Thông tin này được Thời báo Hoàn Cầu tiết lộ đã gây nên sự chú ý đối với dư luận. Đồng thời làm cho hình ảnh của các loại vũ khí do Trung Quốc chế tạo được đánh giá cao trên thị trường quốc tế.
Quân đội Syria tự do (FSA) đăng tải hai clip cho thấy những chiếc trực thăng Mi-8 của quân chính phủ Syria bị bắn hạ bởi tên lửa. Trong đó, clip đầu tiên quay tại những hình ảnh trực thăng Mi-8/17 bị hạ ở phía Đông thành phố Dei ez-Zor. Còn clip thứ hai ghi lại cảnh chiếc trực thăng còn lại bị tiêu diệt vào ngày 6/3 tại căn cứ không quân Menagh, Tây bắc thành phố Aleppo.
Ngay sau khi đoạn clip trên được phát tán rộng rãi, các chuyên gia quốc tế nhận định đó là hệ thống tên lửa đối không vác vai FN-6 do Trung Quốc sản xuất. Có thể nói, đây là lần đầu tiên FN-6 tham gia chiến đấu trong một cuộc chiến thực sự.
Ảnh nền là hình ảnh trực thăng Mi-8 bị bắn hạ, ảnh to là một binh lính Syria bắn tên lửa FN-6 và ảnh nhỏ phía phải là binh sĩ Trung Quốc dùng FN-6. |
Hiện giới chuyên gia quân sự vẫn chưa giải thích được làm thế nào mà tên lửa Trung Quốc lại "rơi" vào tay quân đội tự do Syria.
" Tiềm năng xuất khẩu vũ khí củaTrung Quốc vẫn rất rộng mở và các loại vũ khí của chúng tôi cần phải tham gia các cuộc xung đột nhiều hơn nữa để chứng minh giá trị và khả năng của chúng”, chủ trang mạng Chinese Military Aviation Daniel Tong nói.
Ông này cũng cho rằng, vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc có kinh nghiệm chiến đấu hạn chế hơn so với sản phẩm của Mỹ và Nga.
“Từ những hình ảnh clip cho thấy một tên lửa bay qua các đám mây trước khi tấn công chiếc trực thăng gần như không thể nhìn thấy. Điều đó chứng tỏ khả năng của lửa đối không FN-6 bắn trúng mục tiêu trong điều kiện thời tiết phức tạp,” ông Tong nhận định.
Khoảnh khắc quả đạn tên lửa FN-6 rời ống phóng. |
Tên lửa FN-6
Tên lửa phòng không vác vai FN-6 (tên gọi đầy đủ là FeiNu-6, biến thể xuất khẩu là HY-6) do Tập đoàn Xuất nhập khẩu chế tạo máy móc chính xác Trung Quốc (CNPMIEC) nghiên cứu chế tạo.
Theo một số nguồn tin, FN-6 có sử dụng một số công nghệ tên lửa vác vai Mistral (Pháp) hoặc tên lửa Stinger (Mỹ).
FN-6 được xếp vào hệ thống tên lửa phòng không vác vai thế hệ 3, được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại kỹ thuật số hiện đại. Loại đầu tự dẫn này có khả năng phân biệt mồi bẫy nhiệt được phóng ra từ máy bay so với luồng nhiệt từ động cơ phản lực.
Hệ thống tên lửa FN-6 có trọng lượng khoảng 16kg, do đó người lính có thể mang vác dễ dàng khi hành quân. Trong hệ thống, quả đạn tên lửa dài 1,49m, đường kính thân 0,072m, thiết kế với một động cơ rocket nhiên liệu rắn. Tên lửa bắn hạ mục tiêu ở tầm 500-6.000m, độ cao từ 150-3.500m.
Hiện nay, Trung Quốc đã xuất khẩu thành công FN-6 tới Malaysia, Peru, Campuchia và Sudan.
TIN LIÊN QUAN