Tàu có thủy thủ Việt Nam được hộ tống sau khi bị UAV tấn công

Sau khi bị UAV tấn công, tàu MV Chem Pluto, chở dầu thô, mang theo 20 thủy thủ Ấn Độ và 1 thủy thủ Việt Nam được tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ (ICG) hộ tống, đang hướng tới Cảng Mangalore ở phía Nam Ấn Độ.

ICG ngày 24/12 cho biết tàu MV Chem Pluto, chở 20 thủy thủ Ấn Độ và 1 thủy thủ Việt Nam ngày 23/12 đã bị một máy bay không người lái (UAV) tấn công và bốc cháy khi đang trên đường tới Ấn Độ.
Vụ hỏa hoạn đã được dập tắt ngay sau đó mà không có thương vong về thủy thủ đoàn, nhưng theo công ty an ninh hàng hải Ambrey của Anh, một số "thiệt hại về cấu trúc cũng đã được báo cáo và một ít nước đã tràn vào tàu".
Tau co thuy thu Viet Nam duoc ho tong sau khi bi UAV tan cong
Tàu MV Chem Pluto đang được tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ (ICG) hộ tống. Ảnh cắt từ clip của INDIAN COAST GUARD 
Các quan chức địa phương cho biết Hải quân Ấn Độ đã mở cuộc điều tra xem liệu UAV được dùng để thực hiện vụ tấn công trên được phóng từ xa hay từ một tàu gần đó.
Hình ảnh do ICG phát đi cho thấy tàu của ICG đang hộ tống tàu MV Chem Pluto. Dự kiến, tàu MV Chem Pluto sẽ cập cảng trong ngày 25/12.
Trong khi đó, dựa trên dữ liệu theo dõi tàu thuyền, hãng tin Reuters của Anh cho biết con tàu ban đầu hướng tới Cảng Mangalore ở phía Nam Ấn Độ.
Trước đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho hay, tàu MV Chem Pluto mang cờ Liberia, do Nhật Bản sở hữu và do Hà Lan vận hành, đang vận chuyển dầu thô từ Saudi Arabia đến Ấn Độ, đã bị một UAV tấn công ở Ấn Độ Dương, cách bờ biển Ấn Độ khoảng 200 hải lý.
Vụ tấn công vào tàu MV Chem Pluto xảy ra sau khi lực lượng Houthi ở Yemen tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa nhằm vào tàu buôn và cả tàu chiến ở Biển Đỏ.
Các quan chức Houthi cho biết họ tấn công các tàu thương mại và quân sự có liên quan tới Israel nhằm mục đích gây áp lực buộc Israel chấm dứt chiến tranh ở Dải Gaza.
Các cuộc tấn công này đã làm gián đoạn thương mại quốc tế thông qua kênh đào Suez, tuyến đường vận chuyển ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á, chiếm khoảng 1/6 lưu lượng giao thông toàn cầu.
Các cuộc tấn công của Houthi cũng buộc nhiều chủ hàng phải thay đổi lộ trình và đi theo các tuyến đường dài hơn quanh Biển Đỏ như mũi Hảo Vọng ở phía Nam của châu Phi với thời gian kéo dài thêm 10 - 14 ngày so với đi qua Biển Đỏ.
Mức trần giá cước vận tải đường biển đã tăng vọt do có nhiều tàu chuyển hướng để không phải đi qua Biển Đỏ. Ngoài ra, phí bảo hiểm rủi ro xung đột cũng đã tăng từ 2.000 USD lên 10.000 USD do sự gián đoạn.
Trong khi đó, tới nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Houthi sẽ ngừng tấn công các tàu thuyền trên Biển Đỏ trong ngắn hạn.

Hải quân Việt Nam sắp biên chế phương tiện cứu hộ tàu ngầm hiện đại

(Kiến Thức) - Những hình ảnh mới nhất trên sóng đài truyền hình quốc gia cho thấy con tàu cứu hộ tàu ngầm vô cùng hiện đại của Hải quân Việt Nam đang có những chuyến thử nghiệm trên biển, chuẩn bị sẵn sàng để đưa vào biên chế.

Hai quan Viet Nam sap bien che phuong tien cuu ho tau ngam hien dai
 Nhận thấy những mặt ưu việt của tàu ngầm trong tác chiến hải quân, Việt Nam đã ký kết một hợp đồng với LB Nga vào cuối những năm 2000 nhập khẩu 6 chiếc tàu ngầm diesel - điện lớp Kilo 636M để nâng cao khả năng chiến đấu. Điều này đã giúp cho hải quân ta trở thành hải quân có lực lượng tàu ngầm mạnh nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là một trong những nước có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất thế giới. Ảnh: Tàu ngầm Kilo 636M của Việt Nam huấn luyện trong bình minh.

Tàu ngầm của Triều Tiên luôn là bí ẩn mà chưa có lời giải?

Hải quân Triều Tiên luôn là lực lượng bí ẩn, nhất là lực lượng tàu ngầm; hiện ngay cả tình báo Mỹ và Hàn Quốc cố gắng khai thác thông tin, nhưng lực lượng tàu ngầm của Bình Nhưỡng vẫn trong bức màn bí ẩn.

Tau ngam cua Trieu Tien luon la bi an ma chua co loi giai?

Hải quân Nhân dân Triều Tiên (KPN) được cho là có khoảng 60 nghìn binh sĩ, chỉ bằng một phần hai mươi so với lực lượng Lục quân của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA). Từ quân số, có thể so sánh làm cho vai trò của KPN đối với KPA.

Đọc nhiều nhất

Tin mới