Tất cả những kiêng kỵ về bếp nấu chị em nên lưu ý

Dưới đây là một số kiêng kỵ ở nhà bếp để bạn có một không gian bếp với kiến trúc hài hòa phong thủy.

Tất cả những kiêng kỵ về bếp nấu chị em nên lưu ý

Theo quan niệm của phong thủy, khu vực đặt bếp quyết định đến sự thành bại của gia chủ chứ không chỉ đơn thuần là một nơi để nấu nướng. Nếu đặt bếp ở vị trí cấm kỵ, sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tài lộc của bạn. Dưới đây là một số kiêng kỵ ở nhà bếp để bạn có một không gian bếp với kiến trúc hài hòa phong thủy.

Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi đặt bếp là phải có sự tương ứng với cửa và chiều cao của chủ nhà. Hoả lò tối kỵ đặt ngoảnh lưng với hướng nhà. Ví dụ, nhà quay về hướng bắc mà mặt bếp lại xoay về hướng nam là không thuận. Cổ nhân khuyên nên để lò nấu "tọa hung hướng cát", có nghĩa là nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về phương lành: "Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành, như thế nhanh có phúc".

Tat ca nhung kieng ky ve bep nau chi em nen luu y
 Ảnh minh họa.

Không nên bố trí bếp quá lộ liễu, khiến người ta có thể nhìn thấy ngay từ ngoài hoặc để đường từ cửa đâm thẳng vào bếp vì như vậy dễ bị hao tán tài sản. Bệ đặt hỏa lò, theo các chuyên gia phong thủy, nên tựa vào tường cho vững chãi. Họ cũng yêu cầu tránh để góc nhọn chiếu vào khu vực nấu vì điều đó có thể làm hại tới hòa khí trong nhà. Đừng để bếp dưới xà ngang: dưới xà có bếp, nữ chủ nhân sẽ bị tổn hao. Còn nếu bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh hay cửa phòng ngủ, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng.

Phong thủy học truyền thống cho rằng làm nhà bếp phải cầu "tàng phong tụ khí". Vì thế bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính hoặc sau bếp có cửa sổ đều không lành vì sợ gió thổi làm tắt đi ngọn lửa đầm ấm mang lại sung túc cho gia đình. Mặt khác, bếp thuộc hỏa, kỵ nhất với khí mát lạnh của nước. Do vậy, thứ nhất nên kiêng để bếp quay về hướng bắc (hướng thủy vượng), thứ hai không đặt bàn nấu trên rãnh, mương, đường nước, và cuối cùng tránh để hỏa lò kẹt giữa hai đồ đạc có mang theo "thủy" như tủ lạnh, bồn rửa, máy giặt...

Ngoài ra, vị trí của bếp phải kê trên nền cao ráo, không khí thoáng và ánh sáng đầy đủ. Chân bếp không được gập gềnh. Nghiêng lệch là điều tối kỵ khi đặt bếp. Mái nhà bếp không được để dột, có nước rơi vào.

Theo quan niệm của người phương đông thì phòng bếp là 1 trong 3 vị trí quan trọng nhất của ngôi nhà.

Một số kiêng kỵ ở nhà bếp để bạn có một không gian bếp với kiến trúc hài hòa phong thủy:

1. Kiêng bếp nấu đặt ngược hướng nhà

Bếp đặt ngược hướng nhà là bếp ngoảnh lưng về hướng cửa nhà, ví dụ nhà tọa nam hướng về bắc mà bếp lại tọa bắc hướng về nam, như vậy không lành.

2. Kiêng đường từ cửa đâm thẳng vào bếp

Theo quan niệm truyền thống ở trung quốc thì bếp nấu là chỗ nấu nướng nuôi sống cả nhà vì vậy không nên đặt quá lộ liễu, đặc biệt là không nên để cửa nhìn thẳng vào bếp nấu vì như vậy nó sẽ dẫn khí từ ngoài xông thẳng vào không lợi, sẽ mất mát, như cổ nhân dạy: “Cửa nhà thẳng vào bếp, gia súc sẽ dễ mất”.

3. Kiêng cửa chính nhìn thẳng vào bếp

Bếp nấu không nên để lộ, ở ngoài cửa chính nhà ở nhìn thấy bếp, đương nhiên là không lành, còn đứng ngoài cửa bếp có thể nhìn thấy bếp cũng không lành.

4. Kiêng nhà bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh

Bếp nấu là nơi nấu đồ ăn thức uống cho cả nhà, vì vậy cần phải giữ vệ sinh, nếu không thì bệnh tật sẽ vào người qua đường ăn uống, làm hại đến sức khỏe. Nhà vệ sinh có rất nhiều thứ bẩn và vi trùng vì vậy bếp nấu không nên đặt gần nhà vệ sinh. Đặc biệt cửa bếp không đặt đối diện với nhà vệ sinh.

5. Kiêng nhà bếp đối diện với cửa phòng ngủ

Bếp là nơi nấu nướng, thậm trí còn nóng bức, không nên đặt đối diện với phòng ngủ, Như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe người ở trong phòng, dễ sinh bệnh.

