Sự thực bà Tú trong bài thơ Thương vợ vẫn vô cùng hạnh phúc?

Sự thực bà Tú trong bài thơ Thương vợ vẫn vô cùng hạnh phúc?

Thương vợ là bài thơ đặc sắc của Trần Tế Xương. Trong bài thơ, bà Tú hiện lên với hình ảnh bươn chải, vất vả, cơ cực. Nhưng thực tế, nhiều người cho rằng, bà Tú là người phụ nữ vô cùng hạnh phúc.

Trần Tế Xương (bút danh Tú Xương) là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Một trong những bài thơ nổi tiếng và được yêu thích của ông là bài thơ Thương vợ.
Trần Tế Xương (bút danh Tú Xương) là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Một trong những bài thơ nổi tiếng và được yêu thích của ông là bài thơ Thương vợ.
Bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương- Tú Xương được làm vào khoảng 1896-1897, lúc nhà thơ 26-27 tuổi. Khi đó gia đình ông trở nên túng bấn phải trông vào sự tần tảo của bà Tú.
Bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương- Tú Xương được làm vào khoảng 1896-1897, lúc nhà thơ 26-27 tuổi. Khi đó gia đình ông trở nên túng bấn phải trông vào sự tần tảo của bà Tú.




Vợ của Tế Xương là bà Phạm Thị Mẫn, quê ở Lương Đường, Hải Dương. Sinh ra trong một gia đình được xem là khá giả, nhưng khi lấy Tú Xương, bà phải bôn ba buôn bán để nuôi chồng, nuôi con.
Vợ của Tế Xương là bà Phạm Thị Mẫn, quê ở Lương Đường, Hải Dương. Sinh ra trong một gia đình được xem là khá giả, nhưng khi lấy Tú Xương, bà phải bôn ba buôn bán để nuôi chồng, nuôi con.

Trong bài Thương vợ, bà Tú hiện lên với hình ảnh người phụ nữ đảm đang, cơ cực, quanh năm buôn bán ở mom sông và “nuôi đủ 5 con với 1 chồng”.
Trong bài Thương vợ, bà Tú hiện lên với hình ảnh người phụ nữ đảm đang, cơ cực, quanh năm buôn bán ở mom sông và “nuôi đủ 5 con với 1 chồng”.

Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Trần Tế Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: "Lặn lội thân cò nơi quãng vắng".
Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Trần Tế Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: "Lặn lội thân cò nơi quãng vắng".

Không chỉ thương yêu thấu hiểu, đề cao phẩm chất của vợ, Tú Xương còn tự oán trách mình, không thể cùng vợ gánh vác trách nhiệm: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/Có chồng hỡ hững cũng như không”.
Không chỉ thương yêu thấu hiểu, đề cao phẩm chất của vợ, Tú Xương còn tự oán trách mình, không thể cùng vợ gánh vác trách nhiệm: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/Có chồng hỡ hững cũng như không”.

Thông qua bài thơ, nhiều người cho rằng, bà Tú tuy vất vả, nhưng là người phụ nữ hạnh phúc, bởi được chồng yêu thương, cảm thông và trân trọng.
Thông qua bài thơ, nhiều người cho rằng, bà Tú tuy vất vả, nhưng là người phụ nữ hạnh phúc, bởi được chồng yêu thương, cảm thông và trân trọng.

Thực tế, trong sự nghiệp sáng tác của mình, Tú Xương có hẳn một chùm đề tài viết về bà Tú bao gồm cả thơ, văn tế, câu đối như: Văn tế sống vợ, Tết dán câu đối,…
Thực tế, trong sự nghiệp sáng tác của mình, Tú Xương có hẳn một chùm đề tài viết về bà Tú bao gồm cả thơ, văn tế, câu đối như: Văn tế sống vợ, Tết dán câu đối,…

Trong các bài thơ của mình, ông luôn dành cho vợ một tình yêu dạt dào vô bờ bến như một cách bù đắp cho những vất vả hi sinh của người vợ tảo tần dành cho mình.
Trong các bài thơ của mình, ông luôn dành cho vợ một tình yêu dạt dào vô bờ bến như một cách bù đắp cho những vất vả hi sinh của người vợ tảo tần dành cho mình.


Sau này, Trần Tuấn Khải (1894 - 1983) nhà thơ cùng thời với Tú Xương đã có bài thơ "Viếng bà Tú Xương" viết năm 1931 cũng đề cao đức hi sinh, sự vất vả của bà Tú: "Hơn sáu mươi năm đất Vị Hoàng/Mẹ hiền, vợ đức đã treo gương/Nếm chung trời Việt trăm cay đắng/Vững với con Côi một mối giường…”.
Sau này, Trần Tuấn Khải (1894 - 1983) nhà thơ cùng thời với Tú Xương đã có bài thơ "Viếng bà Tú Xương" viết năm 1931 cũng đề cao đức hi sinh, sự vất vả của bà Tú: "Hơn sáu mươi năm đất Vị Hoàng/Mẹ hiền, vợ đức đã treo gương/Nếm chung trời Việt trăm cay đắng/Vững với con Côi một mối giường…”.

Mời độc giả xem video:Thêm đoạn clip cho thấy nỗ lực cứu bé gái rơi từ tầng 12 của anh Nguyễn Ngọc Mạnh. Nguồn: THDT.



GALLERY MỚI NHẤT