Tên lửa siêu thanh Nga sẽ biến hệ thống SM-3IIA trở thành vô dụng?

Tên lửa siêu thanh Nga sẽ biến hệ thống SM-3IIA trở thành vô dụng?

(Kiến Thức) - Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm cao SM-3IIA. Tuy nhiên với các loại tên lửa hành trình có tốc độ siêu vượt thanh của Nga mới phát triển, những hệ thống này có thể trở lên vô dụng.

Theo nguồn tin của Hải quân Mỹ, vào ngày 17/11 vừa qua, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke DDG 113 John Rain của Hải quân Mỹ, đã tiến hành đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa. Cuộc thử nghiệm này diễn ra ở đảo san hô Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall.
Theo nguồn tin của Hải quân Mỹ, vào ngày 17/11 vừa qua, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke DDG 113 John Rain của Hải quân Mỹ, đã tiến hành đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa. Cuộc thử nghiệm này diễn ra ở đảo san hô Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall.
Hệ thống phóng thẳng đứng MK41 của tàu khu trục John Rain đã phóng  tên lửa đánh chặn SM-3IIA; tên lửa này sử dụng đầu đạn đánh chặn động năng KKV, thực hiện phá hủy tên lửa đạn đạo của đối phương theo nguyên lý "truy đuổi và tiêu diệt". Như vậy Mỹ đã có bước tiến vững chắc, đối với tên lửa đánh chặn.
Hệ thống phóng thẳng đứng MK41 của tàu khu trục John Rain đã phóng tên lửa đánh chặn SM-3IIA; tên lửa này sử dụng đầu đạn đánh chặn động năng KKV, thực hiện phá hủy tên lửa đạn đạo của đối phương theo nguyên lý "truy đuổi và tiêu diệt". Như vậy Mỹ đã có bước tiến vững chắc, đối với tên lửa đánh chặn.
Theo báo chí Mỹ, đây là lần đầu tiên tên lửa đánh chặn SM-3IIA trên biển của Mỹ, thử nghiệm thành công chống tên lửa đạn đạo đang bay ngoài bầu khí quyển; điều này cho thấy, loại tên lửa này có khả năng đánh chặn rất tốt.
Theo báo chí Mỹ, đây là lần đầu tiên tên lửa đánh chặn SM-3IIA trên biển của Mỹ, thử nghiệm thành công chống tên lửa đạn đạo đang bay ngoài bầu khí quyển; điều này cho thấy, loại tên lửa này có khả năng đánh chặn rất tốt.
Cuộc thử nghiệm tên lửa SM-3IIA do Hải quân Mỹ tiến hành vừa qua, đã mô phỏng toàn bộ quá trình tác chiến thực tế, bao gồm phát hiện giai đoạn phóng lên của tên lửa đạn đạo của đối phương, xác định quỹ đạo bay của tên lửa địch và phóng tên lửa đánh chặn SM-3IIA ở tọa độ tính toán sẵn.
Cuộc thử nghiệm tên lửa SM-3IIA do Hải quân Mỹ tiến hành vừa qua, đã mô phỏng toàn bộ quá trình tác chiến thực tế, bao gồm phát hiện giai đoạn phóng lên của tên lửa đạn đạo của đối phương, xác định quỹ đạo bay của tên lửa địch và phóng tên lửa đánh chặn SM-3IIA ở tọa độ tính toán sẵn.
Tên lửa chống đánh chặn SM-3IIA, là một hệ thống vũ khí chống tên lửa tiên tiến, do Mỹ và Nhật Bản hợp tác phát triển. SM-3IIA có thể được triển khai trên các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, có trong biên chế của cả hải quân Mỹ và Nhật Bản.
Tên lửa chống đánh chặn SM-3IIA, là một hệ thống vũ khí chống tên lửa tiên tiến, do Mỹ và Nhật Bản hợp tác phát triển. SM-3IIA có thể được triển khai trên các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, có trong biên chế của cả hải quân Mỹ và Nhật Bản.
