Tàu tàng hình của Hải quân Ấn Độ sắp thăm TP HCM

Cuối tuần này, 2 tàu hải quân Ấn Độ INS Sahyadri và INS Kadmatt sẽ đến Bến cảng Nhà Rồng thăm TP HCM, nhằm tăng cường hợp tác hàng hải giữa hải quân hai nước Việt Nam - Ấn Độ.

Tàu tàng hình của Hải quân Ấn Độ sắp thăm TP HCM

Theo Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, hai tàu Hải quân Ấn Độ, INS Sahyadri và INS Kadmatt dưới sự lãnh đạo của Thống soái Chỉ huy Hạm đội phía Đông, Chuẩn Đô đốc Sanjay Bhalla, sẽ đến Bến cảng Nhà Rồng thăm TP HCM từ ngày 24 đến ngày 26-6-2022. Chuyến thăm tàu lần này rất đặc biệt vì trùng với lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam.

Tau tang hinh cua Hai quan An Do sap tham TP HCM

INS Sahyadri là tàu chiến thuộc lớp Shivalik tàng hình đa nhiệm vụ - Ảnh: India Navy

Chuyến thăm bao gồm các buổi tiếp xúc trao đổi chuyên môn giữa sĩ quan hải quân hai nước, chào và gặp gỡ cán bộ Chính phủ Việt Nam. Đoàn Hải quân Ấn Độ cũng sẽ đến thăm các di tích lịch sử trong nội thành và quanh TP HCM, cũng như các sự kiện thể thao. Các chuyến tham quan tàu hải quân sẽ được tổ chức cho những người bạn của Ấn Độ tại TP HCM. Sau khi hoàn thành giai đoạn thăm cảng, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tiến hành tập trận theo hình thức PASSEX (Passage Exercise).

Ấn Độ và Việt Nam chia sẻ mối quan hệ văn minh lâu đời suốt hai thiên niên kỷ. Quan hệ Ấn Độ-Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây nhờ quan hệ kinh tế sôi động và sự hội tụ trong các vấn đề chính trị, khu vực và an ninh. Quan hệ giữa hai nước đã được nâng lên thành "Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện" trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ tới Việt Nam vào tháng 9-2016.

Hai bên đều coi trọng sự phát triển của quan hệ song phương và đã cùng thực hiện cam kết duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao trong quãng thời gian đầy thử thách của đại dịch Covid-19. Thủ tướng hai nước đã tham dự Hội nghị Cấp cao Trực tuyến vào tháng 12-2020. Tại Hội nghị, một số thỏa thuận quan trọng đã được ký kết, bao gồm Tầm nhìn chung Ấn Độ - Việt Nam vì hòa bình, thịnh vượng và người dân. Thủ tướng Narendra Modi và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc điện đàm ngày 15-4-2022. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Ấn Độ vào tháng 12-2021. Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla thăm Việt Nam vào tháng 4-2022.

Tau tang hinh cua Hai quan An Do sap tham TP HCM-Hinh-2

Tàu Hải quân Ấn Độ, INS Kadmatt

Quốc phòng là một trụ cột quan trọng trong quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã thăm Việt Nam từ ngày 8 đến ngày 10-6-2022. Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ đối tác quốc phòng Ấn Độ-Việt Nam đến năm 2030 đã được ký kết trong chuyến thăm, đưa ra định hướng phát triển trong tương lai của quan hệ đối tác quốc phòng giữa hai nước trong thập kỷ tới. Biên bản ghi nhớ về tương hỗ hậu cần cũng đã được ký kết, đơn giản hóa các thủ tục để hỗ trợ hậu cần một cách hiệu quả.

Theo Đại sứ quán, hợp tác công nghiệp quốc phòng đang nhanh chóng nổi lên như một thành phần quan trọng trong các cam kết quốc phòng song phương. Dự án đóng 12 tàu tuần tra cao tốc cho Bộ đội Biên phòng Việt Nam theo gói tín dụng quốc phòng trị giá 100 triệu USD mà Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam đã hoàn thành tốt đẹp.

Cả hai bên cũng đang nỗ lực sớm triển khai các dự án trong khuôn khổ gói tín dụng quốc phòng trị giá 500 triệu USD Ấn Độ cung cấp. Một số công ty quốc phòng Ấn Độ đang tích cực hợp tác và tham gia thực hiện các dự án tại Việt Nam, theo Tầm nhìn của Ấn Độ về một "Ấn Độ Tự cường" và "Sản xuất tại Ấn Độ - Sản xuất cho Thế giới".

Đại sứ quán cho rằng ngày càng có nhiều sự hội tụ giữa Ấn Độ và Việt Nam trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh địa chính trị và địa kinh tế đang nổi lên ở trong và ngoài khu vực, quan hệ đối tác quốc phòng và an ninh giữa Ấn Độ và Việt Nam là một nhân tố quan trọng cho sự ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cả hai quốc gia đều cam kết đạt được một khu vực hòa bình, ổn định, an ninh, tự do, mở, bao trùm và tuân theo luật lệ.

Hợp tác hải quân là trọng tâm của quan hệ đối tác quốc phòng song phương và bao gồm nhiều hoạt động, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tập trận song phương, sửa chữa, bảo dưỡng và hỗ trợ hậu cần nhằm nâng cao năng lực.

Các chuyến thăm của tàu Hải quân và Cảnh sát biển hai nước giờ đây đã trở thành một hoạt động thường xuyên. Tàu hộ vệ 016 Quang Trung của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đến thăm Ấn Độ đầu năm nay vào tháng 2 để tham gia Cuộc tập trận hải quân đa phương Milan tại Vishakhapatnam, Ấn Độ.

"Chuyến thăm Việt Nam sắp tới đây là một phần trong những hoạt động đang diễn ra và nhằm tăng cường hợp tác hàng hải giữa hải quân hai nước. Chuyến thăm sẽ củng cố tình hữu nghị bền chặt giữa Ấn Độ và Việt Nam và đóng góp vào hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực và trên thế giới"- Đại sứ quán Ấn Độ khẳng định.

INS Sahyadri (F-49) là tàu chiến thuộc lớp Shivalik tàng hình đa nhiệm vụ được đóng cho Hải quân Ấn Độ. Lớp này có tính năng tăng cường khả năng tấn công tàng hình và tấn công trên đất liền hơn lớp Talwar.

INS Kadmatt (P29) là chiếc thứ hai trong số bốn tàu hộ tống tác chiến chống tàu ngầm do Công ty đóng tàu Garden Reach và Kỹ sư của Kolkata chế tạo cho Hải quân Ấn Độ theo Đề án 28. Nó được biên chế vào Bộ Tư lệnh Hải quân phía Đông của Hải quân Ấn Độ.

Choáng ngợp dàn vũ khí "năm cha, bảy mẹ" trên tàu tàng hình Myanmar

(Kiến Thức) - Không chỉ tự thiết kế tàu hộ vệ hạm tàng hình 3.000 tấn, Myanmar còn mạnh dạn đề xuất các đối tác quốc phòng của nước này hỗ trợ vũ khí để tạo nên tàu chiến mạnh nhất nhì Đông Nam Á.

Choáng ngợp dàn vũ khí "năm cha, bảy mẹ" trên tàu tàng hình Myanmar
Choang ngop dan vu khi
 Xuất hiện lần đầu tiên trong đầu những năm 2010, lớp tàu hộ vệ tàng hình Kyan Sittha được xem là một trong những thành tựu công nghiệp quốc phòng quan trọng của Myanmar trong nhiều thập kỷ trở lại gần đây. Tuy nhiên ít ai biết rằng để có thể tạo được một lớp tàu chiến được đánh giá mạnh nhất nhì trong Đông Nam Á, Myanmar được sự hỗ trợ rất lớn từ các đối tác quốc phòng chiến lược của nước này. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.

Thực hư sức mạnh tàu chiến hai thân của Hải quân Iran

(Kiến Thức) - Bắt đầu bị "chụp ảnh trộm" từ năm 2015 và chính thức được Hải quân Iran công bố vào năm 2016, loại tàu hai thân của Iran có những tính năng hoạt động "ảo" đến nỗi phương Tây ít nhiều không tin vào những con số được Iran công bố.

Thực hư sức mạnh tàu chiến hai thân của Hải quân Iran
Thuc hu suc manh tau chien hai than cua Hai quan Iran
 Tàu chiến hai thân duy nhất được đóng theo lớp tàu này của Hải quân Iran được đặt tên là Shahid Mohammad Nazeri. Đây cũng được coi là tên của lớp tàu hai thân dài 55 mét đang được Iran sở hữu này. Nguồn ảnh: DEFA.

"Hàng xóm" của Việt Nam mang đủ bộ tàu chiến ra duyệt binh trên... sông

(Kiến Thức) - Gần như toàn bộ những tàu mặt nước mạnh bậc nhất của Hải quân Myanmar đã vừa tham gia cuộc duyệt binh trên sông Yangon mừng 72 năm ngày thành lập lực lượng.

"Hàng xóm" của Việt Nam mang đủ bộ tàu chiến ra duyệt binh trên... sông
Cuộc duyệt binh mừng 72 năm thành lập và phát triển lực lượng Hải quân Myanmar được tiến hành ngay trên sông Yangon qua Thủ đô của nước này. Nguồn ảnh: Livejournal.
 Cuộc duyệt binh mừng 72 năm thành lập và phát triển lực lượng Hải quân Myanmar được tiến hành ngay trên sông Yangon qua Thủ đô của nước này. Nguồn ảnh: Livejournal.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.