Thái Lan đưa công nghệ Mỹ lên tàu chiến TQ đóng

(Kiến Thức) - Theo một số bức ảnh thì có thể Thái Lan đã lắp đặt hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 lên tàu hộ vệ HTMS Naresuan vốn do Trung Quốc đóng.

Một số trang mạng gần đây đăng tải bức ảnh tại nhà máy đóng tàu Thái Lan cho thấy nước này dường như đang lắp đặt hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 lên tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan.
Đáng chú ý là tàu hộ vệ HTMS Naresuan không phải là do Thái Lan tự đóng mà là do Trung Quốc đóng. Năm 1991, Hải quân Thái Lan đã ký hợp đồng mua 2 tàu hộ vệ lớp F-25T Naresuan – biến thể của lớp Giang Hồ Type 053H2G với giá siêu rẻ, 62 triệu USD (đối với tàu chiến có lượng giãn nước gần 3.000 tấn). Tuy nhiên, “của rẻ là của ôi”, sau khi tiếp nhận, Thái Lan đã gặp một loạt vấn đề kỹ thuật trên tàu khiến nước này phải bỏ thêm chi phí sửa chữa.
Bệ phóng thẳng đứng Mk41 triển khai lắp đặt trên tàu chiến Thái Lan.
 Bệ phóng thẳng đứng Mk41 triển khai lắp đặt trên tàu chiến Thái Lan.
Cùng với đó, hỏa lực của con tàu tuy đều dùng hệ thống của phương Tây nhưng khả năng tác chiến không tương xứng, điển hình là việc nó không có hệ thống tên lửa phòng không.
Có lẽ chính điều đó đã thúc đẩy Thái Lan nâng cấp HTMS Naresuan, với việc trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 cùng tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM, thay gần như toàn bộ hệ thống radar.
Mk41 hay gọi đầy đủ là Mark 41 là hệ thống phóng thẳng đứng dạng hình hộp được trang bị cho các tàu chiến Mỹ và nhiều nước khác. Đây có thể coi là hệ thống phóng tên lửa có "1-0-2" trên thế giới khi nó có thể dùng để chứa, phóng nhiều loại tên lửa đối không, đối hải, đối đất.
RIM-162 ESSM.
 RIM-162 ESSM.
Theo một số nguồn tin, Thái Lan trang bị cho các tàu HTMS Naresuan tên lửa đối không tầm trung hiện đại RIM-162 ESSM đạt tầm phóng đến 50km, dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động.
Việc Thái Lan có vẻ như chắc chắn triển khai thành công Mk41 và ESSM trên tàu hộ vệ Naresuan khiến dân mạng Trung Quốc kỳ vọng nước này thực hiện nâng cấp tương tự với tàu hộ vệ tên lửa Giang Hồ Type 053 vốn cũng có hỏa lực phòng không yếu ớt.

Khám phá “siêu thị tàu chiến” của Hải quân Thái Lan

Hải quân Hoàng gia Thái Lan biên chế 130 tàu chiến các loại do 9 quốc gia sản xuất. Trong ảnh là tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet, niềm tự hào của hải quân nước này khi là quốc gia duy nhất trong khu vực sở hữu tàu sân bay.
Hải quân Hoàng gia Thái Lan biên chế 130 tàu chiến các loại do 9 quốc gia sản xuất. Trong ảnh là tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet, niềm tự hào của hải quân nước này khi là quốc gia duy nhất trong khu vực sở hữu tàu sân bay. 

Chakri Naruebet cũng được xem là tàu sân bay nhỏ nhất trên thế giới do hãng đóng tàu của Tây Ban Nha chế tạo với đơn giá 300 triệu USD. Trong ảnh là hàng máy bay chiến đấu cất cánh ngắn AV-8S Matador trang bị trên tàu sân bay của Thái Lan.
Chakri Naruebet cũng được xem là tàu sân bay nhỏ nhất trên thế giới do hãng đóng tàu của Tây Ban Nha chế tạo với đơn giá 300 triệu USD. Trong ảnh là hàng máy bay chiến đấu cất cánh ngắn AV-8S Matador trang bị trên tàu sân bay của Thái Lan.

“Danh hiệu” khinh hạm lớn nhất của Hải quân Thái Lan thuộc về 2 tàu thuộc lớp Knox được Mỹ viện trợ từ những năm 1970. Các tàu này có lượng giãn nước tới 4.260 tấn, dài 134m. Hỏa lực trang bị có pháo, tên lửa chống tàu, tên lửa phòng không tầm trung, ngư lôi.
“Danh hiệu” khinh hạm lớn nhất của Hải quân Thái Lan thuộc về 2 tàu thuộc lớp Knox được Mỹ viện trợ từ những năm 1970. Các tàu này có lượng giãn nước tới 4.260 tấn, dài 134m. Hỏa lực trang bị có pháo, tên lửa chống tàu, tên lửa phòng không tầm trung, ngư lôi.

Trong nỗ lực hiện đại hóa, năm 1991, Thái Lan ký thỏa thuận với Trung Quốc mua 2 khinh hạm tên lửa lớp Giang Hồ I Type 053H có lượng giãn nước 1.702 tấn. Trong ảnh là khinh hạm HTMS Bangkakong.
Trong nỗ lực hiện đại hóa, năm 1991, Thái Lan ký thỏa thuận với Trung Quốc mua 2 khinh hạm tên lửa lớp Giang Hồ I Type 053H có lượng giãn nước 1.702 tấn. Trong ảnh là khinh hạm HTMS Bangkakong.

Năm 1992, Thái Lan tiếp tục mua 2 khinh hạm Giang Hồ I Type 053HT có lượng giãn nước lớn hơn, 1.960 tấn. Điểm cải tiến chủ yếu là kích thước tàu kéo dài hơn để có thể mang được trực thăng. Trong ảnh là khinh hạm HTMS Kraburi của lớp tàu này.
Năm 1992, Thái Lan tiếp tục mua 2 khinh hạm Giang Hồ I Type 053HT có lượng giãn nước lớn hơn, 1.960 tấn. Điểm cải tiến chủ yếu là kích thước tàu kéo dài hơn để có thể mang được trực thăng. Trong ảnh là khinh hạm HTMS Kraburi của lớp tàu này.

Năm 1995, Thái Lan lại ký một thỏa thuận với Trung Quốc mua 2 khinh hạm F25T Giang Hồ với giá “rẻ bất ngờ”, hơn 100 triệu USD. Trong ảnh là chiến hạm HTMS Naresuan thuộc lớp tàu F25T.
Năm 1995, Thái Lan lại ký một thỏa thuận với Trung Quốc mua 2 khinh hạm F25T Giang Hồ với giá “rẻ bất ngờ”, hơn 100 triệu USD. Trong ảnh là chiến hạm HTMS Naresuan thuộc lớp tàu F25T.

Tuy nhiên, “tiền nào của ấy”, Thái Lan sau khi mua về tốn hơn 100 triệu USD để sửa chữa, nâng cấp những con tàu chất lượng kém này. Ngay cả hỏa lực của F25T cũng rất yếu ớt không phù hợp với tác chiến hiện đại.
Tuy nhiên, “tiền nào của ấy”, Thái Lan sau khi mua về tốn hơn 100 triệu USD để sửa chữa, nâng cấp những con tàu chất lượng kém này. Ngay cả hỏa lực của F25T cũng rất yếu ớt không phù hợp với tác chiến hiện đại.

Vì “tội tham rẻ”, gần đây Thái Lan lại tiếp tục chi thêm ngân sách hiện đại hóa toàn diện hệ thống điện tử và vũ khí cho 2 tàu F25T.
Vì “tội tham rẻ”, gần đây Thái Lan lại tiếp tục chi thêm ngân sách hiện đại hóa toàn diện hệ thống điện tử và vũ khí cho 2 tàu F25T.

Trong ảnh là khinh hạm HTMS Khirirat thuộc lớp Bayandor (số lượng 2 chiếc) được Mỹ viện trợ từ những năm 1970.
Trong ảnh là khinh hạm HTMS Khirirat thuộc lớp Bayandor (số lượng 2 chiếc) được Mỹ viện trợ từ những năm 1970.

Trong ảnh là khinh hạm HTMS Makut Rajakumarn của Thái Lan mua của Anh từ những năm 1970.
Trong ảnh là khinh hạm HTMS Makut Rajakumarn của Thái Lan mua của Anh từ những năm 1970.  

Hộ tống hạm HTMS Sukhothai thuộc lớp tàu Ratanakosin được Thái Lan mua của Mỹ từ cuối những năm 1980. Con tàu có hỏa lực tương đối tốt gồm tên lửa chống tàu, tên lửa đối không, ngư lôi chống ngầm và pháo hạm. Có thể nói, Đông Nam Á không có nước nào có lực lượng khinh hạm đông đảo, đa dạng như Thái Lan.
Hộ tống hạm HTMS Sukhothai thuộc lớp tàu Ratanakosin được Thái Lan mua của Mỹ từ cuối những năm 1980. Con tàu có hỏa lực tương đối tốt gồm tên lửa chống tàu, tên lửa đối không, ngư lôi chống ngầm và pháo hạm. Có thể nói, Đông Nam Á không có nước nào có lực lượng khinh hạm đông đảo, đa dạng như Thái Lan.

Lực lượng tuần tra biển của Hải quân Thái Lan có 4 lớp tàu với 14 tàu. Trong ảnh là tàu tuần tra ven biển HTMS Pattani thuộc lớp tàu cùng tên do Thái Lan thiết kế, Trung Quốc chế tạo.
Lực lượng tuần tra biển của Hải quân Thái Lan có 4 lớp tàu với 14 tàu. Trong ảnh là tàu tuần tra ven biển HTMS Pattani thuộc lớp tàu cùng tên do Thái Lan thiết kế, Trung Quốc chế tạo.

Ngoài lực lượng khinh hạm, hộ tống hạm, Hải quân Thái Lan còn có sự góp mặt của khoảng 9 tàu tấn công cao tốc được trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh là tàu tấn công tên lửa HTMS Handak Sudtru do Singapore đóng.
Ngoài lực lượng khinh hạm, hộ tống hạm, Hải quân Thái Lan còn có sự góp mặt của khoảng 9 tàu tấn công cao tốc được trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh là tàu tấn công tên lửa HTMS Handak Sudtru do Singapore đóng.

Sức mạnh vũ khí “khủng”... Quân đội ta thu được sau 1975

(Kiến Thức) - Một số phương tiện chiến tranh ta thu được từ kho vũ khí Quân đội Sài Gòn được đánh giá cao về tính năng, sức mạnh hỏa lực.

Trong số hàng trăm loại vũ khí (súng ống, pháo, xe tăng, máy bay, tàu chiến) thu được sau 1975, có nhiều thiết kế vũ khí được đánh giá khá cao về tính năng, hỏa lực, cơ động. Không ít trong số này được ta sử dụng rất thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, thậm chí còn hoạt động cho tới ngày nay. Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M48 (Mỹ chế tạo) tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là một trong 2 loại xe tăng ta thu giữ và sử dụng. Ảnh: Hoàng Lê
Trong số hàng trăm loại vũ khí (súng ống, pháo, xe tăng, máy bay, tàu chiến) thu được sau 1975, có nhiều thiết kế vũ khí được đánh giá khá cao về tính năng, hỏa lực, cơ động. Không ít trong số này được ta sử dụng rất thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, thậm chí còn hoạt động cho tới ngày nay. Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M48 (Mỹ chế tạo) tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là một trong 2 loại xe tăng ta thu giữ và sử dụng. Ảnh: Hoàng Lê

Trong ảnh là xe tăng M48 trên con đường ở thành phố Sài Gòn ngày 30/4. Trên xe có một số chiến sĩ quân giải phóng và binh lính VNCH giác ngộ, đi theo Cách mạng.
Trong ảnh là xe tăng M48  trên con đường ở thành phố Sài Gòn ngày 30/4. Trên xe có một số chiến sĩ quân giải phóng và binh lính VNCH giác ngộ, đi theo Cách mạng.

Sức mạnh của M48 Patton được đánh giá là tương đương với xe tăng T-54/55 của Liên Xô. M48 được trang bị pháo chính cỡ 90mm T54 và xe bọc giáp dày tới 120mm. Ảnh minh họa
Sức mạnh của M48 Patton được đánh giá là tương đương với xe tăng T-54/55 của Liên Xô. M48 được trang bị pháo chính cỡ 90mm T54  và xe bọc giáp dày tới 120mm. Ảnh minh họa

Xe bọc thép chở quân M113 cũng là loại vũ khí lục quân ta thu được rất nhiều (có nguồn cho rằng khoảng 500 chiếc). Đây là loại xe được đánh giá cao về tính cơ động, khả năng lội nước, chở quân, yểm trợ hỏa lực.
Xe bọc thép chở quân M113 cũng là loại vũ khí lục quân ta thu được rất nhiều (có nguồn cho rằng khoảng 500 chiếc). Đây là loại xe được đánh giá cao về tính cơ động, khả năng lội nước, chở quân, yểm trợ hỏa lực.

Chúng ta đã sử dụng rất hiệu quả M113 trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và các chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ 1979. Trong quá trình sử dụng, ta đã tự cải tiến trang bị thêm pháo không giật DKZ để tăng hỏa lực yểm trợ bộ binh. Hiện nay, tuy gặp khá nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn linh kiện thay thế, nhưng ta vẫn cố gắng duy trì bảo đảm chiến đấu cho M113.
Chúng ta đã sử dụng rất hiệu quả M113 trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và các chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ 1979. Trong quá trình sử dụng, ta đã tự cải tiến trang bị thêm pháo không giật DKZ để tăng hỏa lực yểm trợ bộ binh. Hiện nay, tuy gặp khá nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn linh kiện thay thế, nhưng ta vẫn cố gắng duy trì bảo đảm chiến đấu cho M113.

Ta cũng thu giữ được số lượng lớn lựu pháo M101 105mm do Mỹ sản xuất sau 1975 và sử dụng cho tới tận ngày nay. Trong ảnh là cuộc diễn tập bắn đạn thật phòng thủ bờ biển của quân đội ta với pháo 105mm.
Ta cũng thu giữ được số lượng lớn lựu pháo M101 105mm do Mỹ sản xuất sau 1975 và sử dụng cho tới tận ngày nay. Trong ảnh là cuộc diễn tập bắn đạn thật phòng thủ bờ biển của quân đội ta với pháo 105mm.

Lựu pháo M101 105mm có thể đạt tầm bắn tới 11,2km.
Lựu pháo M101 105mm có thể đạt tầm bắn tới 11,2km.

Bên cạnh loại 105mm, ta cũng thu được lựu pháo M114 155mm có thể đạt tầm bắn tối đa 14,6km. Nguồn ảnh: GDVN
Bên cạnh loại 105mm, ta cũng thu được lựu pháo M114 155mm có thể đạt tầm bắn tối đa 14,6km. Nguồn ảnh: GDVN

Đặc biệt nhất, bộ đội ta thu giữ được một số lượng nhỏ siêu pháo tự hành hạng nặng M107 175mm mà Mỹ trang bị cho Quân đội Sài Gòn. Loại pháo này có tầm bắn xa tới 34km, xa hơn cả pháo M46 130mm của quân đội ta. Tuy nhiên, tốc độ bắn khá chậm chỉ 1-2 phát/phút. Trong ảnh là một khẩu M107 175mm trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lê
Đặc biệt nhất, bộ đội ta thu giữ được một số lượng nhỏ siêu pháo tự hành hạng nặng M107 175mm mà Mỹ trang bị cho Quân đội Sài Gòn. Loại pháo này có tầm bắn xa tới 34km, xa hơn cả pháo M46 130mm của quân đội ta. Tuy nhiên, tốc độ bắn khá chậm chỉ 1-2 phát/phút. Trong ảnh là một khẩu M107 175mm trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lê

Giá trị nhất trong kho vũ khí chiến lợi phẩm là một vài máy bay chiến đấu và vận tải đã tăng đáng kể sức mạnh Không quân Nhân dân Việt Nam sau 1975. Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ F-5E (Mỹ sản xuất) biên chế trong không quân ta. Đây là loại tiêm kích phản lực siêu âm, một chỗ ngồi, trang bị 2 pháo 20mm ở mũi và 7 giá treo trên cánh mang 3,2 tấn vũ khí (tên lửa, bom, rocket).
Giá trị nhất trong kho vũ khí chiến lợi phẩm là một vài máy bay chiến đấu và vận tải đã tăng đáng kể sức mạnh Không quân Nhân dân Việt Nam sau 1975. Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ F-5E (Mỹ sản xuất) biên chế trong không quân ta. Đây là loại tiêm kích phản lực siêu âm, một chỗ ngồi, trang bị 2 pháo 20mm ở mũi và 7 giá treo trên cánh mang 3,2 tấn vũ khí (tên lửa, bom, rocket).

Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 biên chế trong Không quân Nhân dân Việt Nam. A-37 có khả năng mang 1,2 tấn vũ khí (bom, rocket, tên lửa) trên 8 giá treo. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, không quân ta đã sử dụng rất thành công tiêm kích F-5E và A-37 với nhiệm vụ không kích mục tiêu mặt đất.
Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 biên chế trong Không quân Nhân dân Việt Nam. A-37 có khả năng mang 1,2 tấn vũ khí (bom, rocket, tên lửa) trên 8 giá treo. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, không quân ta đã sử dụng rất thành công tiêm kích F-5E và A-37 với nhiệm vụ không kích mục tiêu mặt đất.

Về lực lượng trực thăng, không quân ta ngoài những chiếc Mi-6/8 của Liên Xô cũng được bổ sung thêm vài chục chiếc trực thăng đa dụng UH-1 (Mỹ chế tạo) có thể vừa làm nhiệm vụ tải quân, tải thương vừa thực hiện yểm trợ hỏa lực (bằng súng máy và rocket).
Về lực lượng trực thăng, không quân ta ngoài những chiếc Mi-6/8 của Liên Xô cũng được bổ sung thêm vài chục chiếc trực thăng đa dụng UH-1 (Mỹ chế tạo) có thể vừa làm nhiệm vụ tải quân, tải thương vừa thực hiện yểm trợ hỏa lực (bằng súng máy và rocket).

Ngoài loại UH-1, không quân ta còn có sự phục vụ của 5 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 (Mỹ sản xuất). CH-47 có khả năng chở 55 lính hoặc 24 cáng cứu thương hoặc 12,7 tấn hàng hóa. Năng lực tải hàng của CH-47 còn vượt hơn cả trực thăng vận tải lớn nhất Liên Xô mà không quân ta trang bị, loại Mi-6. Trong ảnh là bộ đội ta đang đổ bộ từ chiếc CH-47 trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.
Ngoài loại UH-1, không quân ta còn có sự phục vụ của 5 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 (Mỹ sản xuất). CH-47 có khả năng chở 55 lính hoặc 24 cáng cứu thương hoặc 12,7 tấn hàng hóa. Năng lực tải hàng của CH-47 còn vượt hơn cả trực thăng vận tải lớn nhất Liên Xô mà không quân ta trang bị, loại Mi-6. Trong ảnh là bộ đội ta đang đổ bộ từ chiếc CH-47 trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.

7 chiếc vận tải cơ hạng trung C-130 thu giữ được từ không quân Quân đội Sài Gòn được ta sử dụng thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Khi đó, C-130 được xem là loại máy bay vận tải lớn nhất của không quân ta, với tải trọng 20 tấn (có thể chở 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương hoặc 2 xe bọc thép M113).
7 chiếc vận tải cơ hạng trung C-130 thu giữ được từ không quân Quân đội Sài Gòn được ta sử dụng thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Khi đó, C-130 được xem là loại máy bay vận tải lớn nhất của không quân ta, với tải trọng 20 tấn (có thể chở 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương hoặc 2 xe bọc thép M113).

Tàu vận tải đổ bộ lớp LST-491 (tàu HQ-505) thu giữ từ Hải quân Quân đội Sài Gòn đã góp phần bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là loại tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam vào thời điểm bấy giờ, với lượng giãn nước gần 4.000 tấn.
Tàu vận tải đổ bộ lớp LST-491 (tàu HQ-505) thu giữ từ Hải quân Quân đội Sài Gòn đã góp phần bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là loại tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam vào thời điểm bấy giờ, với lượng giãn nước gần 4.000 tấn.

Tin mới