Thảm cảnh “giấc mơ Mỹ” kết thúc ở con sông biên giới

Thành phố Matamoros của Mexcico nằm cạnh dòng Rio Grande, ở bờ bên kia chính là nước Mỹ. Người nhập cư sẵn sàng đánh cược tính mạng vượt sông để đến thị trấn Brownsville, Texas.

Thảm cảnh “giấc mơ Mỹ” kết thúc ở con sông biên giới
Julia Le Duc là phóng viên tờ La Jornada ở thành phố Matamoros. Cô là người đứng sau ống kính ghi lại hình ảnh thi thể hai cha con Oscar Alberto Martinez Ramirez và cô con gái Valeria.
Những tấm hình của Julia đã một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động về cuộc khủng hoảng người nhập cư trầm trọng tại biên giới miền Nam nước Mỹ.
Tham canh “giac mo My” ket thuc o con song bien gioi
 Thi thể hai cha con Ramirez và Vanessa dạt vào bờ sông Rio Grande được tìm thấy vào sáng 24/6. Ảnh: AP.
Đi tìm "giấc mơ Mỹ"
Trả lời Guardian, Julia kể mọi chuyện bắt đầu khi cô và đồng nghiệp sáng 23/6 nghe tin báo về một cuộc gọi cầu cứu ở ven sông Rio Grande. Khi đến hiện trường, cô nhìn thấy một phụ nữ hoảng loạn gào thét trên bờ sông. Cô nói rằng con gái mình vừa chết đuối.
Tên của người phụ nữ đáng thương đó là Vanessa Avalos. Cô nói với các sĩ quan cảnh sát mình và gia đình đã đến Mexico được hai tháng và muốn xin tị nạn tại Mỹ.
Cô và người chồng Ramirez trú tại Tapachula ở miền Nam Mexico và đã nộp đơn xin thị thực nhân đạo. Giấy tờ này cho phép gia đình ở lại làm việc tại Mexico trong vòng một năm.
"Nhưng họ muốn giấc mơ Mỹ, vậy nên cả gia đình đã đi xe buýt lên biên giới phía bắc", Julia kể lại.
Tham canh “giac mo My” ket thuc o con song bien gioi-Hinh-2
 Ramirez cùng vợ và con gái trong bức ảnh gia đình. Ảnh: The Sun.
Ramirez và Vanessa đến Mataromos vào sớm 23/6. Họ đi thẳng đến cầu biên giới để xin tị nạn trên đất Mỹ. Tuy nhiên, gia đình đến từ Salvador được thông báo văn phòng di trú ở cửa khẩu đóng cửa vào cuối tuần. Và nếu đợi đến tuần sau, gia đình anh cũng phải xếp sau một hàng dài những người đến trước để được nộp đơn tị nạn.
Trước đó chỉ vài tháng, giới chức Mexico thống kê gần 1.800 người chờ phỏng vấn tị nạn tại Matamoros. Con số giờ đã giảm còn 300 người. Tuy nhiên, khoảng thời gian chờ đợi của gia đình Ramirez vẫn dài đằng đẵng vì mỗi tuần phía Mỹ chỉ tổ chức ba buổi phỏng vấn.
Ramirez dẫn vợ con thất vọng rời khỏi cây cầu biên giới. Rồi anh dừng lại bờ sông một lúc, nhìn quanh rồi nói: "Đây là nơi nhà mình sẽ vượt qua".
Tham canh “giac mo My” ket thuc o con song bien gioi-Hinh-3
 Người dân ở các nước Trung và Nam Mỹ đổ vào Mexico với hy vọng có thể tìm đến biên giới miền Nam nước Mỹ. Họ xin tị nạn nhân đạo hoặc sẵn sàng vượt biên bất chấp nguy hiểm. Ảnh: AP.
Những người tuyệt vọng
Anh đưa cô con gái Valeria qua sông trước tiên, để đứa trẻ ở trên đất Mỹ rồi bơi ngược về đón vợ. Nhưng rồi Valeria bất ngờ nhảy xuống nước để theo anh. Ramirez cố cứu con nhưng dòng sông đã nuốt chửng cả hai người.
