Canada dồn quân về Thái Bình Dương đối phó TQ

(Kiến Thức) - Giới phân tích quốc phòng kêu gọi Hải quân Canada nên điều động đội tàu chiến về vùng biển phía Tây để đối phó với sự bành trướng quân sự của Trung Quốc.

Canada dồn quân về Thái Bình Dương đối phó TQ
Tàu chiến của Hải quân Canada.
Tàu chiến của Hải quân Canada.
Theo giới phân tích quốc phòng, Canada nên bỏ lối suy nghĩ Chiến tranh Lạnh và điều động các tàu chiến từ Halifax tới khu vực British Columbia để đối phó với những động thái ngày càng quyết đoán và khiêu khích của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, đặc biệt là liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Chính phủ Mỹ đã công bố kế hoạch đưa 60% lực lượng Hải quân tới vùng biển phía Tây nước này vào năm 2012 như là một phần trong kế hoạch “hướng Đông” để biến thế kỷ 21 trở thành “thế kỷ Thái Bình Dương” của Mỹ như lời phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Hạm đội tàu chiến của Canada được chia theo tỷ lệ 60-40 với ưu tiên dành cho bờ biển Đại Tây Dương. Cụ thể, 2 khu trục hạm và 7 khinh hạm của Hải quân Canada đóng ở căn cứ Halifax trong khi 1 khu trục hạm và 5 khinh hạm khác đóng ở căn cứ Esquimalt.
Ngoài ra, tổng cộng có 18 các tàu ngầm, tàu tuần tra hàng hải và các tàu tiếp tế được triển khai tới căn cứ Halifax, nơi có xấp xỉ 5.000 quân nhân và 2.000 nhân viên nhân sự. Trong khi đó, căn cứ Esquimalt 4.000 quân nhân and 2.000 nhân viên dân sự chỉ nhận được tổng cộng 15 tàu.
Khu trục hạm Trung Quốc Wuhan dẫn đầu hạm đội tàu chiến Hải quân tham gia tập trận chung với Nga trên biển Nhật Bản ngày 3/7/2013,
 Khu trục hạm Trung Quốc Wuhan dẫn đầu hạm đội tàu chiến Hải quân tham gia tập trận chung với Nga trên biển Nhật Bản ngày 3/7/2013,
Nhà phân tích David McDonough nhấn mạnh, Ottawa nên đảo ngược lại sự phân bổ lực lượng với ít nhất 60% tàu chiến Hải quân nên được triển khai ở Thái Bình Dương.
Ông McDonough cũng nhấn mạnh, một hạm đội tàu ngầm trước kia với 2 tàu còn hoạt động nên được triển khai để đảm đương các sứ mệnh trên biển thường xuyên.
“Hiện nay, mối đe dọa trên bờ biển Đông không quá nghiêm trọng trong khi Thái Bình Dương lại đang là một môi trường nguy hiểm hơn nhiều”, nhà phân tích McDonough nhấn mạnh.
Ông McDonough dẫn dẫn chứng rằng, Mỹ, Nhật Bản và Australia đều đang gấp rút thực hiện các bước để mở rộng sức mạnh quân sự nhằm đối phó với sự bành trướng của hải quân Trung Quốc. Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Philippines và Nhật Bản ngày càng dấy lên nỗi quan ngại về một cuộc xung đột tiềm năng tại Thái Bình Dương.
Theo đó, ông McDonough cho rằng, Canada có thể sử dụng các tàu ngầm diesel lớp Victoria hiện đại để xây dựng và củng cố khả năng tác chiến chống ngầm trong khu vực. Đi kèm với sự triển khai này là yêu cầu xây dựng một hạm đội tàu ngầm mới và thay thế một loạt máy bay tuần tra hàng hải đã lỗi thời Aurora.
Những động thái này sẽ trở thành sự hỗ trợ quý báu cho các lực lượng Mỹ đang ở giai đoạn khó khăn và phải đối phó với “một Trung Quốc đang mở rộng hạm đội hải quân và thể hiện sự quyết đoán ngày càng tăng trong các tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng trong khu vực”.
Tàu ngầm HMCS Victoria xuất hiện gần căn cứ Esquimalt ngày 20/2/2012
 Tàu ngầm HMCS Victoria xuất hiện gần căn cứ Esquimalt ngày 20/2/2012
Trong khi đó, Đô đốc đã về hưu Roger Girouard, hiện tham gia giảng dạy ở ĐH Royal Roads ở tiểu bang Victoria cũng nhấn mạnh, Canada nên tìm cách trở thành một "cường quốc Thái Bình Dương”.
"Canada không nên mong những vận may từ trên trời rơi xuống nhờ các tác động tích cực của thị trường châu Á nếu họ không sẵn sàng đầu tư vào việc gìn giữ và tăng cường an ninh, ổn định khu vực nhằm tạo ra môi trường tích cực cho các thị trường này phát triển mạnh mẽ", ông Girouard nhận xét.
Tuy nhiên, ông Girouard cũng bình luận rằng, ưu tiên quân sự ở căn cứ Halifax vốn đã là truyền thống cố hữu. Do đó, khả năng tăng cường tàu chiến tới căn cứ Esquimalt sẽ là khái niệm không dễ được chấp nhận và sẽ phải đối mặt với một số trở ngại chính trị.
Tuy nhiên nhà phân tích cho rằng, chiến lược “xoay trục vè Thái Bình Dương” của Canada sẽ không dẫn đến sự thay đổi cơ bản của căn cứ Halifax. Nó sẽ vẫn là căn cứ quân sự quan trọng, đóng vai trò là nơi diễn ra các cuộc tập trận của các lực lượng Canada cũng như các lực lượng khác. Halifax cũng sẽ vẫn là nhà của các tàu tuần tra Bắc Cực khi chúng được triển khai.
Hiện cả Thủ tướng Canada Stephen Harper và Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter MacKay đều chủ trương và có những bước đi đáng kể trong nỗ lực cải thiện quan hệ quân sự với các nước châu Á-Thái Bình Dương. Đầu tiên là nỗ lực thành công của Canada để tham gia vào các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương với Mỹ và một số “cường quốc kinh tế quan trọng trong khu vực”.
Năm ngoái, 1.400 quân nhân Canada tham gia cuộc tập trận quân sự thường niên được tổ chức 2 năm một lần trong khu vực do Mỹ dẫn đầu. Ông McDonough nhấn mạnh, số lượng quân nhân Canada tham gia cuộc tập trận là kỷ lục cũng như đây là lần đầu tiên các lực lượng Canada giữ các vai trò quan trọng hơn.

