Đánh Syria, Mỹ phải đối mặt các lực lượng nào?

Giữa lúc quân chính phủ đang chuẩn bị ra đòn cuối cùng đánh gục phiến quân, Mỹ tìm cách đánh Syria với cái cớ "sử dụng vũ khí hóa học"

Đánh Syria, Mỹ phải đối mặt các lực lượng nào?
Cuộc đối đầu Assad-Obama
Cuộc đối đầu Assad-Obama
Những thế lực cố gắng bằng biện pháp quân sự tiêu diệt chính quyền Syria và xây dựng lên một chính phủ mới đang rơi vào một tình huống vô cùng phức tạp khi trên thực tế, lực lượng nổi dậy đang thất bại trên mọi chiến trường.

Ngoài lực lượng quân đội chính quy của Syria, tham gia vào xung đột còn có thêm hai lực lượng mà khả năng chiến đấu rất cao là Hezbollah và lực lượng chiến binh người Kurd.

Hezbollah năm 2006 đã chiến đấu với quân đội Israel, một lực lượng quân sự mạnh nhất Trung Đông và đã gây cho Israel những tổn thất đáng kể. Israel đã tổn thất không những về binh lực mà trang thiết bị, phương tiện chiến đấu hiện đại như xe tăng Merkave -IV cũng bị thiệt hại.

Lực lượng các chiến binh người Kurd là một tổ chức vũ trang có khả năng chiến đấu rất tốt, được rèn luyện trong cuộc chiến đấu kéo dài nhiều năm chống lại lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và từng chiến đấu chống lại quân đội, cảnh sát Iraq trong thời kỳ Saddam Hussein.

Ngoài ra, cũng có những lực lượng tình nguyện từ các nước khác đến Syria và tham gia cùng quân đội chính phủ Syria, có nhiều dấu hiệu cho thấy lực lượng tình nguyện đến từ Iran cũng đã chiến đấu ở Syria. Một vấn đề đáng ngại hơn nữa, sau khi tạm thời nếm thử cái gọi là “chính quyền dân chủ”, những người dân đang sống trong khu vực dưới quyền kiểm soát của lực lượng nổi dậy đại đa số đã quay lại ủng hộ chính quyền Syria và giúp đỡ lực lượng quân sự của ông Bashar al-Assad.

Những vụ giết người hàng loạt và hung bạo của các chiến binh Hồi giáo cực đoan càng đào sâu thêm sự thù hận của người dân với lực lượng nổi dậy. Có thể trên một góc độ nào đó, thế giới không thể nắm chắc được, ai đã sử dụng vũ khí hóa học giết hại hàng nghìn người dân ngoại vị Damascus, nhưng người dân Syria thì biết chắc chắn điều đó và họ cũng không thể quên.

Những lực lượng đồng minh của chính quyền Syria trên thực tế khá mạnh và được tổ chức tốt, Hezbollah và tổ chức chiến binh người Kurd nhiều lần đã chứng minh khả năng. Họ sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất thành thạo, không hề thua kém lực lượng chiến binh nổi dậy. Không những thế, kỹ năng chiến đấu của họ cũng rất tốt trong các trận đánh nhỏ lẻ và các trận tập kích lớn, trong một số trường hợp họ hơn hẳn lực lượng cực đoan Syria.

Trong những điều kiện phức tạp đó, nếu chỉ dùng lực lượng của nhóm nổi dậy để xóa bỏ chế độ ông Bashar al-Assad thực tế là một điều hoang tưởng.

Nếu Nga chuyển trọn vẹn tổ hợp S-300 cho Damacus và lực lượng phòng không Syria có một chiến thuật tác chiến hợp lý, S-300 có thể thay đổi hoàn toàn cục diện chiến trường đồng thời tạo ra những nguy cơ lớn cho NATO khi muốn không kích Syria. Cho đến nay, nếu không tính đến những đe dọa từ phương Tây trong chiến dịch can thiệp vũ trang sắp tới, thì ưu thế của quân đội Syria cũng như cơ sở vật chất và tinh thần chiến đấu thực tế không phải bàn cãi.

Kế hoạch của Mỹ và đồng minh Phương Tây có thể như sau: Một đòn tập kích mãnh liệt của các loại vũ khí tầm xa như tên lửa Tomahawk và tên lửa có điều khiển AGM – 86 phóng từ máy bay, tiêu diệt phần lớn hạ tầng quân sự của Syria, gây áp lực tinh thần mạnh mẽ lên quân đội Syria, sau đó là kế hoạch ồ ạt cung cấp vũ khí trang bị cho lực lượng nổi dậy, phản công trên các mặt trận và lật đổ chính quyền. nếu điều đó xảy ra vào năm 2011 hoặc 2012 có thể hy vọng rất lớn vào kết quả.

Nhưng năm 2013 nhiều điều có thể xảy ra? Hỏa lực của Mỹ, Anh Pháp trong một cuộc tập kích hạn chế sẽ tiêu diệt được bao nhiêu vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh của Syria? Có bao nhiêu dân thường sẽ được bổ sung vào danh sách nạn nhân, tỉ lệ người dân Syria ủng hộ ông Bashar al-Assad tăng lên bao nhiêu? Cuối cùng, phải chăng quân đội chính quy Syria không có nguồn cung cấp vũ khí trang bị nào khác để tiếp tục chiến đấu? Đây là những vấn đề mà bản thân các chiến lược gia của Lầu Năm Góc chưa có câu trả lời. Do đó, khả năng thành công cũng rất mong manh.

Những ngày vừa qua các chiến binh đã nhận gần 400 tấn vũ khí trang bị. Thực tế này chứng minh tình hình đã trở lên khá nghiêm trọng đối với lực lượng nổi dậy. Họ không thể tiếp nhận các loại vũ khí hạng nặng và càng không thể tiếp nhận các phương tiện chiến tranh hiện đại – máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, pháo binh chiến trường và pháo phản lực, cũng như hệ thống phòng không tầm xa và tầm trung. Là những chiến binh thông thường với trình độ tác chiến của chiến tranh du kích, lực lượng nổi dậy không có được được sự huấn luyện kỹ, chiến thuật cần thiết để sử dụng chúng.

Đồng thời cơ cấu tổ chức của lực lượng này cũng không cho phép sử dụng các phương tiện hiện đại, họ hoàn toàn không có cơ sở hậu cần kỹ thuật để khai thác sử dụng. Khả năng duy nhất hiện nay là chiến tranh du kích có sự yểm trợ từ phía bên ngoài, nhưng thời gian và người dân không ủng hộ lực lượng nổi dậy và đó là yếu điểm chết người.

Ngược lại, quân đội Syria có tất cả những điều kiện để sử dụng các hệ thống vũ khí trang bị. Hơn thế nữa, chính phủ Syria có mối quan hệ hợp tác quân sự - kỹ thuật hoàn toàn hợp pháp với Nga. Như vậy, nếu không có một sự hỗ trợ mạnh mẽ trong thời gian dài của các nước phương Tây mà chủ chốt là Mỹ, ưu thế về vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh hiện đại nghiêng về phía lực lượng quân sự Syria và đồng minh của họ.

Nhằm cứu vãn tình thế rất khó khăn, từ phía Jordan các lực lượng chiến binh đã triển khai các cuộc tấn công với quy mô lớn, trực tiếp dưới sự chỉ huy của các quân nhân thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ, Anh và Qatar. Sự tham gia của các lực lượng này được công khai tuyên bố trên các phương tiện truyền thông.

Trùng hợp với cuộc tấn công này là cuộc tập kích vũ khí hóa học mang màu sắc dàn dựng và khiêu khích ở ngoại ô Damascus.

Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một “vụ 11/9” nữa có thể xảy ra đâu đó không phải bằng máy bay, mà sẽ là chất độc thần kinh tự chế. Hơn thế nữa, Syria sẽ trở thành thánh địa của các lực lượng chống Mỹ, tạo ra một áp lực rất lớn khiến khu vực Trung Đông trở thành một núi lửa của sự hận thù tôn giáo, dân tộc và mâu thuẫn quốc gia.

Phương Tây đánh Syria "để làm gì"?

(Kiến Thức) - Báo Libération ngày 29/8 đăng bài “Syria: Hướng đến các cú đánh để làm gương”, trong khi báo Le Figaro đặt câu hỏi phương Tây đánh Syria “để làm gì”?

Phương Tây đánh Syria "để làm gì"?
Trẻ em Syria trong trại tị nạn ở Jordan.
Trẻ em Syria trong trại tị nạn ở Jordan.
Libération nhận định ngay cả khi Liên Hợp Quốc vẫn chưa đưa ra được quyết định chung do có Nga và Trung Quốc bảo vệ cho Syria, nhưng phương Tây dường như đã lựa chọn phương án tấn công Syria bằng tên lửa trong thời gian ngắn. Hành động này được phương Tây đánh giá mang tính tượng trưng cho việc trấn áp chế độ ở Damascus.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Tấn công Syria là vô nghĩa

(Kiến Thức) - Trong bài viết cho CNN, cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich nhận định rằng Syria đang đánh lạc hướng sự chú ý vào các vấn đề thực sự của nước Mỹ.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Tấn công Syria là vô nghĩa
Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich:Tấn công Syria là vô nghĩa.
Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich:Tấn công Syria là vô nghĩa.
Theo cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich, Tổng thống Barack Obama đã làm đúng khi yêu cầu Quốc hội tranh luận và bỏ phiếu một đề xuất hành động về an ninh quốc gia. Nhưng thật không may, ông Obama lại chọn sai chủ đề để tranh luận cấp quốc gia. Bắn mấy quả tên lửa vào Syria chỉ là một hành động chiến thuật và sẽ không làm thay đổi lịch sử. Tổng thống Obama đã cam kết rằng cuộc tấn công này là “hạn chế” và không nhằm lật đổ chế độ Assad.

Assad vẫn thắng bất kể Mỹ làm gì với Syria?

(Kiến Thức) - Bất kể Mỹ đánh hay không đánh Syria, Tổng thống Assad vẫn có những lý do chính đáng để kiêu hãnh vì cuối cùng, ông vẫn sẽ là người chiến thắng.

Assad vẫn thắng bất kể Mỹ làm gì với Syria?
Tổng thống Assad.
 Tổng thống Assad.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.