Phương Tây đánh Syria "để làm gì"?

(Kiến Thức) - Báo Libération ngày 29/8 đăng bài “Syria: Hướng đến các cú đánh để làm gương”, trong khi báo Le Figaro đặt câu hỏi phương Tây đánh Syria “để làm gì”?

Phương Tây đánh Syria "để làm gì"?
Trẻ em Syria trong trại tị nạn ở Jordan.
Trẻ em Syria trong trại tị nạn ở Jordan.
Libération nhận định ngay cả khi Liên Hợp Quốc vẫn chưa đưa ra được quyết định chung do có Nga và Trung Quốc bảo vệ cho Syria, nhưng phương Tây dường như đã lựa chọn phương án tấn công Syria bằng tên lửa trong thời gian ngắn. Hành động này được phương Tây đánh giá mang tính tượng trưng cho việc trấn áp chế độ ở Damascus.
Riêng tại Pháp, báo Libération cho biết hầu hết các đảng đều ủng hộ Tổng thống Hollande trong quyết định can thiệp vũ trang vào Syria, thế nhưng 60% dân Pháp không đồng tình với việc tấn công Syria theo kết quả của Ifop vào tháng 7 và tờ báo nhận định con số này có thể còn tăng thêm.
Đặc biệt, báo Le Figaro có bài xã luận đáng chú ý mang tựa đề “Để làm gì ?”. Từ một năm rưỡi nay, hơn 120.000 người Syria bị thiệt mạng trong cuộc nội chiến mà cả thế giới chứng kiến với nhiều lo lắng. Thế nhưng, thế giới vẫn không phản ứng vậy thì tại sao đến giờ phút này phương Tây mới nhiệt tình đòi can thiệp vũ trang, cứu thường dân vô tội ?
Nhân danh “đạo đức”, phương Tây có thể can thiệp, nhưng can thiệp để làm gì? Đó là câu hỏi mà bài xã luận trên tờ Le Figaro đặt ra. Sau một thời gian không có động thái gì, bây giờ, phương Tây đã tính đến chuyện “trừng phạt” chế độ Assad bằng một cuộc “tấn công có giới hạn”.
Le Figaro nhận định bắn vài quả tên lửa cũng chẳng thể làm cho tình hình Syria trở nên sáng sủa hơn. Trái lại, phương Tây chỉ góp phần “đổ thêm dầu vào lửa” trong một khu vực mà hận thù chỉ chờ dịp bùng phát. Iran và quân Hezbollah, đồng minh của Syria càng quyết tâm cầm vũ khí chiến đấu. Sự đối đầu giữa hai giáo phái Shiite và Sunni sẽ ngày càng gay gắt hơn.
Thiểu số những người theo Thiên Chúa giáo ở Trung Đông vốn đã bị gạt sang bên lề xã hội, nay sẽ trở thành “kẻ thù số một” dễ bị tấn công từ mọi phía. Còn các kiều dân Anh, Pháp, Mỹ ở khắp khu vực đều đang gặp nguy hiểm trước mối đe dọa bị tấn công lúc nào không biết.
Báo Le Figaro cho rằng phương Tây đã không rút ra được bài học nào từ 15 năm phiêu lưu qua các cuộc chiến tại Afghanistan, Iraq, Lybia - những đất nước mà phương Tây đã can thiệp nhằm mục đích “mang lại hòa bình cho dân chúng”. Ngày nay, phương Tây đã và đang rút quân. Các nhà độc tài đã bị lật đổ, nhưng phương Tây đã thay thế gì vào chỗ trống đó?
Tại Kabul, Baghdad và Tripoli, các phần tử Hồi giáo cực đoan và khủng bố vẫn tiếp tục hoành hành và mục tiêu “mang hòa bình cho dân chúng” thì chẳng bao giờ đạt được.

Mổ xẻ 5 cách đánh Syria của phương Tây

(Kiến Thức) - Mọi dấu hiệu đều cho thấy phương Tây sắp đánh Syria: có sẵn kế hoạch tác chiến và các lực lượng cần thiết cũng đã được đưa vào vị trí tập kết.

Mổ xẻ 5 cách đánh Syria của phương Tây
Phóng tên lửa Tomahawk tấn công Syria từ Địa Trung Hải.
Phóng tên lửa Tomahawk tấn công Syria từ Địa Trung Hải.

Phương Tây đánh Syria: Canh bạc mạo hiểm

Tiếng trống trận rộn rã khắp Trung Đông, giữa lúc Mỹ và các nước đồng minh chuẩn bị phát động một chiến dịch can thiệp quân sự đầy mạo hiểm chống Syria.

Phương Tây đánh Syria: Canh bạc mạo hiểm
Có phải quân đội Assad đã sử dụng vũ khí hóa học?
 Có phải quân đội Assad đã sử dụng vũ khí hóa học?
Khi đoàn thanh sát viên vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc chỉ mới bắt đầu cuộc điều tra hiện trường về vụ tấn công được cho là có sử dụng vũ khí hóa học nói trên, các quan chức Mỹ và Châu Âu đã công khai bàn thảo kế hoạch tấn công nhằm vào quốc gia có chủ quyền này.

Tấn công Syria: “Sứ mạng bất khả thi”?

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Obama bị thúc ép tấn công Syria, trong một cuộc chiến mà ông không muốn can dự, nếu không có sự hậu thuẫn của LHQ và NATO.

Tấn công Syria: “Sứ mạng bất khả thi”?
Một vụ nổ của tên lửa Tomahawk ở Libya.
Một vụ nổ của tên lửa Tomahawk ở Libya.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.