Tên lửa đánh chặn SM-3IIA có chiều dài 6,55 m, sử dụng 4 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Tên lửa được phát triển dựa trên biến thể SM-3 Block IB và có khả năng dò tìm mục tiêu tốt hơn. Tên lửa có tầm bắn 2.500 km và tầm cao tiêu diệt mục tiêu 1.500 km.
Tên lửa đánh chặn SM-3IIA có chiều dài 6,55 m, sử dụng 4 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Tên lửa được phát triển dựa trên biến thể SM-3 Block IB và có khả năng dò tìm mục tiêu tốt hơn. Tên lửa có tầm bắn 2.500 km và tầm cao tiêu diệt mục tiêu 1.500 km.
Tên lửa đánh chặn SM-3 IIA sử dụng các ống phóng thẳng đứng MK41, được trang bị trên các tàu khu trục hoặc trên đất liền, có sử dụng hệ thống chiến đấu Aegis. Như vậy, loại tên lửa này có thể trang bị rộng rãi không chỉ trong lực lượng hải quân Mỹ, mà còn cả cho đồng minh; tạo ra lưới lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo rộng khắp toàn cầu.
Tên lửa đánh chặn SM-3 IIA sử dụng các ống phóng thẳng đứng MK41, được trang bị trên các tàu khu trục hoặc trên đất liền, có sử dụng hệ thống chiến đấu Aegis. Như vậy, loại tên lửa này có thể trang bị rộng rãi không chỉ trong lực lượng hải quân Mỹ, mà còn cả cho đồng minh; tạo ra lưới lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo rộng khắp toàn cầu.
Tuy nhiên trái ngược với những "hân hoan" của người Mỹ, sau vụ thử nghiệm thành công tên lửa SM-3IIA, chuyên gia quân sự Nga Anatoly Hitnov cho rằng, tên lửa đánh chặn SM-3IIA có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo, nhưng sẽ bất lực trước loại tên lửa hành trình siêu vượt thanh của Nga.
Tuy nhiên trái ngược với những "hân hoan" của người Mỹ, sau vụ thử nghiệm thành công tên lửa SM-3IIA, chuyên gia quân sự Nga Anatoly Hitnov cho rằng, tên lửa đánh chặn SM-3IIA có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo, nhưng sẽ bất lực trước loại tên lửa hành trình siêu vượt thanh của Nga.
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, đã được trang bị loại tên lửa siêu vượt thanh Avangard vào năm 2019; tên lửa Avangard là một loại thiết bị bay siêu vượt thanh (HGV), được gắn trên tên lửa đạn đạo để phóng lên, trước khi tách ra bay theo lộ trình riêng.
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, đã được trang bị loại tên lửa siêu vượt thanh Avangard vào năm 2019; tên lửa Avangard là một loại thiết bị bay siêu vượt thanh (HGV), được gắn trên tên lửa đạn đạo để phóng lên, trước khi tách ra bay theo lộ trình riêng.
Không giống như tên lửa đạn đạo, giai đoạn giữa thường có quỹ đạo bay tương đối ổn định, nên radar của hệ thống đánh chặn có thể phát hiện và tính toán thời cơ đánh chặn; tuy nhiên với tên lửa hành trình siêu vượt thanh, quỹ đạo bay của tên lửa thay đổi liên tục, cùng với tốc độ cao, nên không thể có loại vũ khí nào có thể đánh chặn.
Không giống như tên lửa đạn đạo, giai đoạn giữa thường có quỹ đạo bay tương đối ổn định, nên radar của hệ thống đánh chặn có thể phát hiện và tính toán thời cơ đánh chặn; tuy nhiên với tên lửa hành trình siêu vượt thanh, quỹ đạo bay của tên lửa thay đổi liên tục, cùng với tốc độ cao, nên không thể có loại vũ khí nào có thể đánh chặn.