Một người dân địa phương giúp Vanessa gọi cứu hộ. Canô và nhân viên cứu hộ chong đèn tìm kiếm tận 23h nhưng không thấy một manh mối nào. Chiến dịch tiếp tục vào sáng hôm sau. Khoảng 10h15 ngày 24/6, các nhân viên cứu hỏa tìm thấy thi thể của hai cha con bên bờ sông.
"Tôi làm phóng viên theo cảnh sát đã nhiều năm và nhìn thấy không ít thi thể, trong đó có nhiều vụ chết đuối. Dòng Rio Bravo (cách người Mexico gọi dòng Rio Grande) chảy rất mạnh. Nhiều người lầm rằng dòng sông này khá nông, nhưng thật ra nó có rất nhiều dòng chảy mạnh và xoáy nước", Julia chia sẻ.
"Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy vô cảm. Những hình ảnh như lần này khốc liệt đến mức khiến bạn cảm thấy xúc động trở lại. Bạn có thể nhìn thấy người cha đã kéo con gái vào trong áo thun của mình để dòng sông đừng cuốn em đi", Julia kể lại. "Anh ấy chết khi đang cố gắng cứu mạng con gái mình".
Julia cho rằng những hình ảnh này cho thấy yêu cầu cấp bách về sự thay đổi chính sách đối với người nhập cư.
Báo chí Mexico đã so sánh bức ảnh này với hình ảnh năm 2015 về cậu bé Syria 3 tuổi Alan Kurdi chết đuối ngoài khơi đảo Kos của Hy Lạp. Bức ảnh của Alan Kurdi đã gây chấn động trong cộng đồng quốc tế. Hầu hết người di cư Trung Mỹ tìm cách chạy trốn khỏi bạo lực và nghèo đói ở quê nhà, bất chấp mọi nguy hiểm để chinh phục "giấc mơ Mỹ".
Tham canh “giac mo My” ket thuc o con song bien gioi-Hinh-4
 Mexico thời gian qua điều động gần 6.000 quân phong tỏa dòng người nhập cư ở biên giới phía nam giáp Belize và Guatemala. Ảnh: Milenio.
"Những gia đình này đến đây tay trắng và đánh cược tất cả mọi thứ để mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu những hình ảnh này không khiến chúng ta nghĩ lại, không làm rung động những người quyết định chính sách, thì xã hội chúng ta đang khá tệ rồi", cô nhận định.
Đã có nhiều bàn luận về cuộc khủng hoảng người nhập cư ở biên giới phía nam Mexico. Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador vừa điều động gần 6.000 quân nhân để phong tỏa dòng người từ Guatemala đổ vào.
"Vẫn còn một cuộc khủng hoảng ở biên giới phía bắc của chúng tôi, biên giới với nước Mỹ. Tôi chứng kiến cuộc khủng hoảng này mỗi ngày. Họ là những gia đình đang tuyệt vọng. Và những người tuyệt vọng sẽ bất chấp làm những điều tuyệt vọng", Julia viết.
Biên giới Mỹ - Mexico dài hơn 3.200 km từ lâu đã là "cung đường chết chóc". Người tị nạn phải vượt qua cánh cửa cuối cùng ở đây để nhập cảnh vào Mỹ. Có tổng cộng 283 trường hợp tử vong của người di cư đã được ghi nhận trong năm 2018. Số người chết trong năm nay đã vượt xa con số này, song chưa được công bố.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video: Di dân bị bán như nô lệ ở Libya (Nguồn: CNN)

Góc khuất cuộc sống người nhập cư Pakistan tại Hy Lạp

(Kiến Thức) - 5 năm sau khi Shahzad Luqman, một người nhập cư đến từ Pakistan, bị đâm chết tại thủ đô Athens (Hy Lạp), những cuộc tấn công của các phần tử cực hữu nhằm vào di dân Pakistan vẫn tiếp diễn.