6. Kiêng bếp sát giường ngủ

Bếp lửa nóng, khi đun nấu khói dầu mỡ cũng không có lợi cho sức khỏe, vì vậy bếp nấu thẳng hướng với cửa phòng không tốt và bếp đặt sát phòng ngủ đặc biệt là với giường ngủ cũng không tốt.

7. Kiêng để sau bếp là khoảng không

Bếp nên tựa vào tường, sau bếp không nên là khoảng không (không có tường kín). Nếu như phía sau bếp là cửa chính cho ánh sáng chiếu qua cũng không tốt, vì rằng như vậy sẽ giống như sách cổ đã nói: “Cửa bếp nấu kiêng cho ánh sáng chiếu vào”.

8. Đặt bếp trên rãnh mương nước

Bếp thuộc hỏa, hỏa vốn kỵ nước, nước và lửa không dung hòa, vì vậy lửa không nên để gần nước quá. Nếu như bếp đặt trên đường nước là không thích hợp.

9. Kiêng có xà ngang đè lên trên

Phong thủy học có câu: “Xà ngang đè lên trên” bất lợi. Giường ngủ hoặc ghế ngồi phía trên có xà ngang là không tốt, xà ngang đè lên trên bếp cũng không tốt. không tránh được người nhà bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt có hại cho sức khỏe vợ chồng, “dưới xà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao”.

10. Kiêng mặt trời chiếu xiên khoai

Theo phong thủy học thì nhà bếp hướng tây, đặc biệt tủ bếp là nơi đun nấu nếu bị mặt trời chiếu xiên từ hướng chính tây vào là rất không tốt, cho rằng như thế rất ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong nhà, cho nên cần phải tránh.

11. Kiêng để góc nhọn chiếu thẳng vào bếp

Phong thủy học cho rằng góc nhọn sắc, dễ gây thương tổn, vì vậy rất kiêng có góc nhọn chiếu thẳng vào bếp! Bếp nấu là nơi nấu ăn nuôi sống cả nhà, nếu như bị góc nhọn chiếu thẳng vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong nhà.

12. Kiêng nước lửa đụng nhau

Bếp thuộc hỏa, còn chậu rửa bát thì chứa nước (thủy), vì vậy hỏa và thủy không nên để quá gần nhau; đặc biệt là bếp kẹt giữa 2 bên là nước, ví dụ đặt bếp giữa 1 bên là máy giặt, 1 bên là chậu rửa.

Vũ khí Việt Nam khiến giặc phương Bắc khiếp vía

(Kiến Thức) - Lúc thế giới đang thai nghén về súng đại bác thì vũ khí “thần cơ sang pháo” của Hồ Nguyên Trừng là một sáng chế vĩ đại, khiến quân Minh bao phen hồn bay phách lạc.

Vũ khí Việt Nam khiến giặc phương Bắc khiếp vía
Vào thời nhà Hồ, thần cơ sang pháo và cổ lâu thuyền được coi là hai phát minh lớn về vũ khí do Hồ Nguyên Trừng - con trai cả của vua Hồ Quý Ly và là anh của vua Hồ Hán Thương sáng chế.
Kiểu đại bác đầu tiên của nước ta
Thuốc súng xuất hiện ở nước ta khá sớm, được sử dụng trong các lễ hội và cả trong quân sự. Từ cuối thế kỷ 14, quân đội Đại Việt đã được trang bị, sử dụng hoả khí phổ biến và có hiệu quả.
Thần cơ sang pháo của Hồ Nguyên Trừng là kiểu đại bác đầu tiên của người Việt.
Thần cơ sang pháo của Hồ Nguyên Trừng là kiểu đại bác đầu tiên của người Việt. 
Thời ấy, đầu thế kỷ 15, do yêu cầu chống giặc ngoại xâm, muốn có nhiều súng trang bị cho các thành trì và các hạm đội, Hồ Nguyên Trừng đã phải gấp rút tổ chức những xưởng đúc súng lớn. Ông đã đúc kết những kinh nghiệm cổ truyền, trên cơ sở đo, phát minh, chế tạo ra nhiều loại súng có sức công phá sấm sét.
Từ việc cải tiến súng, chế thuốc súng, hiểu rõ sức nổ của thuốc đạn, Hồ Nguyên Trừng phát minh ra phương pháp đúc súng mới gọi là súng "thần cơ" - kiểu đại bác đầu tiên ở nước ta. Đây là loại súng có đầy đủ các bộ phận cơ bản của loại súng thần công ở những thế kỷ sau này.
Loại súng này sử dụng đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá, có sức xuyên và công phá tốt, hiệu quả sát thương và uy hiếp tinh thần quân địch rất cao. Cấu tạo súng thần công bao gồm: thân súng dài 44 cm, nòng súng dài 5 cm, trục quay, thước ngắm, lỗ điểm hỏa, khối hậu. Nòng súng là một ống đúc bằng sắt hoặc bằng đồng. Phía đuôi súng được đúc kín có bộ phận ngòi cháy ở chỗ nhồi thuốc nổ. Đạn pháo là mũi tên bằng sắt lớn. Khi bắn, người ta nhồi thuốc súng vào phía đáy, rồi đặt mũi tên vào giữa và nhồi loại đạn ghém bằng sắt và chì.
Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn viết: con trai của Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng đã sáng tạo ra phương pháp làm súng “thần cơ thương pháo”. Loại súng này có nhiều cỡ: lớn thì kéo xe, nhỏ thì dùng giá đỡ hay vác vai... Súng có ba loại: súng lớn đặt trên lưng voi, súng nhỏ hai người khiêng, súng nhỏ vác vai... Tuy nhiên, Hồ Nguyên Trừng chú trọng chế tạo loại thần cơ lớn gọi là “thần cơ pháo” - thực chất là súng thần công cỡ lớn được đặt cố định trên thành hoặc trên xe kéo cơ động.
Quân Minh khiếp sợ trước hỏa lực thần cơ sang pháo

