Tàu ngầm Ấn Độ chìm vì “yếu tố con người”?

(Kiến Thức) - Hầu hết các chuyên gia nhất trí rằng làm chìm chiếc tàu ngầm Sindurakshak “chất lượng tuyệt hảo” chỉ có thể bởi cái gọi là “yếu tố con người”.

Tàu ngầm Ấn Độ chìm vì “yếu tố con người”?
Vụ nổ tàu ngầm Sindurakshak ở cảng Mumbai, Ấn Độ.
Vụ nổ tàu ngầm Sindurakshak ở cảng Mumbai, Ấn Độ.
Tai nạn bi thảm ngày 14/8 của tàu ngầm Ấn Độ Sindurakshak đã khơi lên cuộc tranh luận nóng bỏng trong giới chuyên gia. Có không ít phương án giả định về nguyên nhân cụ thể của vụ nổ và đám cháy trên tàu, làm thiệt mạng 18 thủy thủ.
Các tàu ngầm diesel-điện chế tạo tại Nga trong đề án Varshavyanka, trong đó có Sindurakshak, đã nhiều năm phục vụ khắp các vùng biển thế giới và chứng tỏ chất lượng tuyệt hảo. Vì vậy, đơn giản là không thể có chê trách gì về khía cạnh kỹ thuật của con tàu. Hơn thế nữa, vào thời điểm xảy ra vụ nổ, tàu ngầm Sindurakshak đang chuẩn bị ra biển. Nó đã được đại tu ở Nga cách đây 1 năm.
Ông Igor Korochenko - chủ biên tạp chí Quốc phòng đồng thời là Ủy viên Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng LB Nga - nhận định: “Các tàu ngầm của đề án Varshavyanka rất chắc chắn, phục vụ không chỉ một thập niên qua trong thành phần của hạm đội Nga. Ngoài ra, tàu ngầm được cung cấp cho hàng loạt quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và cũng hoạt động không hề có sự cố. Vì vậy, nếu nói rằng vấn đề gắn với bản thân con tàu, theo tôi, là không đúng. Hơn nữa là sau khi được nâng cấp, con tàu đã dong khơi về Ấn Độ, vượt qua hơn 10.000 hải lý. Thực tế cho thấy rằng ở đây có hai nguyên nhân giả định – đó là thao tác vi phạm quy tắc an toàn và vi phạm quy tắc vận hành - dẫn đến bi kịch như vậy”.
Tàu ngầm Sindurakshak bị chìm sau vụ nổ.
Tàu ngầm Sindurakshak bị chìm sau vụ nổ.
Ý kiến đánh giá này được xác nhận bởi thông báo trên tờ Mumbai Mirror. Dẫn nguồn tin trong Hải quân Ấn Độ, Mumbai Mirror cho biết nguyên nhân vụ tai nạn có thể là vụ đoản mạch do lỗi của thủy thủ đoàn khi nạp tên lửa. Vào đêm Thứ Tư (14/7) thủy thủ đoàn đã nạp vào hai khoang đặc biệt trên tàu ngầm các tên lửa hiện đại Club-S do Nga sản xuất. Có quan điểm cho rằng trong ngăn thứ nhất đã nạp 8 tên lửa ổn thỏa, nhưng ở ngăn thứ hai các thủy thủ đã làm sai và cài đặt một tên lửa không đúng qui cách, dẫn đến chập mạch kích tên lửa phát nổ.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn của đài Tiếng nói nước Nga, một sĩ quan hưu trí từng là Thuyền trưởng hạng I của Hải quân Ấn Độ, ông Parambir Singh Bawa, cho rằng nguyên nhân tai nạn có thể là vụ nổ khí hydro.
Ông Parambir Singh Bawa nêu ý kiến: “Tôi đã chỉ huy một đơn vị tàu ngầm ở Bombay vào năm 1982 và tôi biết rõ những chiếc tàu ngầm này. Phía Ấn Độ hoàn toàn bác bỏ giả thiết phá hoại. Có lẽ do cái gì đó xảy ra trên tàu. Tôi cho rằng thủ phạm gây tai nạn bi thảm có thể là vụ nổ khí hydro. Đang tiến hành xác định nguyên nhân sự cố. Các chuyên viên tàu ngầm thế hệ chúng tôi đều được đào tạo xuất sắc ở Nga. Sau đó, chúng tôi lại huấn luyện thủy thủ tàu ngầm ở Ấn Độ. Họ đều trải qua quá trình rèn luyện chuẩn bị về chuyên môn một cách hoàn hảo. Qua hơn 40 năm phục vụ ở chỗ chúng tôi không hề xảy ra bất kỳ tai nạn nghiêm trọng nào”.
Được biết, khối accu trên các tàu ngầm cần được nạp định kỳ. Về lý thuyết, trong quá trình sạc accu có thể xảy ra rò rỉ khí hydro. Một vấn đề khác còn ở chỗ là trong thời gian mùa đông, khi tàu ngầm Sindurakshak trải qua kỳ tu bổ bảo dưỡng hiện đại hóa ở Nhà máy đóng tàu của Nga, theo yêu cầu của bên khách hàng, tất cả các accu do Nga chế tạo trước đây lắp trên tàu ngầm Sindurakshak đã được thay thế bằng accu Ấn Độ. Chất lượng của những accu này thì các chuyên gia Nga không có quyền kiểm chứng. Hải quân Ấn Độ đang điều tra vụ việc.

Cuộc chiến ngầm Trung Quốc-Ấn Độ ở Biển Đông

Cuộc chiến ngầm Trung Quốc-Ấn Độ ở Biển Đông
Tàu chiến Trung Quốc đang tiến vào Ấn Độ Dương.
 Tàu chiến Trung Quốc đang tiến vào Ấn Độ Dương.

Liệu Ấn Độ có đủ sức phong tỏa TQ trên biển?

(Kiến Thức) - Hải quân Ấn Độ có một tuần đầy ắp những sự kiện lớn, với việc hạ thủy tàu sân bay Vikrant, tàu ngầm Arihant chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên.

Liệu Ấn Độ có đủ sức phong tỏa TQ trên biển?
Hạ thủy tàu sân bay Vikrant do Ấn Độ tự thiết kế chế tạo.
Hạ thủy tàu sân bay Vikrant do Ấn Độ tự thiết kế chế tạo.

“Gót chân Achilles” của Trung Quốc là Ấn Độ Dương

Canada dồn quân về Thái Bình Dương đối phó TQ

(Kiến Thức) - Giới phân tích quốc phòng kêu gọi Hải quân Canada nên điều động đội tàu chiến về vùng biển phía Tây để đối phó với sự bành trướng quân sự của Trung Quốc.

Canada dồn quân về Thái Bình Dương đối phó TQ
Tàu chiến của Hải quân Canada.
Tàu chiến của Hải quân Canada.
Theo giới phân tích quốc phòng, Canada nên bỏ lối suy nghĩ Chiến tranh Lạnh và điều động các tàu chiến từ Halifax tới khu vực British Columbia để đối phó với những động thái ngày càng quyết đoán và khiêu khích của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, đặc biệt là liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.