Góc khuất cuộc sống người nhập cư Pakistan tại Hy Lạp
Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap
 Theo Al Jazeera, Javied Aslam, 50 tuổi, người đứng đầu tổ chức Cộng đồng Pakistan tại Hy Lạp, vẫn luôn nhớ về ngày Luqman bị sát hại tại thủ đô Athens. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-2
“Họ đã tấn công khoảng 1.000 công nhân. Và không có thành viên nào trong Đảng phát xít mới Golden Dawn ở Hy Lạp bị trừng phạt cho tới khi Luqman bị đâm chết. Hai kẻ giết người bị bắt giữ”, Aslam, người chuyển tới Hy Lạp sinh sống từ năm 1996, kể lại. 
Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-3
Các công nhân nhập cư đóng vai trò chủ đạo trong các cuộc tuần hành chống phát xít tại Hy Lạp trong những năm gần đây. Họ thường đổ xuống đường phố biểu tình sau khi các vụ tấn công nhằm vào những người dân nhập cư xảy ra.
Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-4
Các vụ đánh đập và đe dọa xảy ra tại Goritsa, ngôi làng nơi Mahmoud sinh sống và làm việc, trong suốt nhiều tháng qua. “Tại Gortisa, hầu hết các gia đình đều có nạn nhân. Trong hai năm qua, không chỉ tôi mà nhiều người khác đã bị tấn công”, Mahmoud chia sẻ. 
Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-5
Đa số các vụ bạo lực xảy ra nhằm vào người tị nạn và dân nhập cư. 
Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-6
Những công nhân nhập cư Pakistan, chiếm khoảng 90% số lao động được thuê làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hy Lạp, luôn bị gây khó dễ trong công việc.
Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-7
Không chỉ bị tấn công, người dân Pakistan tại Hy Lạp phải chật vật để tìm kiếm nơi ở. 
Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-8
 Số người Pakistan tại Goritsa bị tấn công gia tăng trong năm 2017. Nhiều dân nhập cư đã quyết định chuyển tới những địa điểm an toàn hơn. Tuy nhiên, Mahmoud vẫn quyết bám trụ tại nơi này.
Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-9
 Mahmoud chia sẻ: “Không có ông chủ nào giúp đỡ chúng tôi. Nếu tôi nói sẽ tham gia biểu tình, ông chủ tôi sẽ không để tôi đi”.
Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-10
Theo ước tính, cộng đồng dân nhập cư ở Hy Lạp, đặc biệt là di dân Pakistan, có tới 50.000 người và họ đổ về quốc gia Địa Trung Hải này kể từ những năm 1970. 
Goc khuat cuoc song nguoi nhap cu Pakistan tai Hy Lap-Hinh-11
Cả Ashfaq Mahmoud (trái) và Qamar Zaman (phải) đều là nạn nhân của các vụ bạo lực nhằm vào người nhập cư ở Hy Lạp năm 2017. 

Cám cảnh người nhập cư trái phép vỡ mộng "Giấc mơ Mỹ"

(Kiến Thức) - Lực lượng an ninh Mỹ đã bắt giữ nhiều người nhập cư trái phép không giấy tờ hợp pháp tại khu vực biên giới với Mexico khi những người này mang theo “giấc mộng đổi đời” khi vượt biên vào Mỹ.

Cám cảnh người nhập cư trái phép vỡ mộng "Giấc mơ Mỹ"
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
Theo hãng thông tấn Reuters, “Giấc mơ Mỹ” của nhiều người nhập cư đã tan thành mây khói sau khi họ bị bắt giữ tại khu vực biên giới Mỹ-Mexico vì vượt biên trái phép.  (Nguồn ảnh: Reuters).
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
 Những người đàn ông đến từ El Salvador bị lực lượng tuần tra biên giới bắt giữ tại khu vực biên giới Mỹ-Mexico sau khi họ vượt biên trái phép vào Mỹ từ Mexico hôm 26/9.
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
Bé gái 2 tuổi đến từ Romania đứng cạnh cha gần bức tường biên giới Mỹ-Mexico tại Penitas, Texas, sau khi bị bắt vì vượt biên trái phép vào Mỹ hôm 25/9. 
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
 Người đàn ông này giơ tay số 3 ý nói anh đã ba lần vượt biên vào Mỹ nhưng không thành công. Lần gần đây nhất anh bị lực lượng biên phòng Mỹ bắt giữ tại Nogales, bang Arizona, hôm 13/9.
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
Một người phụ nữ đến từ Guatemala bế cậu con trai hai tuổi đứng gần bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico ở Penitas hôm 25/9. 
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
 Cảnh sát La Joya lại gần một thanh niên 18 tuổi bị thương sau khi xe của người này chở hai nam giới và một phụ nữ định vượt biên trái phép vào Mỹ bị tông trúng ở Penitas hôm 30/8.
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
 Các em nhỏ nhập cư nhìn về phía Mexico qua bức tường thép ở biên giới Mỹ-Mexico sau khi bị bắt giữ vì vượt biên trái phép hôm 29/8.
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
Một người đàn ông đến từ Honduras bị bắt giữ hôm 30/8/2018. 
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
 Hai chị em đến từ Mexico bị phát hiện khi đang trèo qua hàng rào biên giới ngày 30/8.
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
Lực lượng an ninh Mỹ tuần tra trên sông Rio Grande ở Roma, Texas, hôm 25/9 để ngăn tình trạng vượt biên trái phép. 
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
 Một người đàn ông Mexico không có giấy tờ bị lực lượng tuần tra Mỹ bắt giữ sau khi tách khỏi một nhóm người nhập cư tại khu vực thường xảy ra các vụ buôn người gần Falfurrias, Texas, ngày 16/8/2018.
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
 Lực lượng an ninh Mỹ kiểm tra một chiếc ô tô tình nghi của bọn buôn người gần Falfurrias ngày 16/8.
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
 Nhân viên an ninh Mỹ Elias Pompa lục soát một ngôi trường tiểu học bỏ hoang ở Encino, bang Texas, để tìm những người nhập cư trái phép ở Encino ngày 14/8.
Cam canh nguoi nhap cu trai phep vo mong
 Hai người phụ nữ đến từ Cộng hòa Dominica bị bắt giữ sau khi vượt biên vào Mỹ từ Mexico ngày 15/8.

Đoàn xe caravan chở nỗi lo của ông Trump vào nước Mỹ

Là một hoạt động đẹp của cộng đồng chơi xe, nhưng caravan đang bị lợi dụng để đưa người nhập cư trái phép vào Mỹ, cùng với đó là phản ứng mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
 

Đoàn xe caravan chở nỗi lo của ông Trump vào nước Mỹ
Theo New York Times, một đoàn xe caravan, quá nửa là người Honduras hướng về phía Bắc từ Mexico đến Mỹ. Đây là phương thức nhập cư trái phép vào Mỹ mới nhất, nhằm đối phó với chính sách hà khắc của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Dân nhập cư chủ yếu đến từ các nước Trung Mỹ, họ tận dụng lợi thế số đông để có thể tự bảo vệ nhau khỏi các mối nguy hiểm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam sinh 15 tuổi tự tử gây sốc

Nam sinh 15 tuổi tự tử gây sốc

Gia đình của Tyler Ray Abdul vô cùng bàng hoàng sau khi nam sinh 15 tuổi này tự tử, bởi cậu vốn là người học giỏi, thông minh và nhiệt tình.