Cũng như trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, hệ thống phòng không nhiều tầng, nhiều lớp của Liên Xô đã trở lên vô dụng, khi Mỹ đưa các loại máy bay ném bom tàng hình vào sử dụng; việc Nga đưa vào sử dụng, các loại tên lửa hành trình siêu vượt thanh, đã phá vỡ lợi thế chiến lược của Mỹ, về phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Cũng như trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, hệ thống phòng không nhiều tầng, nhiều lớp của Liên Xô đã trở lên vô dụng, khi Mỹ đưa các loại máy bay ném bom tàng hình vào sử dụng; việc Nga đưa vào sử dụng, các loại tên lửa hành trình siêu vượt thanh, đã phá vỡ lợi thế chiến lược của Mỹ, về phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Mỹ hiện có Chương trình Phòng thủ Tên lửa Quốc gia (NMD) hoàn chỉnh nhất thế giới, bao gồm nhiều hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, được triển khai tại các căn cứ trên bộ và trên biển như SM-3IIA, THADD, Patriot PAC-3; và duy nhất đến nay, tên lửa Patriot của Mỹ, đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud trong chiến đấu.
Mỹ hiện có Chương trình Phòng thủ Tên lửa Quốc gia (NMD) hoàn chỉnh nhất thế giới, bao gồm nhiều hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, được triển khai tại các căn cứ trên bộ và trên biển như SM-3IIA, THADD, Patriot PAC-3; và duy nhất đến nay, tên lửa Patriot của Mỹ, đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud trong chiến đấu.
Việc Mỹ tích cực đầu tư thiết lập hệ thống chống tên lửa, nhằm phá vỡ thế cân bằng chiến lược, được thiết lập thông qua tên lửa đạn đạo giữa Nga và Mỹ. Tuy nhiên, sau sự xuất hiện của tên lửa hành trình siêu vượt thanh của Nga, lợi thế của Mỹ không còn tồn tại.
Việc Mỹ tích cực đầu tư thiết lập hệ thống chống tên lửa, nhằm phá vỡ thế cân bằng chiến lược, được thiết lập thông qua tên lửa đạn đạo giữa Nga và Mỹ. Tuy nhiên, sau sự xuất hiện của tên lửa hành trình siêu vượt thanh của Nga, lợi thế của Mỹ không còn tồn tại.
Nếu Mỹ tiên phong xây dựng hệ thống đánh chặn, thì Nga lại đi đầu trong phát triển tên lửa hành trình siêu vượt thanh; ngoài tên lửa chiến lược Avangard, Nga còn hai loại tên lửa hành trình chiến thuật đó là Kh-47M2 Kinzhal, được phóng từ trên không và Zircon phóng từ nhiều phương tiện, khiến Mỹ phải "run chân".
Nếu Mỹ tiên phong xây dựng hệ thống đánh chặn, thì Nga lại đi đầu trong phát triển tên lửa hành trình siêu vượt thanh; ngoài tên lửa chiến lược Avangard, Nga còn hai loại tên lửa hành trình chiến thuật đó là Kh-47M2 Kinzhal, được phóng từ trên không và Zircon phóng từ nhiều phương tiện, khiến Mỹ phải "run chân".
Vì vậy việc Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm cao SM-3IIA, nhưng việc Nga chuyển sang dùng tên lửa siêu vượt thanh, cũng sẽ biến những hệ thống đánh chặn cực kỳ tốn tiền này, thành đồ vô dụng.
Vì vậy việc Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm cao SM-3IIA, nhưng việc Nga chuyển sang dùng tên lửa siêu vượt thanh, cũng sẽ biến những hệ thống đánh chặn cực kỳ tốn tiền này, thành đồ vô dụng.
Video Club-K: Hệ thống tên lửa hành trình độc đáo nhất thế giới của Nga - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.