Thảm họa kinh hoàng 12 nghìn tỷ con châu chấu tấn công nước Mỹ

Miền Tây nước Mỹ là vùng đất của sự phát triển và bùng nổ. Nhưng dường như không có “sự bùng nổ” của tự nhiên nào khủng khiếp và kinh hoàng như thảm họa châu chấu tấn công những năm 1870.

Thảm họa kinh hoàng 12 nghìn tỷ con châu chấu tấn công nước Mỹ
Ăn trụi mùa màng
Những con côn trùng, với số lượng lên tới hàng nghìn tỷ con từ Đại bình nguyên, lan rộng trên một khu vực rộng lớn từ Montana, trải dài tới Minnesota và Texas. Đàn châu chấu không chỉ phá hoại mùa màng mà còn gặm nhấm bất kỳ thứ gì là chất hữu cơ, từ mùn cưa, đồ da cho đến vải may quần áo. Số lượng đàn châu chấu lớn chưa từng thấy trong lịch sử, chúng tàn phá nền kinh tế các vùng nông thôn với tốc độ đáng kinh ngạc, trong một số trường hợp, đàn châu chấu còn mang đến cả cái chết, theo trang tin Timeline.
Một cơn bão châu chấu quét qua. Ảnh: Timeline
 Một cơn bão châu chấu quét qua. Ảnh: Timeline
Bắt đầu từ cuối tháng 6/1874, bầu trời trong xanh rộng khắp vùng đồng cỏ nước Mỹ bỗng tối sầm lại. Nhiều người đã so sánh nó với bão tuyết, số khác lại gọi đây là sự trỗi dậy của bóng đêm. Những con côn trùng chỉ nhỏ bằng đốt ngón tay ăn điên cuồng, sạch sẽ vụ mùa. Lúa mỳ, ngô, dưa, thuốc lá, lúa mạch, dâu tây, khoai tây, đậu, cây ăn quả, tất cả đều là những món khoái khẩu của chúng. Số lượng châu chấu ước tính lên tới 12 nghìn tỷ con, khối lượng tổng cộng vượt 27 triệu tấn. Đàn châu chấu cũng có món không ưa thích, đậu Hà Lan là một ví dụ hiếm hoi, song trong hầu hết mọi trường hợp, nơi nào đàn côn trùng càn quét qua, nơi ấy sẽ chẳng còn lại gì.
“Một nông dân ở phía nam thành phố có 15 mẫu ruộng trồng ngô bị chúng ăn sạch chỉ trong vòng ba tiếng. Chúng ăn trụi xuống tận gốc như thể một chiếc máy cắt cỏ vừa càn qua”, một sử gia thời ấy sống tại St. Louis, Missouri, viết.
Một “đám mây” châu chấu. Ảnh: National Geographic
 Một “đám mây” châu chấu. Ảnh: National Geographic
Đàn châu chấu “trông giống như một đám mây không lổ”, một người khác miêu tả. “Đôi cánh chúng phản chiếu ánh sáng mặt trời khiến chúng không khác gì một đám mây trắng”. Trước cuộc xâm lăng đột ngột, những người nông dân phải nhanh chóng che đậy giếng nước và dốc sức để cứu mùa màng, dù là vớt vát. Vài nông dân dùng chăn hoặc vải che chắn vườn của mình song số lượng châu chấu quá lớn, chúng nhai tất cả, không biết mệt mỏi. Chúng đơn giản chỉ cần phá xuyên qua lớp vải.
Trong nhiều vụ việc, tin báo truyền đi còn không bắt kịp tốc độ bay của đàn châu chấu. Nhưng những lời cảnh báo cũng không giúp ích gì nhiều trong việc ngăn chặn đàn côn trùng đói khát. Một chiến lược phòng vệ được đưa ra là đốt lửa xung quanh cánh đồng, càng nhiều khói bốc ra càng khiến lũ châu chấu khó tiếp cận. Tuy nhiên, chúng sẵn sàng lao vào với số lượng đủ lớn để dập tắt ngọn lửa ngay lập tức.
Bức tranh tái hiện cảnh người dân Kansas, Mỹ, đốt lửa để chống châu chấu. Ảnh: Kansas Historical Society
 Bức tranh tái hiện cảnh người dân Kansas, Mỹ, đốt lửa để chống châu chấu. Ảnh: Kansas Historical Society
Tác giả người Mỹ Laura Ingalls Wilder từng miêu tả về thảm họa châu chấu trong một cuốn tiểu thuyết của mình, gia đình bà cũng là nạn nhân: “Bạn có thể nghe tiếng hàng triệu bộ hàm nhai và nhai”. Bà kể khi người trong nhà ra ngoài và trở về, “châu châu theo họ vào cả nhà. Quần áo họ bám đầy châu chấu”.
Phạm vi hoạt động của đàn châu chấu không có giới hạn. Chúng xâm nhập vào mọi góc. Người dân thậm chí phải vỗ nhẹ vào giường ngủ để kiểm tra trước khi ngả lưng nghỉ ngơi. “Chúng bao phủ những ngôi nhà, lao mình vào kính cửa sổ, phủ kín cả các đoàn tàu đi qua”, một phóng viên từ New York Times viết. “Cứ như thể chúng được gửi tới để hủy diệt”.
Những người nông dân khốn khổ và gia đình họ buộc phải hành động, sử dụng tất cả các chiến thuật liên quan đến lửa, sáng tạo ra đủ loại công cụ khác nhau để đối phó. Tuy nhiên, vấn đề vẫn không được giải quyết. Số lượng châu chấu vẫn quá lớn.
Năm 1877, Quốc hội Mỹ thành lập Ủy ban Ứng phó Côn trùng với mục tiêu chủ đạo là giúp người dân duy trì cuộc sống, chống lại đàn châu chấu. Trong hai năm, họ đã phân bổ 30.000 USD để cung cấp hạt giống cho những vùng bị phá hoại nặng nề.
Tại Missouri, chính phủ yêu cầu người dân dành khoảng một đến hai ngày mỗi tuần để đi tìm và diệt trứng cũng như ấu trùng châu chấu. Ở cấp độ cá nhân, không thể trồng trọt, người dân phải tìm mọi cách để gia tăng thu nhập. Một số người bán sừng và xương trâu tại các ga tàu với giá 8 USD mỗi tấn.
Bức tranh hoạt họa miêu tả cảnh con người phải chịu thất bại trước đại dịch châu chấu hoành hành ở Kansas. Ảnh: Kansas Historical Society
 Bức tranh hoạt họa miêu tả cảnh con người phải chịu thất bại trước đại dịch châu chấu hoành hành ở Kansas. Ảnh: Kansas Historical Society
Không may, không phải ai cũng sống sót qua cơn đại họa. Một bài viết của báo St. Louis Republican đã vẽ nên bức tranh u ám về cuộc sống người dân trước đại dịch châu chấu hoành hành:
“Chúng tôi vài tuần qua đã nhìn thấy nhiều gia đình không thể có nổi một bữa ăn tử tế. Nhiều gia đình phải ăn thức ăn hàng xóm cho hoặc còn sót lại từ mùa thu năm ngoái. Có trường hợp, một nhà 6 người lần lượt chết trong 6 ngày vì đói… Từ thời điểm hiện tại tới 4 tháng sau, nhiều nấm mồ chắc chắn sẽ mọc lên với bia mộ là những tấm gỗ đơn giản ghi dòng chữ "Chết vì đói’”.
Biến mất ngỡ ngàng
Tuy nhiên, may mắn thay, thảm họa châu chấu tấn công chỉ diễn ra trong thời gian không quá dài, sau đó đàn châu chấu núi Rocky bỗng nhiên biến mất, tuyệt chủng trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
Châu chấu len vào mọi ngõ ngách. Ảnh: Timeline
 Châu chấu len vào mọi ngõ ngách. Ảnh: Timeline
Nhưng vì sao một loài côn trùng phàm ăn với tốc độ sinh sôi nhanh chóng như thế lại có thể tự nhiên chết hàng loạt? Đàn châu chấu ấy, theo ước tính, có thời điểm lớn tới mức đủ sức bao phủ cả thành phố California.
Câu hỏi trên đến nay vẫn còn là bí ẩn. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhưng chưa thể giải quyết tất cả các khúc mắc. Một số người cho rằng sự biến mất của đàn châu chấu có thể liên quan tới sự sụt giảm số lượng quần thể bò rừng Bison. Số khác nói chúng bị trừng phạt vì tình trạng nghèo nàn trong đa dạng nguồn gen.
Những năm gần đây, các nhà khoa học như Jeffrey Lockwood đặt ra giả thuyết rằng sự di cư của đàn châu chấu gần giống với bướm. Chúng di chuyển theo những đàn lớn, trên diện rộng sau đó quay trở về nơi có môi trường thuận lợi nhất để sinh sản, hồi phục lại số lượng.
Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng châu chấu tìm đến các thung lũng ở Montana và Wyoming để cư trú cũng vì mục đích này. Khi quá trình mở rộng của con người tiến về phía tây, những khu vực kể trên được phát quang, đất đai được tưới tiêu, cày xới và gieo trồng lại, biến môi trường sống của châu chấu thành đất nông nghiệp, châu chấu mất đi môi trường lý tưởng để sinh sản. Nếu giả thuyết trên chính xác, điều này có nghĩa sự biến mất của châu chấu ở núi Rocky, xảy ra một cách hoàn toàn tình cờ, là do sự phát triển của con người.

Châu chấu nhân nuôi có độc hại?

(Kiến Thức) - Người ta nhân nuôi châu chấu bằng cách nào, châu chấu nhân nuôi ăn có hại không?

Châu chấu nhân nuôi có độc hại?
Hỏi: Ngoài chợ tôi thấy bán nhiều châu chấu, xin hỏi người ta nhân nuôi châu chấu bằng cách nào, châu chấu nhân nuôi ăn có hại không? - Lê Lan Phương (Hà Nội).
Chau chau nhan nuoi co doc hai?
 

Kịch tính trận quyết đấu bọ ngựa và châu chấu voi

"Kẻ tám lạng, người nửa cân", cuộc đấu giữa "võ sĩ" bọ ngựa và châu chấu voi đã diễn ra rất kịch tính.

Kịch tính trận quyết đấu bọ ngựa và châu chấu voi

Bọ ngựa ăn thịt các loài côn trùng nhỏ khác như ruồi, bướm, ấu trùng, bọ cánh, ong, gián... Bọ ngựa dùng hai chân trước có gai nhọn, lợi hại như lưỡi kiếm kẹp con mồi. Bọ ngựa sẽ ăn dần khi mồi vẫn còn sống. Đây cũng là điều đặc biệt của con bọ ngựa, khi nó thường không ăn những con mồi đã chết.

Mùa châu chấu, mùa kiếm bộn tiền

Châu chấu là món khoái khẩu của dân nhậu nên loài côn trùng này gần đây trở thành mặt hàng thực phẩm có giá trị.

Mùa châu chấu, mùa kiếm bộn tiền
Những bao châu chấu thu về sau một ngày lao động miệt mài, với dịch vụ cấu chấu thuê là nguồn sống cho cư dân nơi đây.

Đọc nhiều nhất

Tin mới