Tên thật của nhân vật Bá Kiến ngoài đời thực là gì?

Tên thật của nhân vật Bá Kiến ngoài đời thực là gì?

Nam Cao là nhà văn nổi tiếng trong việc xây dựng nhân vật từ những nguyên mẫu có thật. Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo là một nhân vật như thế. Nhiều người thắc mắc Bá Kiến ngoài đời thực là ai, tên gì?

Chí Phèo là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Cùng với Thị Nở, Chí Phèo,  nhân vật Bá Kiến khá “nổi tiếng”.
Chí Phèo là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Cùng với Thị Nở, Chí Phèo, nhân vật Bá Kiến khá “nổi tiếng”.
Bá Kiến là nhân vật điển hình cho giai cấp thống trị ở xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng. (Ảnh: Bá Kiến do cố nghệ sỹ Hoàng Dũng thủ vai trong MV Hết thương cạn nhớ).
Bá Kiến là nhân vật điển hình cho giai cấp thống trị ở xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng. (Ảnh: Bá Kiến do cố nghệ sỹ Hoàng Dũng thủ vai trong MV Hết thương cạn nhớ).
Cụ Bá xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm lý trưởng, chánh tổng. Uy quyền của Bá Kiến- cụ Bá khiến dân lành và bọn lưu manh ai cũng nể sợ. Ngay cả Chí Phèo cũng có suy nghĩ "dại gì mà vào miệng cọp".
Cụ Bá xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm lý trưởng, chánh tổng. Uy quyền của Bá Kiến- cụ Bá khiến dân lành và bọn lưu manh ai cũng nể sợ. Ngay cả Chí Phèo cũng có suy nghĩ "dại gì mà vào miệng cọp".
Tuy khét tiếng độc ác, thủ đoạn, nhưng cụ Bá cũng có nỗi sợ. Thứ nhất cụ sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ "cố cùng liều thân".
Tuy khét tiếng độc ác, thủ đoạn, nhưng cụ Bá cũng có nỗi sợ. Thứ nhất cụ sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ "cố cùng liều thân".
Nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo là Bá Bính, tên thật là Trần Duy Bính được cố nhà văn Nam Cao cho biết.
Nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo là Bá Bính, tên thật là Trần Duy Bính được cố nhà văn Nam Cao cho biết.
Trần Duy Bính là con trai cụ Trần Duy Thực; trong gia tộc Trần Duy, nhiều đời làm lý trưởng. Trần Duy Bính cũng làm đến chức nghị viên Bắc Kỳ.
Trần Duy Bính là con trai cụ Trần Duy Thực; trong gia tộc Trần Duy, nhiều đời làm lý trưởng. Trần Duy Bính cũng làm đến chức nghị viên Bắc Kỳ.
Sống trong xã hội đó nên việc Bá Bính lộng quyền, lợi dụng quyền chức để trục lợi cũng không phải là khó hiểu. (Ảnh: Ngôi nhà Bá Kiến)
Sống trong xã hội đó nên việc Bá Bính lộng quyền, lợi dụng quyền chức để trục lợi cũng không phải là khó hiểu. (Ảnh: Ngôi nhà Bá Kiến)
Từ khi truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao nổi đình nổi đám, dân làng đều nhận ra Bá Kiến nham hiểm độc ác trong truyện ngắn chính là Bá Bính.
Từ khi truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao nổi đình nổi đám, dân làng đều nhận ra Bá Kiến nham hiểm độc ác trong truyện ngắn chính là Bá Bính.
Thực tế thì nhân vật Bá Kiến đã được Nam Cao xây dựng với nhiều tình tiết hư cấu, trở thành nhân vật điển hình cho tầng lớp cường hào nông thôn trước cách mạng với nhiều cái ác được thể hiện sắc sảo và sống động khác với nguyên mẫu.
Thực tế thì nhân vật Bá Kiến đã được Nam Cao xây dựng với nhiều tình tiết hư cấu, trở thành nhân vật điển hình cho tầng lớp cường hào nông thôn trước cách mạng với nhiều cái ác được thể hiện sắc sảo và sống động khác với nguyên mẫu.
Hiện nay ngôi nhà của Bá Bính được người dân gọi là nhà Bá Kiến vẫn còn. Ngôi nhà tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 800 m2 tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).
Hiện nay ngôi nhà của Bá Bính được người dân gọi là nhà Bá Kiến vẫn còn. Ngôi nhà tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 800 m2 tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).
Trải qua nhiều thăng trầm, biến động của lịch sử ngôi nhà đặc biệt này vẫn được người dân nơi đây gìn giữ và coi như báu vật của làng “Vũ Đại”. Các cột lim của ngôi nhà vẫn vững vàng trên các viên đá xanh, mái ngói vẫn phẳng dù đã nhuốm màu thời gian.
Trải qua nhiều thăng trầm, biến động của lịch sử ngôi nhà đặc biệt này vẫn được người dân nơi đây gìn giữ và coi như báu vật của làng “Vũ Đại”. Các cột lim của ngôi nhà vẫn vững vàng trên các viên đá xanh, mái ngói vẫn phẳng dù đã nhuốm màu thời gian.
Năm 2007, ngành văn hóa tỉnh Hà Nam quyết định lưu giữ ngôi nhà Bá Kiến để góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp của nhà văn Nam Cao.
Năm 2007, ngành văn hóa tỉnh Hà Nam quyết định lưu giữ ngôi nhà Bá Kiến để góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp của nhà văn Nam Cao.
Mời độc giả xem video:Truy tìm đối tượng giết tài xế taxi tại Mỹ Đình. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT