Tên lửa đạn đạo Trung Quốc thua xa Mỹ

Trang tin StrategyPage nhận định, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Cự Lãng 2 (gọi tắt là JL-2 ) của Trung Quốc không đáng tin bằng tên lửa đạn đạo Trident-II của Mỹ.

Theo StrategyPage, kết quả thử nghiệm của tên lửa Trident I và thử nghiệm Trident II của Mỹ cho thấy tỷ lệ phóng thành công của loại tên lửa này rất lớn. Tên lửa này đạt tỷ lệ phóng thành công 87% trong 23 lần phóng thử và đạt 98% trong 49 lần phóng thử khác.

Sau khi chính thức được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ năm 1990, tên lửa Trident II đã từng được phóng 143 lần mà không hề có một lần thất bại nào.

StrategyPage đánh giá tên lửa đạn đạo Cự Lãng 2 (gọi tắt là JL-2 ) của Trung Quốc không đáng tin bằng tên lửa đạn đạo phóng ngầm Trident-II của Mỹ.
 StrategyPage đánh giá tên lửa đạn đạo Cự Lãng 2 (gọi tắt là JL-2 ) của Trung Quốc không đáng tin bằng tên lửa đạn đạo phóng ngầm Trident-II của Mỹ. 

So với thành công của các lần phóng thử nghiệm tên lửa Trident của Mỹ, Nga và Trung Quốc gặp khá nhiều vấn đề trong việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Tầm bắn tối đa của JL-2 Trung Quốc đạt 8.000 km và được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094. Mỗi tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 có thể mang 12 tên lửa loại này. Thêm vào đó, tên lửa phóng từ tàu ngầm JL-2 có khả năng chạm tới bất cứ mục tiêu nào trong lãnh thổ của Mỹ.

Trên thực tế, JL-2 là một biến thể cải tiến của DF-31. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc vẫn chưa tiết lộ kết quả của các lần phóng thử nghiệm JL-2 như thế nào.

Nga cũng gặp khá nhiều vấn đề trong việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa. Cụ thể, tên lửa Bulava của Nga gần như bị bỏ rơi sau khi chương trình phóng thử nghiệm của nó gặp thất bại và không thể hoàn thành theo đúng thời gian dự kiến vào ngày 23/12/2011. Trong số 18 lần phóng thử nghiệm tên lửa Bulava, 7 lần thất bại tương đương với tỷ lệ thành công chỉ có 61%.

TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU

Đọc nhiều nhất

Tin mới