai trong vụ thảm sát ngày 16/3/1968. Ảnh: Getty 
Sau hơn 4 giờ bắn giết dân thường ở thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi, Lục quân Mỹ được lệnh rút quân. Những bản báo cáo ban đầu được trình lên cho lãnh đạo quân đội Mỹ mô tả một chiến thắng lẫy lừng ở Mỹ Lai với "128 kẻ địch bị tiêu diệt trong trận đấu súng ác liệt”, trong khi lực lượng Mỹ không tổn thất một sinh mạng nào.
Trước đó, tình báo Mỹ xác định có một tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Mỹ gọi là Việt Cộng) đang ẩn náu ở thôn Mỹ Lai. Các chỉ huy quân sự Mỹ cho rằng những người đang ở thôn Mỹ Lai là kẻ thù và ra lệnh “giết tất cả những gì còn sống” ở đây.
Che đậy sự thật
Trong vụ thảm sát ở Mỹ Lai, cũng có những người Mỹ tìm cách giải cứu thường dân. Đó là chuẩn úy phi công Hugh Thompson cùng các thành viên phi hành đoàn trên chiếc trực thăng trinh sát trên không do ông điều khiển. Sau khi phát hiện lính Mỹ thảm sát người dân, đội của Thompson đã thả khói xanh xung quanh nạn nhân, dấu hiệu cho thấy có người bị thương cần cứu giúp.
Trong một hội nghị khoa học về Mỹ Lai ở Đại học Tulane tháng 12/1994, ông Thompson kể: “Chúng tôi bay trong khu vực và thấy xác người nằm la liệt khắp nơi. Phần lớn thi thể là trẻ em, phụ nữ và những người đàn ông lớn tuổi”. Thompson ra lệnh cho hai thành viên phi hành đoàn chĩa súng máy hạng nặng cố định trên trực thăng vào những binh sĩ đang say máu.
Đội của Thompson cũng đáp xuống để cứu mạng những thường dân đang ẩn nấp trong một căn hầm. Sau khi trở về căn cứ, Thompson báo cáo vụ việc lên lãnh đạo quân đội. Nhằm lấp liếm vụ tắm máu được coi là một trong những vết nhơ lớn nhất lịch sử quân sự Mỹ, hàng loạt tướng lĩnh quân đội cũng như các quan chức chính phủ Mỹ đã dùng mọi thủ đoạn để đánh lừa dư luận.
Các tướng lĩnh báo cáo sai sự thật trong khi nhà chức trách phớt lờ đơn thư tố cáo từ những người trực tiếp chứng kiến vụ thảm sát. Cuộc điều tra đầu tiên về Thảm sát Mỹ Lai được tiến hành rất hời hợt. Khi đó, một viên đại tá của Lục quân Mỹ đã thẩm vấn qua loa các binh sĩ tham gia vụ việc.
Báo cáo cuối tháng 4/1968 khẳng định, 22 thường dân vô tình bị sát hại khi Mỹ thực hiện chiến dịch. Quân đội Mỹ vẫn coi Mỹ Lai là chiến thắng vang dội. Nhiều đơn thư được gửi tới lãnh đạo Mỹ về vụ thảm sát nhưng tất cả đều bị phớt lờ.
Tham sat My Lai: Vet nho trong lich su nuoc My-Hinh-2
Xác người nằm la liệt ở Mỹ Lai sau vụ thảm sát. Ảnh: Getty 
Tổng thống Mỹ Richard Nixon coi thảm sát Mỹ Lai là "mối đe dọa chính trị" nên đã chỉ đạo che giấu sự thật. Các tài liệu cho thấy Nixon lập nhóm chuyên trách về Mỹ Lai, có nhiệm vụ che đậy vụ thảm sát cũng như âm mưu phá hoại các cuộc điều tra nhằm vào vụ việc này.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.