Tể tướng nào dùng Kinh Dịch tiên đoán về đại thắng Nguyên-Mông?

Trần Thì Kiến là một vị tể tướng Đại Việt, từng dùng Kinh Dịch để tiên đoán về cuộc chiến chống quân Nguyên. Ông là người có tài, được Hưng Đạo Vương tiến cử ông lên vua Trần Nhân Tông...

Tể tướng nào dùng Kinh Dịch tiên đoán về đại thắng Nguyên-Mông?

Trần Thì Kiến người làng Cự Xạ, huyện Đông Triều, phủ Tân Hưng (nay là thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), là một vị tể tướng Đại Việt, từng dùng Kinh Dịch để tiên đoán về cuộc chiến chống quân Nguyên. Ông là người có tài năng, được Hưng Đạo Vương mến mộ giữ lại nhà làm môn khách. Sau đó Hưng Đạo Vương tiến cử ông lên vua Trần Nhân Tông, ông được phong làm An phủ sứ phủ Thiên Trường.

Te tuong nao dung Kinh Dich tien doan ve dai thang Nguyen-Mong?

Thiên Trường là nơi xuất sinh của nhà Trần, các vua Trần sau khi nhường ngôi cho con lên làm Thượng Hoàng đều lui về ở Thiên Trường. Thượng Hoàng có hành cung riêng ở Thiên Trường và giám sát cả Thăng Long. Vì thế chỉ những ai được tin tưởng mới được cử làm An phủ sứ Thiên Trường. Điều này cho thấy sự tin tưởng của Triều đình dành cho Trần Thì Kiến.

Theo sử sách ghi chép thì Trần Thì Kiến giỏi về Kinh Dịch. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép rằng:

“Trước đây, quân Nguyên vào cướp nước ta, vua sai Thì Kiến bói, được quẻ Dự biến sang quẻ Chấn là tốt. Mùa hạ năm sau, quân Nguyên đại bại, quả đúng như lời đoán.”

Đây là nói về cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Theo đó, sau khi đánh tan nhà Tống, quân Nguyên tiếp tục mưu đồ tràn xuống phía Nam. Ngay từ tháng 8/1279, sau khi diệt nhà Tống, Hốt Tất Liệt đã ra lệnh đóng thuyền chiến chuẩn bị đánh Đại Việt và Nhật Bản.

Năm 1285, Hốt Tất Liệt phong cho con trai Thoát Hoan là Trấn Nam Vương dẫn hàng chục vạn quân tiến đánh Đại Việt. Thế nhưng vó ngựa đại quân Nguyên Mông vốn giày xéo khắp nơi từ Á sang Âu đã bị chặn lại. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để tránh tên của quân Đại Việt rồi bắt lính khiêng chạy trối chết về nước. Quân Đại Việt vượt qua cả biên giới tiến sâu vào châu Tư Minh của Trung Quốc để tiêu diệt giặc, khiến quân Nguyên hoảng sợ.

Sau đó, trước cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, Trần Thì Kiến lại dùng Kinh Dịch để tiên đoán Đại Việt toàn thắng. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép:

“Mùa thu năm Trùng Hưng thứ hai, quân Nguyên lại vào cướp, vua lại sai bói, được quẻ Quán biến sang quẻ Hoán, đoán: Hoán nghĩa là tan, là điềm giặc tan. Sau quân Nguyên đến sông Bạch Đằng, quả nhiên tan chạy.”

Cuộc chiến lần ba này có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:

Tháng 12/1287, 50 vạn đại quân Nguyên Mông vượt biên giới tiến đánh Đại Việt. Quân Mông Cổ chia làm 3 cánh, trong đó cánh quân thủy đặt dưới sự chỉ huy của Ô Mã Nhi tiến vào vùng biển Đại Việt. Quân Đại Việt tổ chức chặn đánh nhằm tiêu hao bớt rồi rút ngay nhằm bảo toàn lực lượng. Trần Khánh Dư lập công phá đội thuyền lương của giặc, 70 vạn thạch lương chìm xuống biển. Thiếu lương, quân Nguyên sau một thời gian gặp cảnh “vườn không nhà trống” đã phải tính đường rút về nước. Hưng Đạo Vương nhân đó quyết định đánh một trận lớn tại sông Bạch Đằng. Kết quả quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền quân Nguyên, bắt được tướng Nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi.

Như vậy có thể thấy trong hai lần chống quân Nguyên, Trần Thì Kiến đều tiên đoán đúng kết quả.

Năm 1297, vua Trần Anh Tông phong Trần Thì Kiến làm Đại An Phủ Kinh Sư, chuyên về kiểm pháp, sau thăng đến chức Hành Khiển Gián Nghị.

Trần Thì Kiến làm quan nổi tiếng thanh kiêm và công bằng khi xử kiện. Tương truyền rằng có người cùng quê nhân ngày giỗ mời ông mâm cỗ, rồi sau đó ngỏ ý muốn xin xỏ, ông liền móc họng nôn ra trả lại. Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét rằng: “Thì Kiến hành động lạ lùng quá mức để uốn nắn cái tệ xin xỏ của người thời bấy giờ”.

Người đương thời cho rằng ông có khả năng “Khả dĩ chiết ngục”, nghĩa là khả năng phân tích hết mọi lý lẽ rồi mới kết tội, khiến phạm nhân chịu phục không còn gì để nói.

Vua Trần Anh Tông ban tặng Trần Thì Kiến chiếc “hốt” ngà (“hốt” có nghĩa là “thủ bản” vua quan dùng khi thiết triều để nếu có việc thì ghi chép cho khỏi quên) có khắc bài “minh ngự chế” như sau:

Thái Sơn trinh cao

Tượng hốt trinh liệt

Linh trãi tiến giác

Vi hốt nan chiết

Nghĩa là:

Thái sơn rất cao

Hốt ngà rất cứng

Linh trãi dâng sừng

Làm hốt khó gãy

Vì làm quan thanh liêm Trần Thì Kiến được thăng chức dần lên Tả bộc xạ (tương đương Tể tướng). Các quan đời sau đều xem ông là gương sáng để học tập, vua Tự Đức cũng từng làm bài vịnh ca ngợi tài đức của ông.

Vị tướng nào đánh tan quân Tống, bắt sống vua Chiêm?

Đây là vị tướng chỉ huy tối cao của quân đội Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống năm 1075-1077 và bắt vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman 4) trong chiến tranh Đại Việt - Chiêm Thành. 

Vị tướng nào đánh tan quân Tống, bắt sống vua Chiêm?
Vi tuong nao danh tan quan Tong, bat song vua Chiem?
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Lý Thường Kiệt là vị tướng chỉ huy tối cao của quân đội Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống năm 1075-1077. 

Ai viết bộ quốc sử đầu tiên của người Việt?

Bộ quốc sử đầu tiên của người Việt được biên soạn dưới thời nhà Trần, trở thành nền tảng cho sử học nước ta sau này.

Ai viết bộ quốc sử đầu tiên của người Việt?
Ai viet bo quoc su dau tien cua nguoi Viet?
 Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, bộ quốc sử đầu tiên của người Việt được biên soạn dưới thời nhà Trần, với tên gọi Đại Việt sử ký. Tác giả của bộ chính sử này là nhà sử học Lê Văn Hưu. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử.

Triều đại phương Bắc nào chi 5,1 triệu lượng vàng xâm lược nước ta?

Để thực hiện âm mưu xâm lược Đại Việt, triều đại phương Bắc từng huy động tới 5,1 triệu lượng vàng, nhưng cuối cùng vẫn bị đánh cho tan tành.

Triều đại phương Bắc nào chi 5,1 triệu lượng vàng xâm lược nước ta?

Trieu dai phuong Bac nao chi 5,1 trieu luong vang xam luoc nuoc ta?

Từ năm 980 đến năm 1077, nhà Tống có tới 3 lần mang quân sang xâm lược nước ta, nhưng cuối cùng đều bị đánh cho tan tác. Trong đó, theo chính sử nhà Tống ghi lại, để phục vụ âm mưu xâm lược Đại Việt vào năm 1075-1077, vua Tống bỏ ra tới 5,19 triệu lượng vàng cho cuộc chiến.

Trieu dai phuong Bac nao chi 5,1 trieu luong vang xam luoc nuoc ta?-Hinh-2

Năm 1075, nhà Tống rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Để cứu vãn tình hình, vua Tống và tể tướng Vương An Thạch đưa ra kế sách hèn hạ: Xâm lược Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới