Taxi Vinasun lên kế hoạch lỗ 115 tỷ trong năm nay

(Vietnamdaily) - Năm 2020, hãng taxi Vinasun đặt kế hoạch cho doanh thu thấp kỷ lục, phương án xấu nhất có thể ghi nhận lỗ.
 

CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HoSE: VNS) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 dự kiến tổ chức vào ngày 30/6 tới.

Theo tờ trình, Vinasun đặt kế hoạch doanh thu cho năm nay đạt 1.180 tỷ đồng, giảm 41% so với năm trước, mức doanh thu thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây dựa trên kết quả kinh doanh của hãng taxi này. Bên cạnh đó, Vinasun đưa ra kế hoạch lỗ 115 tỷ đồng, mức lỗ đầu tiên kể từ ngày niêm yết.

Trong năm 2019, Vinasun ghi nhận 1.991 tỷ đồng doanh thu, giảm 4% so với năm liền trước, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế đã tăng 9%, đạt 109 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Công ty, tương tự nhiều dịch vụ khác trên cả nước hoạt động của hãng cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch COVID-19. Thậm chí, hãng đã phải tạm dừng hoạt động từ đầu tháng 4 và dự kiến kéo dài đến hết 22/4 hoặc có thông báo mới của UBND TPHCM.

Hoạt động kinh doanh những năm gần đây của Vinasun cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự bùng nổ của các ứng dụng gọi xe công nghệ, đặc biệt là Grab (trước đó là cả Uber). Do vậy, trường hợp xấu nhất phải ghi nhận lỗ.

Taxi Vinasun len ke hoach lo 115 ty trong nam nay
 Vinasun đặt kế hoạch tệ nhất kể từ ngày niêm yết.

Trong quý 1 vừa qua, Vinasun vẫn thu về 366 tỷ đồng doanh thu, giảm 31% so cùng kỳ. Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ taxi vẫn đóng góp trên 87%, còn lại là hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng và cung cấp dịch vụ khác.

Doanh thu sụt giảm mạnh khiến biên lãi gộp kỳ này của Vinasun cũng giảm mạnh xuống 14%, trong khi cùng kỳ năm trước là 22%.

Trong khi đó, Vinasun chi hàng chục tỷ đồng để trả các chi phí phát sinh như 11 tỷ đồng lãi vay; 45 tỷ cho hoạt động bán hàng, 30 tỷ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp…

Sau cùng, Vinasun lỗ hơn 16 tỷ đồng, trong khi quý 1/2019 có lãi ròng 32 tỷ đồng. Đây là quý kinh doanh thua lỗ đầu tiên của hãng taxi này kể từ khi niêm yết vào năm 2008.

Định hướng về kế hoạch 2020, Vinasun dự kiến sẽ đầu tư thêm khoảng 100 xe ôtô các loại, đồng thời thanh lý và bán trả chậm cho tài xế 1.100 xe để kinh doanh dưới hình thức thương quyền. Công ty cũng sẽ phát triển số lượng xe hợp tác kinh doanh với các đối tác bên ngoài thêm 300 chiếc.

Dự kiến đến cuối năm, Vinasun chỉ còn sở hữu 3.921 xe tại cả công ty mẹ và các công ty con, giảm 1.000 chiếc so với năm 2019.

Phúc thẩm 'đại chiến' Vinasun đòi Grab bồi thường 41 tỷ: Tranh cãi không hồi kết

(Vietnamdaily) - "Đại chiến" Vinasun kiện hãng taxi công nghệ Grab đòi bồi thường thiệt hại hơn 41 tỷ đồng đang diễn ra phiên phúc thẩm.

Sáng 10/3, TAND cấp cao tại TP HCM xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và Công ty TNHH Grab (Grab).

Phiên tòa phúc thẩm được mở do có kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn và kháng nghị của VKSND TP HCM và VKSND cấp cao tại TP.HCM.

Bác kháng cáo, buộc Grab bồi thường gần 5 tỷ cho Vinasun

(Vietnamdaily) - Sau một ngày xét xử, TAND Cấp cao tại TP HCM y án sơ thẩm, bác kháng cáo của Vinasun, Grab và kháng nghị của VKS, buộc Grab phải bồi thường cho Vinasun 4,8 tỉ đồng.

HĐXX nhận định, Đề án 24 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho phép Grab thực hiện cung cấp ứng dụng kết nối hợp tác xã vận tải với khách hàng nhưng thực tế Grab lại kinh doanh vận tải.

Đầu năm 2016, số lượng xe đăng ký phù hiệu xe hợp đồng của Grab tăng đột biến, số lượng xe nằm bãi và kinh doanh của Vinasun ngày càng giảm. Điều này cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa việc xuất hiện của Grab với thiệt hại của Vinasun; có sự sụt giảm doanh thu của Vinasun do Grab.

Tin mới