Ngắm những phong cảnh "chỉ có ở Hàn Quốc"

(Kiến Thức) - Hàn Quốc nổi tiếng “sơn thủy hữu tình”, có bề dày văn hóa truyền thống và những phong cảnh tuyệt vời cổ kính hoang sơ.

Ngắm những phong cảnh "chỉ có  ở Hàn Quốc"
Halla Mountain là ngọn núi cao nhất Hàn Quốc và là biểu tượng của đảo Jeju, với 4.000 loài động vật sinh sống.
Halla Mountain là ngọn núi cao nhất Hàn Quốc và là biểu tượng của đảo Jeju, với 4.000 loài động vật sinh sống.

Kinh hoàng đường tàu xuyên qua đường băng

(Kiến Thức) - Gisborne một trong số ít các sân bay có đường sắt chạy qua nằm ở ngoại ô phía tây thành phố Gisborne, bờ biển phía đông Đảo Bắc của New Zealand.
 

Kinh hoàng đường tàu xuyên qua đường băng
Gisborne là một sân bay nhỏ rộng chỉ khoảng 1,6 km2 có một đường băng chính và 3 đường băng trên cỏ. Đường băng chính bị cắt bởi tuyến đường sắt Bắc Palmerston – Gisborne.
 Gisborne là một sân bay nhỏ rộng chỉ khoảng 1,6 km2 có một đường băng chính và 3 đường băng trên cỏ. Đường băng chính bị cắt bởi tuyến đường sắt Bắc Palmerston – Gisborne.
Cả đường sắt lẫn đường băng ở Gisborne đều còn hoạt động.
 Cả đường sắt lẫn đường băng ở Gisborne đều còn hoạt động.

Nội chiến “cắt” Syria thành 3 mảnh đổ nát

(Kiến Thức) - Nội chiến chia cắt Syria thành 3 mảnh, với chế độ Assad kiểm soát hành lang Bắc-Nam, phiến quân kiểm soát mạn Tây Nam còn người Kurd kiểm soát mạn Đông Bắc.

Nội chiến “cắt” Syria thành 3 mảnh đổ nát
Chiến tranh đường phố, đặc trưng của cuộc nội chiến Syria.
Chiến tranh đường phố, đặc trưng của cuộc nội chiến Syria.
Xe tăng quân đội Syria ở bên ngoài Nhà thời Hồi giáo Khaled bin Walid ngày 31/7, sau khi đánh chiếm quận Khalidiyah trọng yếu của thành phố Homs.
Xe tăng quân đội Syria ở bên ngoài Nhà thời Hồi giáo Khaled bin Walid ngày 31/7, sau khi đánh chiếm quận Khalidiyah  trọng yếu của thành phố Homs. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.