Tất thảy mọi thứ trên đời đến và đi đều là duyên phận

Duyên phận là điều gì đó rất kì lạ, không ai có thể thực sự nói rõ về nó. Có thể hữu duyên vô tình quen biết nhưng lại hiểu thấu nhau.

Tất thảy mọi thứ trên đời đến và đi đều là duyên phận
Duyên phận là điều gì đó rất kì lạ, không ai có thể thực sự nói rõ về nó. Có thể hữu duyên vô tình quen biết nhưng lại hiểu thấu nhau. Có thể hài hòa với nhau, mà không thể gần nhau. Không cố ý theo đuổi thì có, bỏ tâm cố gắng lại chẳng thành. Như là “có lòng trồng hoa, hoa chẳng nở, vô tình cắm liễu, liễu lại xanh”.
Mọi người thường nói, duyên do trời định, phận do nhân định. Đúng là như thế, gặp nhau là ý trời, bên nhau là ý người. Dựa vào đôi bên gìn giữ, phát triển thì duyên một lần gặp gỡ mới thành mối phận trăm năm. Nhưng duyên phận dài ngắn thế nào lại chẳng ai hay, ai biết? Một năm, năm năm, cả đời? Hết thảy chúng ta đều không đoán được.
Hôm nay có duyên phận không có nghĩa là vĩnh viễn sẽ có duyên phận. Phật bàn về nhân duyên rằng, cái gì cũng chỉ có thời điểm, duyên phận cũng vậy. Bởi thế mà phải nắm thật chắc, giữ thật chặt, hết lòng quý trọng. Đó là món quà trời ban, chỉ trong một giây, một khắc, một đoạn.
Tat thay moi thu tren doi den va di deu la duyen phan
Duyên phận không nên cưỡng cầu. 
Mất đi rồi cũng không nên ủ rũ, càng không thể cảm thấy cả thế giới sụp đổ vì duyên đã hết, phận đã đứt, cưỡng cầu chỉ thêm đau lòng. Người mất đi nhất định không phải người thích hợp nhất, vật mất đi nhất định không phải vật tốt đẹp nhất. Mất đi chỉ chứng minh rằng ta với người chẳng qua là cùng nhau đi một đoạn đường, gặp rồi chia, li rồi hợp.
Kỳ thực, trong cuộc đời mỗi người có rất nhiều điều là không thể lý giải. Chính bởi điều này mà khiến cho con người ta lúc nào cũng tràn đầy suy tưởng. Con người sống trên thế gian dường như là theo sự an bài sẵn vậy! Một người, trong cuộc đời của mình, đến thời điểm nào sẽ gặp ai, sự tình gì đều là đã được định sẵn.
Cổ nhân có câu “Mệnh lý hữu thì chung tu hữu, mệnh lý vô thì mạc cưỡng cầu”, có ý rằng, khi điều gì đó đã được sắp đặt sẵn thì nó sẽ đến đúng thời điểm. Còn nếu điều gì không được sắp đặt trước rồi thì không ai có thể làm nó xảy ra, vậy cần gì phải cố sức để thay đổi nó?
Làm người học được cách điềm nhiên đối đãi với hết thảy, dùng bình tĩnh để đối đãi với mọi sự công bằng và bất công bằng trong cuộc sống, thản nhiên tiếp nhận mọi sự an bài hợp ý và không hợp ý mình. Ấy mới là cách đối đãi của bậc trí huệ.
Duyên đến không cần phải vui mừng quá đỗi, duyên đi cũng không cần phải khóc lóc thảm thiết.
Không có tình yêu thì bên cạnh bạn vẫn có bạn bè.
Không có bạn bè tri kỷ thì bên cạnh bạn vẫn còn có gia đình
Không có gia đình thì bạn vẫn còn sinh mệnh của chính mình.
Duyên hợp, duyên tan đều lưu lại một điều gì đó tốt đẹp và một chút tiếc nuối. Trong sinh mệnh mỗi người, điều gì là của bạn thì sẽ không mất, còn như điều gì không là của bạn thì cuối cùng cũng không thuộc về bạn.
Mọi sự tùy duyên, điều gì qua đi thì hãy buông bỏ để nó qua đi, nên bình tĩnh đối diện, quý trọng hết thảy những gì đang có ở hiện tại, như vậy mới sống được tự nhiên, thản đãng. Còn nếu như cố gắng níu giữ thì chỉ khiến bạn sống triền miên trong vô vọng và tâm linh bị đè nặng mà thôi.
Con người thế gian, nếu như so đo, tính toán quá nhiều thì sẽ tạo thành một loại ràng buộc, bị mê lạc quá lâu thì sẽ tạo thành một loại gánh nặng. Vì vậy, không cần quá để ý, khi có được điều gì hãy thật lòng trân quý, khi mất đi điều gì cũng đừng đau khổ tiếc nuối. Để ý quá nhiều, quá sâu sẽ khiến bạn mất đi một nửa hạnh phúc, xem nhẹ hết thảy sẽ khiến cuộc sống thăng hoa hơn, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
“Có duyên mà không có phận, có phận mà không có duyên” đều là một phần trong sinh mệnh, nó không nên trở thành bước đệm dẫn bạn đến bước đường cùng của cuộc đời. Đừng vì “duyên đi” mà sinh ra tâm oán thù, lòng oán hận.
Sống trên đời, điều gì đến thì hãy quý trọng, điều gì phải đi thì nên buông tay, như thế mới sống được tự do tự tại thực sự. Sống thuận theo tự nhiên là một loại trí tuệ, cũng là một loại cảnh giới cao của người giác ngộ.
Duyên đến, duyên đi, duyên như nước chảy!
Mời quý độc giả xem video về thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):

Sắm lễ, cúng Tết Trung Thu thế nào cho đúng?

