Tàu ngầm duy nhất của Ukraine gia nhập Hải quân Nga

(Kiến Thức) - Biểu tượng cho lực lượng Hải quân Nga, lá cờ St.Andrew hôm nay (tức 22/3) đã tung bay trên tàu ngầm duy nhất của Ukraine, Zaporizhzhia.

Hãng tin Ria Novosti cho hay, tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Zaporizhzhia của Hải quân Ukraine sẽ gia nhập Hải quân Nga, cụ thể là trong thành phần Hạm đội Biển Đen.
Anatoly Varochkin, chỉ huy lữ đoàn tàu ngầm Hạm đội Biển Đen cho biết một số thông tin khác, đó là hơn một nửa thủy thủ tàu Zaporizhzhia, bao gồm thuyển trưởng, từ chối phục vụ cho Hải quân Nga và quyết định rời khỏi tàu.
“Một nửa còn lại sẵn sàng gia nhập lực lượng Nga và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ hiểu rõ về con tàu ngầm và sẽ tiếp tục gắn bó với nó. Tuy nhiên, con tàu Zaporizhzhia đang trong tình trạng kỹ thuật kém”, chỉ huy Varochkin nói.
Tàu ngầm Zaporizhzhia (U-01).
 Tàu ngầm Zaporizhzhia (U-01).
Theo đó, con tàu ngầm duy nhất của Ukraine sẽ di chuyển tới vịnh Yuzhnaya, tổng hành dinh của Hạm đội Biển Đen của Nga.

Tàu ngầm Zaporizhzhia (U-01) thuộc lớp tàu ngầm phi hạt nhân Project 641 (NATO định danh là Foxtrot) được đóng năm 1970 dưới thời Liên Xô. Ban đầu con tàu phục vụ trong thành phần Hạm đội Biển Bắc, tới năm 1990 thì chuyển sang cho Hạm đội Biển Đen và tới 1997 thì nó chuyển cho Hải quân Ukraine sử dụng.

Zaporizhzhia có lượng giãn nước 2.471 tấn khi lặn, dài 70,1m, thủy thủ đoàn 78 người, lặn sâu tối đa 280m (thời gian lặn liên tục 575 giờ), trang bị 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Dù vậy, con tàu thiết kế rất cũ kỹ, lạc hậu nên hiện nay hầu như nó chỉ phù hợp cho nhiệm vụ tuần tra biển.

Hồi đầu tuần này, tổng cộng có 72 đơn vị quân đội ở Crimea đã treo cờ Nga và nộp đơn xin gia nhập vào các lực lượng vũ trang Nga. Vào hôm 21/3, Tổng thống Putin đã ký sắc lênh cuối cùng để phê chuẩn hiệp ước tái thống nhất bán đảo Crimea vào Liên bang Nga.
Lãnh đạo ở nước cộng hòa tự trị thân Nga Crimea đã từ chối công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới ở Kiev sau khi phế truất Tổng thống Yanukovych.
Trong khi đó, tờ Kryminform hôm nay (22/3) đưa tin, một đơn vị lính nhảy dù Ukraine (được điều từ Dnepropetrovsk tới Crimea) để tăng cường cho Lữ đoàn bảo vệ bờ biển số 36 đã rời khỏi khu tự trị này một cách an toàn. Xuất phát từ địa điểm đóng quân ở ngôi làng Perevalnoye, hai xe bọc thép của lực lượng quân đội Ukraine đã chở đơn vị này tới khu vực biên giới với Ukraine.

Máy bay Malaysia có thể nằm trong tay Taliban?

(Kiến Thức) - Giới chức Malaysia đang nỗ lực tìm cách để có thể giám sát các căn cứ do Taliban kiểm soát vì cho rằng, máy bay mất tích có thể “lạc” tới khu vực này.

10 ngày sau khi bị phát hiện biến mất bí ẩn, các nhà điều tra vẫn không tìm được bất cứ dấu vết nào của chuyến bay MH370. Theo các nhà điều tra, bộ truyền phát tín hiệu của máy bay đã cố tình bị ai đó vô hiệu hóa bởi một người có chuyên môn về hàng không vì nó tiếp tục truyền tín hiệu tới vệ tinh dù ra khỏi tầm kiểm soát của radar.

Trung Quốc - “ngư ông đắc lợi” trong cuộc khủng hoảng Ukraine

(Kiến Thức) - Ít ai có thể ngờ rằng, Trung Quốc sẽ là “ngư ông đắc lợi” trong cuộc khủng hoảng Ukraine nếu như cả Nga và Mỹ "mải mê" chinh chiến.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể coi là “sản phẩm” của ham muốn khôi phục lại quyền kiểm soát bán đảo Crimea của phía Nga. Tuy nhiên, để đối phó với vấn đề này, chính quyền Obama đã đưa ra những quyết sách có phần sai lầm ở mỗi bước. Và khi quân đội Nga bắt đầu triển khai quân ở Crimea, những khuyết điểm đó của Washington càng bộc lộ rõ.
Tổng thống Mỹ Obama tiếp tục sử dụng một “chuỗi chính sách quen thuộc” (mà đã thất bại nhiều lần ở những nơi khác): Giai đoạn 1, đưa ra các tuyên bố táo bạo và bảo thủ; Giai đoạn 2, đặt uy tín và tín nhiệm của nước Mỹ trên bờ vực nguy hiểm; Giai đoạn 3, không thể đưa ra bất cứ chính sách hữu dụng nào cả. Chính sách đối với Syria là minh chứng rõ ràng cho thất bại này của Washington.

Đọc nhiều nhất

Tin mới