Tên lửa chống tăng AT-3 mới có thể xuyên giáp 1.000mm

(Kiến Thức) - Tên lửa chống tăng AT-3 (9M14-2 Malyutka 2T) mới do Serbia sản xuất được trang bị hệ thống dẫn hướng tiên tiến cùng khả năng xuyên giáp tới 1.000 mm.

Tên lửa chống tăng AT-3 Sagger (Việt Nam gọi là B72, tên chính thức của Liên Xô là 9M14 Malyutka) là một trong những vũ khí chống tăng được sử dụng rộng rãi nhất do Liên Xô sản xuất. Tên lửa này có mặt ở hầu hết mọi cuộc xung đột trong những năm 1960-1970.

AT-3 sử dụng công nghệ dẫn hướng bằng dây dẫn khá đơn giản. Nhược điểm của công nghệ dẫn hướng này là người bắn phải điều khiển tên lửa trong suốt quá trình bay, cho đến khi trúng mục tiêu. Bù lại, tên lửa miễn nhiễm với các biện pháp gây nhiễu.

Đơn giản trong chế tạo, chí phí thấp và hiệu quả chống tăng cao là lý do để tên lửa này tiếp tục được sử dụng trong quân đội nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. AT-3 vẫn tìm thấy chỗ đứng phù hợp của nó bên cạnh những tên lửa chống tăng hiện đại khác.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, Viện Kỹ thuật Quân sự Serbia (MTI) đã giới thiệu phiên bản mới của AT-3. Phiên bản mới được gọi 9M14-2 Malyutka 2T, còn gọi là 2T5. Tên lửa chống tăng này dài và nặng hơn các phiên bản trước của AT-3.

Ten lua chong tang AT-3 moi co the xuyen giap 1.000mm
Tên lửa chống tăng 2T5 lắp trên xe phóng cơ động. Ảnh:Christopher F Foss. 

Phiên bản 2T5 được trang bị động cơ mới cùng phần mũi bổ sung thêm các vây lái. Tên lửa được lắp đầu đạn HEAT liều đúp có sức xuyên giáp tới 1.000mm sau giáp ERA. Ngoài ra, phiên bản mới sử dụng công nghệ dẫn hướng bán tự động bằng sóng vô tuyến, thay cho điều khiển bằng tay trước đây.

Tên lửa chống tăng 2T5 có tầm bắn 5.000 m. Phiên bản mới được giới thiệu lắp trên xe phóng cơ động BOV 4x4 bánh, với 2 tên lửa mỗi bên lắp trên tháp pháo điều khiển từ xa. Công nghệ dẫn hướng và đầu đạn mới cho phép 2T5 đạt sức mạnh ngang ngửa các tên lửa chống tăng hiện đại khác.

Theo MTI, quá trình thử nghiệm phiên bản 2T5 đã được thực hiện từ một kết cấu cố định với kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, nhà phát triển không tiết lộ thời điểm đưa vào sản xuất loạt. Quá trình sản xuất tên lửa chống tăng AT-3 được thực hiện tại nhà máy của tập đoàn Krusik Holding, tiếp thị và xuất khẩu được thực hiện bởi Yugoimport.

Serbia đã xuất khẩu các phiên bản cũ của tên lửa AT-3 cho nhiều khách hàng trên thế giới. Đó là phiên bản Malyutka 2, tầm bắn 3.000 m với khả năng xuyên giáp 800 mm. Sắp tới, các khách hàng cũ của Serbia sẽ có cơ hội mua phiên bản 2T5 mới để nâng cao khả năng chống tăng.

Khám phá tên lửa chống tăng của Nga khiến Israel “ôm hận”

(Kiến Thức) - Trong cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973, lực lượng xe tăng hiện đại của Israel đã bị "thịt" tới 800-1.000 chiếc bởi tên lửa chống tăng AT-3 do Liên Xô sản xuất.

Kham pha ten lua chong tang cua Nga khien Israel “om han”
Chiến tranh Yom Kippur 1973 giữa liên quân Ai Cập - Syria với Israel là nơi mà nhiều hệ thống vũ khí mới được sử dụng lần đầu. Đáng kể nhất trong số đó là tên lửa chống tăng AT-3 - vũ khí được cho là đã loại khỏi vòng chiến 800-1.000 xe tăng của Quân đội Israel, khiến người Do Thái ôm hận suốt nhiều năm. Sau đó, họ đã cố gắng biện minh rằng, con số kia chỉ là phóng đại, thực tế chỉ có 150 xe tăng bị phá hủy bởi AT-3, còn lại bị B41 triệt hạ. Thế nhưng, dù là 150 hay 800 thì đó vẫn là con số vô cùng lớn, lớn nhất lịch sử sử dụng tên lửa chống tăng chống xe tăng. 

Cực hiếm cảnh BMP-1 bắn tên lửa chống tăng AT-3

(Kiến Thức) - Hình ảnh xe chiến đấu bộ binh BMP-1 ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều, nhưng cảnh BMP-1 bắn tên lửa chống tăng AT-3 thì rất hiếm. 

Cuc hiem canh BMP-1 ban ten lua chong tang AT-3
 BMP-1 là dòng xe chiến đấu bộ binh đầu tiên trên thế giới do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1966 tới nay. BMP đã đem đến khái niệm mới về xe bọc thép chiến đấu trên thế giới. Theo đó, ngoài khả năng chở quân như xe thiết giáp BTR thì BMP-3 còn sở hữu sức mạnh như xe tăng với pháo lớn và đặc biệt là tên lửa chống tăng. Thời bấy giờ, những chiếc BMP-1 được trang bị các tên lửa chống tăng AT-3

Tin mới