Tàu sân bay mới của Nga sẽ dùng máy phóng điện từ

(Kiến Thức) - Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, nước này bắt đầu phát triển máy phóng điện từ cho các tàu sân bay mới.

“Việc phát triển máy phóng điện từ cho tàu sân bay thế hệ mới đang diễn ra. Một mô hình maket đã được chúng tôi làm ra”, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho hãng thông tấn TASS biết hôm 16/9.
Tau san bay moi cua Nga se dung may phong dien tu
Tiêm kích hạm MiG-33 xuất kích từ tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga.
Cũng theo nguồn tin trên, nguyên mẫu của máy phóng điện từ tiên tiến này đã được bàn giao cho Viện Khí nhiệt Động học Trung ương. Máy phóng điện từ này không cần một nồi hơi cỡ lớn và chạy bằng pin.
Hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS) về bản chất là một động cơ cảm ứng tuyến tính với một số cuộn dây tạo ra từ trường xoay. Công nghệ EMALS có một động cơ công suất 100.000 mã lực giúp giảm áp lực trên thân các chiến đấu cơ, từ đó giúp chúng cất cánh nhanh hơn với một vận tốc 333 km/h.
Công nghệ điện từ giúp giảm chi phí bảo trì, bảo dưỡng các máy phóng điện cũng như tăng độ tin cậy và hiệu quả. Ngoài ra, EMALS cũng giúp các chiến đấu cơ cất cánh nhẹ nhàng hơn so với công nghệ trước trên tàu sân bay.

Tàu sân bay Trung Quốc sẽ dùng máy phóng điện từ

(Kiến Thức) - Theo báo chí Trung Quốc thì tàu sân bay tự đóng tương lai nước này có thể sử dụng hệ thống phóng điện tử để phóng máy bay.

Trung Quốc có máy bay J-15 cất cánh bằng máy phóng?

(Kiến Thức) - Trên các diễn đàn mạng Trung Quốc xuất hiện một số bức ảnh được cho là tiêm kích hạm J-15 phiên bản dùng cho máy phóng trên tàu sân bay.

Gần đây, trên mạng xuất hiện một bức ảnh cho thấy, bộ phận bánh đáp trên tiêm kích hạm J-15 đã được sửa đổi để phù hợp với việc sử dụng máy phóng (phóng máy bay trên tàu sân bay). Theo phân tích của một số nhà quan sát quân sự, mẫu J-15 này có thể được phát triển cho tàu sân bay nội địa mà Trung Quốc đang tự chế tạo.
Trung Quoc co may bay J-15 cat canh bang may phong?
 Máy bay J-15 phiên bản mới của Trung Quốc.

Vì sao Việt Nam có xe tăng M24 trong duyệt binh 1955?

(Kiến Thức) - Binh chủng Tăng - Thiết giáp mãi tới năm 1959 mới ra đời, nhưng ngay trong cuộc duyệt binh 1955 đã có 2 chiếc xe tăng M24 Chaffe tham dự. Vậy chúng từ đâu ra?

Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?
Ngày 1/1/1955, mừng chính phủ và Bác Hồ trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến, một cuộc duyệt binh lớn đã được tổ chức ở quảng trường Ba Đình lịch sử. Có thể nói, sau 11 năm thành lập, đây là lần đầu tiên quân đội ta tổ chức một cuộc duyệt binh quy mô. 
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-2
Tham gia trong cuộc duyệt binh này, ngoài các đơn vị bộ đội còn có nhiều xe cơ giới, pháo mặt đất, cối, súng máy phòng không, vốn là những chiến lợi phẩm thu được của địch. Đáng chú ý nhất là có sự xuất hiện của hai chiếc xe tăng M24 Chaffee
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-3
Đây cũng là các xe tăng chiến lợi phẩm mà quân ta đã thu được sau trận Điện Biên. Trước đó, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp mang lên cụm cứ điểm này 10 xe tăng loại M24 Chafee. Những chiếc này được tháo rời ở sân bay Cát Bi và chuyển bằng đường hàng không lên Điện Biên rồi lắp ráp lại. Trong ảnh là lắp ráp xe tăng ở Điện Biên.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-4
 Theo Wikipedia, M24 là loại tăng hạng nhẹ, nặng 18 tấn, trang bị pháo cỡ 75mm. Ngoài ra, có một súng máy Browning 12,7 mm trên nóc tháp pháo và hai súng máy 7,62 mm. Toàn thân xe được bọc giáp dày 9-25 mm. Mỗi kíp xe theo tiêu chuẩn có 5 người.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-5
 10 chiếc xe được biên chế thành đại đội số 3 thuộc Trung đoàn kỵ binh hạng nhẹ số 1 trong đó có một xe chỉ huy mang tên Conti và 3 phân đội. Quân Pháp bố trí 2 phân đội với 6 xe ở Mường Thanh và 1 phân đội với 3 xe ở Hồng Cúm. Trong ảnh là xe tăng mang tên Conti.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-6
 Đến ngày 7/5, trong 10 chiếc đó thì 8 chiếc bị quân đội ta tiêu diệt còn 2 chiếc trở thành chiến lợi phẩm của ta. Những chiếc xe tăng chiến lợi phẩm này đã tham gia vào đoàn quân Việt Minh duyệt binh mừng chiến thắng ở trên cánh đồng Mường Phăng ngày 13/5/1954. Trong ảnh là xe tăng M24 ở Mường Thanh.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-7
 Sau đó, để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh mừng Bác Hồ và Chính phủ kháng chiến trở về Thủ đô, các xe tăng này lại được đưa về Hà Nội để tham dự. Theo báo Quân đội nhân dân, nhiệm vụ đưa xe về Hà Nội được giao cho nhà máy sửa chữa ô tô Chiến Thắng.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-8
 Do chiếc xe cẩu duy nhất của ngành xe nước ta thời đó không đủ khả năng cẩu nguyên chiếc xe tăng lên xe tải để mang về nên những người được giao nhiệm vụ đã tháo chiếc xe ra thành từng cụm chi tiết để chở về. Ảnh minh họa một xe tăng M24.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-9
Hai chiếc xe tăng M24 này sau khi được lắp ráp lại tại nhà máy Chiến Thắng đã được cho chạy thử. Kết quả là xe chạy tốt, đảm bảo kỹ thuật, an toàn và được bàn giao cho Bộ tư lệnh duyệt binh. Trong lễ diễu binh, đi đầu là các khối đi bộ; tiếp theo là các khối xe cơ giới kéo pháo, khối các loại pháo chiến lợi phẩm. 
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-10
 Trước khi xe tăng xuất hiện, loa phóng thanh giới thiệu tính năng của xe tăng là “lô cốt” thép di động, sức cơ động cao, vượt được mọi chướng ngại vật, hỏa lực mạnh... nhưng cũng bị bộ đội ta bắt làm tù binh cùng tướng De Castries.
Vi sao Viet Nam co xe tang M24 trong duyet binh 1955?-Hinh-11
Tuy sau này khi thành lập Binh chủng Tăng Thiết giáp, các loại xe tăng mà quân ta sử dụng là của Liên Xô và Trung Quốc viện trợ như T-34, T-54... nhưng có thể nói rằng 2 chiếc M24 là vốn liếng đầu tiên của lực lượng Tăng thiết giáp Việt Nam. Trong ảnh là các xe tăng T-34 Việt Nam. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới