Tên lửa Minuteman: 50 năm răn đe thế giới

Vừa qua, Bộ tư lệnh tiến công toàn cầu Mỹ quyết định nâng cấp hiện đại để kéo dài thời hạn sử dụng của tên lửa đạn đạo vượt đại châu (liên lục địa - ICBM) Minuteman-3. 50 năm qua, nhiều loại trang bị, vũ khí đã ra đời, sử dụng rồi đào thải nhưng Minuteman-3 vẫn là trụ cột không thể thay thế của trong bộ 3 răn đe hạt nhân của quân đội Mỹ.

LGM-30 Minuteman là loại tên lửa liên lục địa hay còn gọi là tên lửa vượt đại châu (ICBM - Intercontinental Ballistic Missile) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do hãng Boeing - Mỹ sản xuất. Minuteman-1 ra đời vào năm 1962, là loại tên lửa chỉ phóng được 1 đầu đạn thông thường; phiên bản nâng cấp tiếp theo của nó là Minuteman-2 cũng thuộc loại đầu đạn đơn nhưng sử dụng đầu đạn hạt nhân, được sản xuất năm 1965.

Minuteman-1 có chiều dài 17,55m, đường kính thân 1,67m, trọng lượng phóng 33,1 tấn, sức công phá của đầu nổ tương đương 100 - 200 tấn TNT. Nó có tầm bắn 11.260 km, sai số tối đa 560m.

Cận cảnh giếng phóng Minuteman-1
Cận cảnh giếng phóng Minuteman-1

Minuteman-2 có chiều dài 17,53m, đường kích đoạn lớn nhất là 1,84m, tầm bắn 12.500 km, trọng lượng phóng 33,112 tấn, sử dụng đầu đạn W-56 trọng lượng 726kg, động cơ đẩy hạng nặng xuyên tầng khí quyển 11C, sức công phá của đầu đạn tương đương 1.200.000 tấn TNT, độ sai số là 370m.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman-3 hiện đang sử dụng được bắt đầu cải tạo năm 1966, trang bị hàng loạt năm 1970, bắt đầu từ năm 2009, nó là loại ICBM duy nhất trong biên chế của quân đội Mỹ.

Minuteman-3 có trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m, tầm bay cao tối đa 1120km, tầm bắn 13.000km với tốc độ 7km/s, tương đương 25.200 km/h (Mach23). Mỗi quả tên lửa Minuteman-3 có giá trên 7 triệu USD, hiện quân đội Mỹ có khoảng trên 1000 đầu đạn hạt nhân chuyên sử dụng cho loại tên lửa này.

Cận cảnh giếng phóng Minuteman-3
Cận cảnh giếng phóng Minuteman-3

Loại tên lửa này áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87 với lượng nổ tối đa của mỗi đầu đạn hạt nhân có thể từ 170 kiloton tới 500 kiloton (tương đương 175.000 tấn TNT), sai số mục tiêu từ 85 - 450m. Điểm khác biệt của Minuteman-3 so với 2 phiên bản trước là ngoài phương thức phóng từ giếng phóng nó còn được phóng từ xe chở, nâng cao tính cơ động của tên lửa.

Loại tên lửa này bao gồm 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn; mỗi tầng tương ứng với một  loại động cơ đẩy, chỉ sử dụng trong một giai đoạn bay, sau đó sẽ tách ra và rơi xuống. Giai đoạn 1 sử dụng động cơ Thiokol TU-122 (M-55); giai đoạn 2 là động cơ Aerojet-General SR-19-AJ-1, còn giai đoạn 3 sử dụng Aerojet/Thiokol SR73-AJ/TC-1 làm động cơ đẩy.

Đồ hình minh họa các giai đoạn phóng của tên lửa LGM-30 Minuteman-3 như sau:

 

1: Khởi đầu giai đoạn 1, điểm hỏa động cơ thứ nhất đẩy tên lửa được ra khỏi giếng (A).

2: Khoảng 60 giây sau, khai hỏa động cơ thứ 2, tầng thứ nhất tách ra, rơi xuống, kết thúc giai đoạn 1, chuyển sang giai đoạn 2 (B).

3: Khoảng 120 giây sau, động cơ thứ 3 (C) được khai hỏa và tầng thứ 2 tách ra, rơi xuống, bắt đầu giai đoạn 3.

4: Khoảng 180 giây sau, tầng thứ 3 tách ra, bóc vỏ và lớp chụp đầu đạn (D) để lộ đầu đạn.

5: Phần đế gắn đầu đạn sẽ chuẩn bị được tách ra

6: Đế gắn đầu đạn tách ra, đầu đạn tự bay theo quán tính (E)

7&8: Trong 2 giai đoạn này, bộ vi xử lý của đầu đạn sẽ tự dẫn, nó sẽ lấy độ cao rồi tự phân hướng và phóng liên tiếp xuống mục tiêu.

Theo ANTĐ

[links()]

Đọc nhiều nhất

Tin mới