Thả khỉ mặt đỏ về rừng Bình Phước: Loài “quý như vàng” ở VN!

Thả khỉ mặt đỏ về rừng Bình Phước: Loài “quý như vàng” ở VN!

Sau gần 1 tuần chăm sóc, nhận thấy cá thể khỉ mặt đỏ có sức khỏe ổn định, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú đã tiến hành thả cá thể này về rừng tự nhiên.

Mới đây, trong quá trình tuần tra kiểm soát an ninh trật tự, Phó trưởng Công an xã Thuận Phú (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) phát hiện một cá thể  khỉ mặt đỏ nặng khoảng 4kg đang đi lạc tại một bãi đất trống. Vì con khỉ này thể hiện sự hung dữ và có tiềm năng gây nguy hiểm cho người dân, anh đã tổ chức vây bắt và sau đó bàn giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú để xử lý. (Ảnh: TTXVN)
Mới đây, trong quá trình tuần tra kiểm soát an ninh trật tự, Phó trưởng Công an xã Thuận Phú (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) phát hiện một cá thể khỉ mặt đỏ nặng khoảng 4kg đang đi lạc tại một bãi đất trống. Vì con khỉ này thể hiện sự hung dữ và có tiềm năng gây nguy hiểm cho người dân, anh đã tổ chức vây bắt và sau đó bàn giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú để xử lý. (Ảnh: TTXVN)
Sau khoảng một tuần chăm sóc, khi thấy con khỉ có sức khỏe ổn định và đủ điều kiện để trở về môi trường sống tự nhiên, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú đã quyết định thả nó về rừng tự nhiên tại vùng khoảnh 3, Tiểu khu 379, mà hạt này quản lý. Khu vực này nằm ở ấp Đồng Tân, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú. (Ảnh: TTXVN)
Sau khoảng một tuần chăm sóc, khi thấy con khỉ có sức khỏe ổn định và đủ điều kiện để trở về môi trường sống tự nhiên, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú đã quyết định thả nó về rừng tự nhiên tại vùng khoảnh 3, Tiểu khu 379, mà hạt này quản lý. Khu vực này nằm ở ấp Đồng Tân, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú. (Ảnh: TTXVN)
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca arctoides, thuộc họ khỉ Cercopithecidae. Chúng sống ở các khu rừng thấp khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tại Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca arctoides, thuộc họ khỉ Cercopithecidae. Chúng sống ở các khu rừng thấp khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tại Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.
Khỉ mặt đỏ có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biến đổi từ đen sang đỏ. Mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường tỏa ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má tỏa ra phía sau.
Khỉ mặt đỏ có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biến đổi từ đen sang đỏ. Mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường tỏa ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má tỏa ra phía sau.
Ngoài khuôn mặt và bụng dưới có màu đỏ, loài khỉ này có đặc điểm nổi bật là chai mông to, không có lông. Các bàn chân và đuôi có màu giống thân.
Ngoài khuôn mặt và bụng dưới có màu đỏ, loài khỉ này có đặc điểm nổi bật là chai mông to, không có lông. Các bàn chân và đuôi có màu giống thân.
Thức ăn của khỉ mặt đỏ chủ yếu là quả, hạt, lá non, nõn và các loại côn trùng, chim và trứng. Chúng hoạt động vào ban ngày, thường xuyên leo trèo và lang thang trong rừng, dọc theo các bờ sông, con suối.
Thức ăn của khỉ mặt đỏ chủ yếu là quả, hạt, lá non, nõn và các loại côn trùng, chim và trứng. Chúng hoạt động vào ban ngày, thường xuyên leo trèo và lang thang trong rừng, dọc theo các bờ sông, con suối.
Trong một đàn khỉ mặt đỏ thường có con đực dẫn đàn, mỗi ngày có thể di chuyển 400- 3.000m. Đặc tính khi kiếm ăn của loài khỉ này là phát ra tiếng kêu để gọi nhau hoặc khi nhận thấy nguy hiểm.
Trong một đàn khỉ mặt đỏ thường có con đực dẫn đàn, mỗi ngày có thể di chuyển 400- 3.000m. Đặc tính khi kiếm ăn của loài khỉ này là phát ra tiếng kêu để gọi nhau hoặc khi nhận thấy nguy hiểm.
Trước năm 1975, loài này còn rất phổ biến ở các khu rừng từ các tỉnh phía Bắc tới các tỉnh phía Nam trên tổng diện tích ước tính khoảng 30.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây thay đổi rõ rệt, số lượng quần thể giảm mạnh.
Trước năm 1975, loài này còn rất phổ biến ở các khu rừng từ các tỉnh phía Bắc tới các tỉnh phía Nam trên tổng diện tích ước tính khoảng 30.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây thay đổi rõ rệt, số lượng quần thể giảm mạnh.
Nguyên nhân của việc này là do nơi cư trú của khỉ mặt đỏ bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Nguy hiểm hơn, loài khỉ này là mục tiêu cho các đối tượng xấu săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.
Nguyên nhân của việc này là do nơi cư trú của khỉ mặt đỏ bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Nguy hiểm hơn, loài khỉ này là mục tiêu cho các đối tượng xấu săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.
Hiện khỉ mặt đỏ Macaca arctoides được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IIB, được quy định trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Hiện khỉ mặt đỏ Macaca arctoides được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IIB, được quy định trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Mời quý độc giả xem thêm video: Mê mẩn những loại động vật lai tạo đẹp đến kinh ngạc.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.