Tập tục kỳ lạ ở ngôi chùa thờ ngựa trứ danh Nam Bộ

Tập tục kỳ lạ ở ngôi chùa thờ ngựa trứ danh Nam Bộ

Chùa có một cổng tam ban bề thế hướng ra mặt đường. Điều kỳ lạ ở chỗ, cổng giữa của tam quan không phải lối đi mà được đặt một tượng ngựa cùng thanh đao dài....

Nằm ở phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chùa Ông hay  chùa Ông Ngựa là ngôi chùa nổi tiếng với tục thờ độc đáo và nét kiến trúc lạ, không gặp ở các chùa khác.
Nằm ở phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chùa Ông hay chùa Ông Ngựa là ngôi chùa nổi tiếng với tục thờ độc đáo và nét kiến trúc lạ, không gặp ở các chùa khác.
Chùa có một cổng tam quan bề thế hướng ra mặt đường. Điều kỳ lạ ở chỗ, cổng giữa của tam quan không phải lối đi mà được đặt một tượng ngựa cùng thanh đao dài. Mỗi lần viếng chùa, người dân địa phương thường chui qua bụng con ngựa này.
Chùa có một cổng tam quan bề thế hướng ra mặt đường. Điều kỳ lạ ở chỗ, cổng giữa của tam quan không phải lối đi mà được đặt một tượng ngựa cùng thanh đao dài. Mỗi lần viếng chùa, người dân địa phương thường chui qua bụng con ngựa này.
Theo tài liệu của Hội khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương, thời xưa chùa vốn có tên là chùa Ông là vì đây là nơi chùa thờ Quan Thánh Đế Quân, chính là nhân vật Quan Công hay Quan Vân Trường ở Trung Hoa thời Tam Quốc.
Theo tài liệu của Hội khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương, thời xưa chùa vốn có tên là chùa Ông là vì đây là nơi chùa thờ Quan Thánh Đế Quân, chính là nhân vật Quan Công hay Quan Vân Trường ở Trung Hoa thời Tam Quốc.
Tượng ngựa được ở tam quan chính là con ngựa Xích Thố huyền thoại, cùng thanh long đao gắn với sự nghiệp lẫy lừng lưu truyền sử sách của Quan Công. Do sự hiện diện của bức tượng ngựa này mà dân gian gọi đây là chùa Ông Ngựa.
Tượng ngựa được ở tam quan chính là con ngựa Xích Thố huyền thoại, cùng thanh long đao gắn với sự nghiệp lẫy lừng lưu truyền sử sách của Quan Công. Do sự hiện diện của bức tượng ngựa này mà dân gian gọi đây là chùa Ông Ngựa.
Chùa được khởi dựng vào năm 1868, ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ tên Thanh An cung, về sau đổi thành Thanh An tự - tên gọi chính thức của chùa. Công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu để có diện mạo như ngày nay.
Chùa được khởi dựng vào năm 1868, ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ tên Thanh An cung, về sau đổi thành Thanh An tự - tên gọi chính thức của chùa. Công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu để có diện mạo như ngày nay.
Bức tượng ngựa Xích Thố của chùa được làm bằng bê tông cốt thép, có kích cỡ tương đương một con ngựa thật, do một nghệ nhân người Huế chế tác từ cuối năm 1930. Phía sau bức tượng này là một câu chuyện lịch sử khá đặc biệt.
Bức tượng ngựa Xích Thố của chùa được làm bằng bê tông cốt thép, có kích cỡ tương đương một con ngựa thật, do một nghệ nhân người Huế chế tác từ cuối năm 1930. Phía sau bức tượng này là một câu chuyện lịch sử khá đặc biệt.
Theo đó, vào năm 1920, ông Trần Hiển Vinh - một người nổi tiếng giàu có trong vùng - tiếp quản việc thờ phụng tại miếu Thanh An. Kể từ đó, ông Vinh đã tiến hành nhiều đợt trùng tu và chuyển đổi miếu thành một ngôi chùa.
Theo đó, vào năm 1920, ông Trần Hiển Vinh - một người nổi tiếng giàu có trong vùng - tiếp quản việc thờ phụng tại miếu Thanh An. Kể từ đó, ông Vinh đã tiến hành nhiều đợt trùng tu và chuyển đổi miếu thành một ngôi chùa.
Trong lần đại trùng tu năm 1930, khi xây cổng chùa, ông Vinh đề xuất dựng tượng ngựa Xích Thố và thanh long đao trấn cổng chùa, vì vị thần được thờ phụng từ xưa ở nơi đây là Quan Công.
Trong lần đại trùng tu năm 1930, khi xây cổng chùa, ông Vinh đề xuất dựng tượng ngựa Xích Thố và thanh long đao trấn cổng chùa, vì vị thần được thờ phụng từ xưa ở nơi đây là Quan Công.
Do ngân khố đã cạn kiệt, ông Vinh đã phải đi vay mượn hơn 5.000 đồng tiền để xây tượng ngựa và cổng chùa. Từ đây cái tên chùa Ông Ngựa ra đời. Đồng thời, nhiều rắc rối này sinh khiến ông Vinh phải lao tâm khổ tứ.
Do ngân khố đã cạn kiệt, ông Vinh đã phải đi vay mượn hơn 5.000 đồng tiền để xây tượng ngựa và cổng chùa. Từ đây cái tên chùa Ông Ngựa ra đời. Đồng thời, nhiều rắc rối này sinh khiến ông Vinh phải lao tâm khổ tứ.
Sau khi tượng ngựa Xích Thố được dựng, quân Pháp nghi ngờ bên dưới bức tượng là nơi chôn giấu vũ khí nên nhiều lần kéo đến đòi phá tượng. Ông Vinh vừa phải thuyết phục, vừa phải "lót tay" những khoản hậu hĩnh chúng mới chịu buông tha.
Sau khi tượng ngựa Xích Thố được dựng, quân Pháp nghi ngờ bên dưới bức tượng là nơi chôn giấu vũ khí nên nhiều lần kéo đến đòi phá tượng. Ông Vinh vừa phải thuyết phục, vừa phải "lót tay" những khoản hậu hĩnh chúng mới chịu buông tha.
Dù bảo vệ được bức tượng ngựa, nhưng các khoản nợ của ông Vinh ngày càng chồng chất. Và phải đến 20 năm sau ông mới trả hết nợ. Khi trả xong nợ cũng là lúc ông qua đời ở độ tuổi lục tuần.
Dù bảo vệ được bức tượng ngựa, nhưng các khoản nợ của ông Vinh ngày càng chồng chất. Và phải đến 20 năm sau ông mới trả hết nợ. Khi trả xong nợ cũng là lúc ông qua đời ở độ tuổi lục tuần.
Ngày nay, tượng ngựa Xích Thố của chùa Ông Ngựa – Thanh An tự được cư dân địa phương coi là một bức tượng thiêng. Việc luồn qua bụng ngựa được coi là cách bày tỏ lòng thành kính, sẽ khiến thần thánh phù trợ cho gia đạo êm ấm, con cháu thành tài...
Ngày nay, tượng ngựa Xích Thố của chùa Ông Ngựa – Thanh An tự được cư dân địa phương coi là một bức tượng thiêng. Việc luồn qua bụng ngựa được coi là cách bày tỏ lòng thành kính, sẽ khiến thần thánh phù trợ cho gia đạo êm ấm, con cháu thành tài...
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT