Tàu sân bay Queen Elizabeth tới châu Á, tăng áp lực lên Trung Quốc

Anh sẽ điều một tàu sân bay đến châu Á vào năm 2021 trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc gia tăng liên quan đến vấn đề Hong Kong.

Tàu sân bay Queen Elizabeth tới châu Á, tăng áp lực lên Trung Quốc
"Năm tới, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ dẫn đầu một nhóm tàu của Anh và đồng minh trong việc thực hiện tham vọng lớn nhất của chúng tôi trong hai thập kỷ. Tàu sẽ được điều đến biển Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Đông Á", Thủ tướng Boris Johnson cho biết trong bài phát biểu trực tuyến trước Quốc hội Anh hôm 19/11.
Đây là lần đầu Thủ tướng Boris Johnson cho biết về ý định điều tàu sân bay đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, song giới chức Anh trước đó đã nhiều đề cập về khả năng này. Theo Nikkei, động thái này nhằm gửi thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc - quốc gia đang gia tăng đàn áp chính trị đối với Hong Kong, dẫn đến căng thẳng ngoại giao với Anh.
Tau san bay Queen Elizabeth toi chau A, tang ap luc len Trung Quoc
Anh sẽ điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới châu Á vào năm 2021. (Ảnh: Reuters) 
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Johnson không cho biết thêm chi tiết về việc triển khai tàu sân bay của Anh. Thế nhưng, The Times hồi tháng 7 cho biết, các chỉ huy quân sự Anh đã lập một kế hoạch điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Viễn Đông. Tàu sân bay của Anh có thể tham gia các cuộc tập trận chung với các lực lượng Mỹ và Nhật Bản cũng như các hoạt động tự do hàng hải được thiết kế để thách thức các yêu sách hàng hải ở khu vực.
Ngoài việc triển khai tàu sân bay, trong bài phát biểu hôm 19/11, Thủ tướng Johnson tuyên bố thành lập Lực lượng Không gian mạng quốc gia và Bộ Tư lệnh Không gian để đối phó với các mối đe dọa đang nổi lên đối với an ninh của Anh.
Theo ông, Lực lượng Không gian mạng quốc gia đã đi vào hoạt động, tập trung đội ngũ nhân sự đến từ cơ quan tình báo MI6 và Cơ quan Truyền thông của Chính phủ Anh. Lực lượng này được thành lập nhằm bảo vệ người dân và các công ty Anh khỏi các cuộc tấn công mạng, đối phó với tổ chức khủng bố.
Thủ tướng Johnson cũng cho biết, Vương quốc Anh sẽ phóng vệ tinh và tên lửa đầu tiên từ Scotland vào năm 2022.
“London có kế hoạch chi thêm 16,5 tỷ bảng (21,9 tỷ USD) cho quốc phòng trong 4 năm tới so với cam kết trước đó”, ông Johnson nói. Điều này nâng tổng ngân sách quốc phòng của Anh trong 4 năm lên 190 tỷ bảng, nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác và nhiều hơn bất kỳ đồng minh NATO nào khác ngoại trừ Mỹ.
Washington đã gây áp lực buộc các thành viên NATO phải tăng cường chi tiêu quốc phòng dưới thời Tổng thống Donald Trump và dự kiến sẽ tiếp tục làm như vậy sau khi tổng thống mới của nước này nhậm chức. Truyền thông Anh đã đưa tin phần lớn các kế hoạch của ông Johnson nhằm tái khẳng định cam kết của Anh đối với đồng minh Mỹ.
Anh cũng coi việc tăng chi tiêu quốc phòng là một cách để kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Theo ước tính, việc củng cố ngành công nghiệp quốc phòng có thể tạo ra 10.000 việc làm mới mỗi năm cho nước Anh.

Ngỡ ngàng: Hai tàu sân bay khổng lồ từng tới vịnh Hạ Long

(Kiến Thức) - Chắc chắn hiếm ai biết được rằng trong quá khứ hai tàu sân bay khổng lồ đã từng lưu lại vịnh Hạ Long nhiều ngày. Đó là câu chuyện của những năm 1950, thời điểm cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt nhất. 

Ngỡ ngàng: Hai tàu sân bay khổng lồ từng tới vịnh Hạ Long
Ngo ngang: Hai tau san bay khong lo tung toi vinh Ha Long
Vịnh Hạ Long kể từ khi được khám phá tới nay được xem là một trong những vịnh đẹp nhất Việt Nam, đẹp nhất thế giới có diện tích 1.553km/h bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ. Ngoài giá trị về du lịch, ít ai biết rằng vào những năm 1950, nơi đây được thực dân Pháp xem là “căn cứ quan trọng” và đã đưa không ít tàu chiến lớn bao gồm cả tàu sân bay tới vịnh. Nguồn ảnh: Wikipedia 

Trung Quốc đi từ "học việc" đến "chuyên gia" đóng tàu sân bay thế nào?

(Kiến Thức) - Tàu sân bay thứ hai, Type 001A của Trung Quốc vừa thử nghiệm trên biển lần cuối cùng; như vậy có thể khẳng định Trung Quốc đã vượt qua thời gian "học việc" và bắt đầu tiến tới "làm chủ" công nghệ. 

Trung Quốc đi từ "học việc" đến "chuyên gia" đóng tàu sân bay thế nào?
Trung Quoc di tu
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh trên thực tế là tàu tuần dương hàng không mẫu hạm hạng nặng của Liên Xô, thuộc Dự án 1143.5 Krechet (cùng lớp với tàu Kuznetsov của Nga hiện nay); con tàu này được gọi là Varyag (hoặc Varangian) trong tình trạng đóng dở, tại Nhà máy đóng tàu Biển Đen ở Ukraine vào đầu thập niên 1990. 

Nga bị Trung Quốc chế giễu vì để cháy tàu sân bay duy nhất

Truyền thông Trung Quốc cho rằng sự xuống cấp nặng nề của ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Nga đã khiến nước này phải duy trì tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, bất chấp thực tế nó đáng ra phải bị tháo dỡ.

Nga bị Trung Quốc chế giễu vì để cháy tàu sân bay duy nhất
Nga bi Trung Quoc che gieu vi de chay tau san bay duy nhat
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (tuần dương hạm mang máy bay theo cách gọi của Nga) có vẻ như là một chiến hạm cực kỳ đen đủi, khi liên tiếp xảy ra sự việc không may. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.