(Kiến Thức) - Tết Trung Thu là phong tục thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, tình thân hữu, đoàn tụ và của thương yêu.

Sắm lễ, cúng Tết Trung Thu thế nào cho đúng?
Tết Trung Thu (Tết Trông Trăng) là phong tục thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, tình thân hữu, đoàn tụ và của thương yêu. Theo phong tục dân gian ngày Tết Trung Thu nhà nhà đều treo đèn lồng, kết hoa rước đèn cù, ngắm trăng… và làm “Bánh Trăng” - ngày nay là bánh nướng, bánh dẻo để cúng tổ tiên.

Phật chỉ 2 đại sai lầm khiến quan hệ vợ chồng con cái rạn vỡ

Vợ chồng, con cái chung sống với nhau đều có những điều phải lưu ý để mối quan hệ luôn hòa thuận, ấm êm.

Phật chỉ 2 đại sai lầm khiến quan hệ vợ chồng con cái rạn vỡ

Vợ chồng là thiếu nợ lẫn nhau sao? Vợ chồng là nợ nghiệp nhau sao? Duyên vợ chồng như thế nào mới có thể chấm dứt đây? Vợ chồng lại là cái gì duyên mà kết thành đây? Tục ngữ có câu:“Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”. Ý câu này là, những người có thể ngồi chung trên một chuyến thuyền đều là người hữu duyên, còn có thể kết thành vợ chồng thì giữa họ với nhau mối duyên càng sâu đậm. Nói cách khác, quan hệ vợ chồng là loại sâu sắc nhất trong tất cả các loại duyên phận, chỉ có điều là trong những duyên này có thiện có ác.

Con cái cũng không phải tự nhiên mà đến, con cái thường đến với cha mẹ là do có nợ.

“Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ”.

Trong Kinh thánh từng viết: người lớn lên phải rời khỏi cha mẹ, cùng vợ chồng liên hợp, hai người trở thành nhất thể. Cha mẹ nuôi dưỡng con cái không phải mong con mãi mãi dựa dẫm vào mình mà phải trưởng thành, thành gia lập nghiệp, xây dựng một mái ấm mới, bước ra thế giới rộng lớn hơn. Vì thế, quan hệ vợ chồng và quan hệ cha mẹ con cái vốn là gắn bó, khăng khít chứ không xung đột, quan hệ này bổ sung cho quan hệ kia, che chở và bao dung cho quan hệ kia.

Tuy nhiên, không phải bấy cứ khi nào người ta cũng có thể hiểu và trân trọng lẫn nhau, nhiều gia đình vẫn phạm phải 2 hình thức sai lầm dưới đây.

Phat chi 2 dai sai lam khien quan he vo chong con cai ran vo
Ảnh minh họa. 
1. Bỏ bê vợ/chồng, ưu ái con trẻ

Gia đình được hình thành từ các mối quan hệ vợ chồng, cha con, mẹ con, thiếu cái nào cũng đều là khiếm khuyết. Vì vậy yêu con tức là phải yêu bạn đời vì có như vậy con trẻ mới được sống trong tình yêu thương, vun đáp của cả cha và mẹ. Đó là môi trường tốt nhất để con lớn lên.

Cha mẹ có yêu thương nhau thì con cái mới ra đời, thiếu cha hay vắng mẹ đều là thiệt thòi nên chỉ ưu ái con mà tình vợ chồng phai nhạt thật là thất sách. Không khí gia đình kém vui tươi sẽ dẫn tới đổ vỡ, con trẻ không được hưởng đầy đủ hạnh phúc thì là yêu con hay hại con.

Hơn thế nữa, bạn đời là người chung đường, yêu thương nhau thì đường dài, bỏ bê nhau thì đứt gánh. Đến với nhau đã khó, có con chung là niềm vui, hạnh phúc chứ sao lại thành chuyện buồn.

2. Ngu hiếu, khinh vợ/chồng

Trường hợp này diễn ra càng ngày càng phổ biến, quan hệ mẹ chồng nàng dâu, quan hệ con rể với nhà vợ, con dâu với nhà chồng căng thẳng khiến hôn nhân tan vỡ.

Đó là bi kịch gia đình khi mà cha mẹ và con cái không thể dung hòa, vợ chồng không thể bao dung thấu hiểu. Hãy ghi nhớ những điều dưới đây để đừng phạm phải nỗi buồn này.

Nếu là con cái, hãy tự nói với mình, người mà mẹ yêu nhất là cha, không phải mình.

Nếu là con gái, hãy tự nói với mình, người mà cha yêu nhất là mẹ, không phải mình.

Nếu là cha, hãy nói với con gái, cha yêu con nhưng mẹ mới là người làm bạn cùng cha cả đời.

Nếu là mẹ, hãy nói với con, mẹ yêu con nhưng cha mới là người cùng mẹ đi suốt cuộc đời.

Gia đình bền vững là gia đình hiểu được giá trị của tình yêu thương và biết bao dung, quan tâm, thấu hiểu lẫn nhau. Không có mối quan hệ nào là xung đột, chỉ có tự chúng ta làm tổn thương những người ta yêu quý nhất mà thôi.

Mời quý độc giả xem video về thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):

Trên đời có 4 điều Phật nói rằng sẽ không tồn tại vĩnh cửu

Trên đời này điều gì sẽ tồn tại mãi mãi giàu có ư? Khổ đau? Nghèo?... Không tất cả sẽ chỉ như “vô thường” nếu con người “tỉnh ngộ”.

Trên đời có 4 điều Phật nói rằng sẽ không tồn tại vĩnh cửu
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng đấu tranh giành giựt, chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên để rồi giết hại lẫn nhau, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu. Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổ vì phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.