Tên gọi tỉnh Nam Định mang ý nghĩa gì?

Tên gọi tỉnh Nam Định mang ý nghĩa gì?

Năm 1822, dưới triều vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đã cho đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định. Kể từ thời điểm này, địa danh Nam Định chính thức xuất hiện trong sử sách Việt Nam.

Nằm ở phía Nam đồng bằng Sông Hồng, tỉnh Nam Định là một vùng đất có bề dày văn hiến lâu đời, quê hương của nhiều nhân vật lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam như Tổng Bí thư Trường Chinh, Trạng nguyên Lương Thế Vinh, các nhà thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương... Ảnh: Cảnh đồng quê ở Vụ Bản, Nam Định.
Nằm ở phía Nam đồng bằng Sông Hồng, tỉnh Nam Định là một vùng đất có bề dày văn hiến lâu đời, quê hương của nhiều nhân vật lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam như Tổng Bí thư Trường Chinh, Trạng nguyên Lương Thế Vinh, các nhà thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương... Ảnh: Cảnh đồng quê ở Vụ Bản, Nam Định.
Trước khi tên gọi Nam Định ra đời, vùng đất này đã được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau. Vào thời Lý, Nam Định thuộc lộ Hải Thanh và lộ Hoàng Giang. Đến thời Trần, phần lớn đất Nam Định được gọi là phủ Thiên Trường. Ảnh: Đền Trần ở thành phố Nam Định.
Trước khi tên gọi Nam Định ra đời, vùng đất này đã được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau. Vào thời Lý, Nam Định thuộc lộ Hải Thanh và lộ Hoàng Giang. Đến thời Trần, phần lớn đất Nam Định được gọi là phủ Thiên Trường. Ảnh: Đền Trần ở thành phố Nam Định.
Năm 1469, vua Lê Thánh Tông chia đất nước thành 13 xứ, Nam Định thuộc xứ Sơn Nam (gồm các tỉnh phía Nam đồng bằng Sông Hồng ngày nay). Năm 1741, vua Lê Cảnh Hưng tách xứ Sơn Nam thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ, thì Nam Định thuộc Sơn Nam Hạ. Ảnh: Chùa Phổ Minh ở thành phố Nam Định.
Năm 1469, vua Lê Thánh Tông chia đất nước thành 13 xứ, Nam Định thuộc xứ Sơn Nam (gồm các tỉnh phía Nam đồng bằng Sông Hồng ngày nay). Năm 1741, vua Lê Cảnh Hưng tách xứ Sơn Nam thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ, thì Nam Định thuộc Sơn Nam Hạ. Ảnh: Chùa Phổ Minh ở thành phố Nam Định.
Năm 1822, dưới triều vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đã cho đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định. Kể từ thời điểm này, địa danh Nam Định chính thức xuất hiện trong sử sách Việt Nam. Ảnh: Cột cờ Thành Nam, thành phố Nam Định.
Năm 1822, dưới triều vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đã cho đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định. Kể từ thời điểm này, địa danh Nam Định chính thức xuất hiện trong sử sách Việt Nam. Ảnh: Cột cờ Thành Nam, thành phố Nam Định.
Trong tên gọi Nam Định, chữ “Nam” có nghĩa là phía Nam, còn chữ “Định” nghĩa là bình định, làm cho yên ổn, là chữ nhà Nguyễn đặt cho nhiều vùng đất với mong muốn đất nước luôn ổn định. Ảnh: Tượng đài Trần Hưng Đạo ở thành phố Nam Định.
Trong tên gọi Nam Định, chữ “Nam” có nghĩa là phía Nam, còn chữ “Định” nghĩa là bình định, làm cho yên ổn, là chữ nhà Nguyễn đặt cho nhiều vùng đất với mong muốn đất nước luôn ổn định. Ảnh: Tượng đài Trần Hưng Đạo ở thành phố Nam Định.
Năm 1832, trấn Nam Định được đổi thành tỉnh Nam Định, gồm cả tỉnh Thái Bình và một phần tỉnh Hà Nam hiện nay. Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng và một phần phía Bắc Nam Định nhập vào tỉnh Hà Nam mới thành lập. Ảnh: Nhà thờ Trái Tim ở Hải Hậu, Nam Định.
Năm 1832, trấn Nam Định được đổi thành tỉnh Nam Định, gồm cả tỉnh Thái Bình và một phần tỉnh Hà Nam hiện nay. Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng và một phần phía Bắc Nam Định nhập vào tỉnh Hà Nam mới thành lập. Ảnh: Nhà thờ Trái Tim ở Hải Hậu, Nam Định.
Sau năm 1945, địa giới hành chính của Nam Định có nhiều thay đổi. Có một giai đoạn ngắn nơi đây gồm tỉnh Nam Định, tỉnh Bùi Chu và thành phố Nam Định trực thuộc trung ương. Tháng 5/1965, tỉnh Nam Định hợp nhất với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Ảnh: Nhà thờ Bùi Chu ở Xuân Trường, Nam Định.
Sau năm 1945, địa giới hành chính của Nam Định có nhiều thay đổi. Có một giai đoạn ngắn nơi đây gồm tỉnh Nam Định, tỉnh Bùi Chu và thành phố Nam Định trực thuộc trung ương. Tháng 5/1965, tỉnh Nam Định hợp nhất với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Ảnh: Nhà thờ Bùi Chu ở Xuân Trường, Nam Định.
Năm 1975, Nam Hà hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1991, Hà Nam Ninh tách thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Năm 1996, Nam Hà tách thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam như hiện tại. Ảnh: Mộ nhà thơ Tú Xương bên hồ Vị Xuyên, thành phố Nam Định.
Năm 1975, Nam Hà hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1991, Hà Nam Ninh tách thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Năm 1996, Nam Hà tách thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam như hiện tại. Ảnh: Mộ nhà thơ Tú Xương bên hồ Vị Xuyên, thành phố Nam Định.
Ngày nay, tỉnh Nam Định được người dân cả nước biết đến qua các ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo như chùa Phổ Minh, chùa Keo Hành Thiện, chùa Cổ Lễ, cùng các lễ hội nổi tiếng như hội Phủ Giày, hội khai ấn đền Trần, hội chợ Viềng... Ảnh: Chùa Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định.
Ngày nay, tỉnh Nam Định được người dân cả nước biết đến qua các ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo như chùa Phổ Minh, chùa Keo Hành Thiện, chùa Cổ Lễ, cùng các lễ hội nổi tiếng như hội Phủ Giày, hội khai ấn đền Trần, hội chợ Viềng... Ảnh: Chùa Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định.
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.