Tàu đổ bộ TQ làm gì gần bờ biển Syria?

(Kiến Thức) - Tuần trước, có tin nói rằng Trung Quốc có thể phái tàu đổ bộ lớn Tỉnh Cương Sơn đến bờ biển Syria.

Tàu đổ bộ lớn của Trung Quốc có lượng choán nước tới 26.000 tấn.
Tàu đổ bộ lớn của Trung Quốc có lượng choán nước tới 26.000 tấn.
Nếu thông tin này được xác nhận, thì đây sẽ là một sự thay đổi lớn của Trung Quốc liên quan đến các cuộc xung đột cục bộ với sự tham gia của Mỹ. Có lẽ, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ làm như Nga, tức là sẽ sử dụng hạm đội của mình để chứng minh sự hiện diện, giành sự ủng hộ chính trị và cung cấp các thứ hàng tiếp tế cho các nước đồng minh đang bị phương Tây gây sức ép. Đó là ý kiến của chuyên gia Nga Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ.
Không thể loại trừ khả năng, trong tương lai, các hoạt động tương tự của Trung Quốc sẽ được thực hiện cùng với Nga. Và các cuộc tập trận hải quân Nga-Trung quy mô lớn trong những năm gần đây nhằm tập luyện hoạt động theo kịch bản như vậy.
Trước đây, Trung Quốc đã phái một tàu chiến đến khu vực xung đột. Năm 2011, tàu khu trục tên lửa Từ Châu trong đoàn tàu Trung Quốc ở Vịnh Aden đã được phái đến bờ biển Libya để di tản các công dân Trung Quốc khỏi nước đó. Tuy nhiên, việc phái tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn chứa tới 1.000 quân tới bờ biển của Syria có nguyên nhân khác. Theo tin của báo chí Trung Quốc, vào cuối tháng Tám, ở Syria chỉ còn lại 46 công dân Trung Quốc. Chắc là, việc đưa đi sơ tán số người này bằng tàu đổ bộ có lượng choán nước 28.000 tấn là không hợp lý. Trung Quốc có thể sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển nhóm nhỏ công dân nước này đến một quốc gia lân cận và sau đó đưa họ về nước bằng đường không.
Nga thường xuyên phái các tàu đổ bộ tới gần bờ biển Syria. Ngày 4/9, một nguồn thạo tin về hợp tác quân sự Nga-Syria cho biết các tàu đổ bộ Nga được sử dụng để vận chuyển vũ khí cho Syria. Nga bắt đầu sử dụng các tàu đổ bộ cho mục đích này sau khi năm ngoái Vương quốc Anh đã chặn lại tàu vận tải dân sự Alaed chuyên chở các máy bay trực thăng đã được sửa chữa cho quân đội Syria. Khác với các tàu dân sự, tàu đổ bộ không thể bị bắt giữ, không thể bị chặn lại hoặc kiểm tra.
Các chuyến đi Syria đã trở thành gánh nặng đáng kể cho lực lượng đổ bộ của hạm đội Nga gồm số lượng hạn chế các tàu lỗi thời (lượng choán nước chỉ gần 4.000 tấn). Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ đang chuẩn bị chiến dịch quân sự chống Syria, Nga đã phái thêm hai tàu đổ bộ đến bờ biển nước này. Nếu cần thiết, các tàu này có thể được sử dụng để sơ tán công dân Nga khỏi Syria.
Nga và Trung Quốc đạt được tiến bộ lớn trong sự ủng hộ chính trị đối với chính phủ Syria đang chịu áp lực của các thế lực bên ngoài. Trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, quốc gia này muốn giữ lập trường chủ động hơn về các vấn đề cấp bách nhất trong nền chính trị thế giới. Trong tương lai gần, thế giới có thể chứng kiến sự tham gia lớn hơn của Trung Quốc trong các hoạt động chung và trong một số trường hợp Trung Quốc có thể nhận vai trò chỉ huy.

Trung Quốc điều tàu chiến tới ngoài khơi Syria

Một tàu đổ bộ của Trung Quốc mang tên Tỉnh Cương Sơn cùng 1.000 lính thủy đánh bộ đã đến Biển Đỏ, trên đường tới Địa Trung Hải ngoài khơi Syria.

Tàu đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc.
Tàu đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc.
Truyền thông Israel ngày 6/9 dẫn lời một số nguồn tin hải quân phương Tây cho biết Bắc Kinh đã bí mật triển khai nhiều tàu chiến đến vùng biển đối diện với Syria. Nếu thông tin này được xác nhận, đây sẽ là lần triển khai lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Trung Đông trong lịch sử hải quân nước này.

Đánh Syria, Mỹ phải đối mặt các lực lượng nào?

Giữa lúc quân chính phủ đang chuẩn bị ra đòn cuối cùng đánh gục phiến quân, Mỹ tìm cách đánh Syria với cái cớ "sử dụng vũ khí hóa học"

Cuộc đối đầu Assad-Obama
Cuộc đối đầu Assad-Obama
Những thế lực cố gắng bằng biện pháp quân sự tiêu diệt chính quyền Syria và xây dựng lên một chính phủ mới đang rơi vào một tình huống vô cùng phức tạp khi trên thực tế, lực lượng nổi dậy đang thất bại trên mọi chiến trường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.