Sử sách chép rằng, quân Minh bao phen kinh hoàng về loại súng này mà không hiểu nổi. Song, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ vẫn thất bại và không được dân ủng hộ. Vào thời điểm đó, giặc Minh đã bắt được những cỗ thần cơ sang pháo, rất ngạc nhiên và khâm phục vì thần cơ sang pháo có nhiều ưu thế hơn hẳn các hoả pháo của quân Minh, nên lập tức vận chuyển về nước họ.

Tháng 5/2013, trong lúc nạo vét luồng lạch trên đầm Thị Nại, TP.Quy Nhơn (Bình Định), đơn vị nạo vét lại phát hiện thêm một khẩu súng thần công nằm sâu dưới nước. Ảnh: Thanh Niên.
Tháng 5/2013, trong lúc nạo vét luồng lạch trên đầm Thị Nại, TP.Quy Nhơn (Bình Định), đơn vị nạo vét lại phát hiện thêm một khẩu súng thần công nằm sâu dưới nước. Ảnh: Thanh Niên. 

Minh sử chép: Trong cuộc bình Giao Chỉ, nhà Minh đã bắt được súng thần, pháo thần của Giao Chỉ được coi là vũ khí nhất thiên hạ... Súng “thần công” có được gần đây dùng sắt làm tên, bắn đi bằng lửa, đi xa ngoài 100 bước, nhanh chóng kỳ diệu như thần, nghe thấy tiếng là lửa đã đến (Trương Tú Dân).

Lại nói nhà Hồ, vào năm 1407, 17.000 người Việt gồm gia quyến quan tướng họ Hồ và quân lính Đại Việt bị đưa về Nam Kinh, Trung Quốc. Vì tính mạng của cha (Hồ Quý Ly), Hồ Nguyên Trừng buộc phải phục vụ cho nhà Minh trong việc trông coi xưởng đúc súng. Vua Minh muốn Hồ Nguyên Trừng vận dụng phương pháp chế súng thần cơ để trang bị cho quân đội mình.

Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn ghi rằng: "Quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng".
Như vậy, dù Trung Quốc là nơi đầu tiên phát minh ra thuốc súng nhưng nơi phát minh ra đại bác lại là Việt Nam. Đến hôm nay, người Việt rất tự hào về súng thần công. Nhiều khẩu thần công sang pháo được bảo quản, trưng bày trong các bảo tàng lớn tại Hà Nội, Huế...
Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa), con trai cả của vua Hồ Quý Ly. Ông nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam với tư cách một nhà kỹ thuật quân sự, công trình sư lỗi lạc, ông tổ của nghề đúc súng thần công của người Việt. 
Ngoài súng thần cơ, Hồ Nguyên Trưng còn là nhà sáng chế của thuyền cổ lâu (thuyền chiến lớn có hai tầng) và là tổng công trình sư của nhiều công trình kiến trúc, thủy lợi hoành tráng thời Hồ.

Sai lầm chết người khi sử dụng đồ dùng nhà bếp

(Kiến Thức) - Hầu hết các bà nội trợ khi sử dụng các đồ dùng nhà bếp như nùi rửa bát, khăn lau bát, đũa, thớt... thường không chú ý đến hạn sử dụng.

Sai lầm chết người khi sử dụng đồ dùng nhà bếp
Hầu hết các bà nội trợ khi sử dụng các đồ dùng nhà bếp như nùi rửa bát, khăn lau bát, đũa, thớt... thường không chú ý đến hạn sử dụng. Liệu đồ dùng nhà bếp có cần thay thường xuyên, bao lâu thì nên thay?…
Vẫn dùng được thì sao phải bỏ!

Thiết kế phòng bếp hợp phong thủy “rước” tài lộc vào nhà

Sau đây là những điều cần tránh khi thiết kế phong thủy nhà bếp sẽ mang lại cho bạn nhiều may mắn.

Thiết kế phòng bếp hợp phong thủy “rước” tài lộc vào nhà
Người xưa thường nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, trong đó, nhà bếp cũng là một không gian không ngoại lệ. Vậy làm thế nào để nhận biết được phong thủy nhà bếp hiện có tốt hay không, hoặc làm thế nào để tránh những điều kiêng kỵ khi đặt bếp cũng như bố trí nội thất.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới