Những chùa cổ nào có kiến trúc tráng lệ nhất Hà Nội?

Những chùa cổ nào có kiến trúc tráng lệ nhất Hà Nội?

Trong hệ thống chùa cổ ở nội thành Hà Nội, những ngôi chùa sau đây gân ấn tượng đặc biệt nhờ tầm quan trọng lịch sử cùng quy mô kiến trúc bề thế hiếm có.

1. Nằm trọn trên một hòn đảo phía Đông hồ Tây,  chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, là ngôi chùa lâu đời nhất Hà Nội. Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541–547) trên một bãi đất cạnh sông Hồng. Thời Lê Kinh Tông (1600–1618), chùa dời về địa điểm hiện tại.
1. Nằm trọn trên một hòn đảo phía Đông hồ Tây, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, là ngôi chùa lâu đời nhất Hà Nội. Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541–547) trên một bãi đất cạnh sông Hồng. Thời Lê Kinh Tông (1600–1618), chùa dời về địa điểm hiện tại.
Giống hầu hết những ngôi chùa cổ khác ở miền Bắc Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).
Giống hầu hết những ngôi chùa cổ khác ở miền Bắc Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).
Công trình kiến trúc mang tính điểm nhấn của chùa là bảo tháp Lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Tháp gồm 11 tầng, cao 15 mét. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng cũng bằng đá quý.
Công trình kiến trúc mang tính điểm nhấn của chùa là bảo tháp Lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Tháp gồm 11 tầng, cao 15 mét. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng cũng bằng đá quý.
Chùa từng đón nhiều nguyên thủ quốc gia tới thăm như Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad (1959), Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil (2008), Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev (2010). Phía sau chùa có cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng trong chuyến thăm năm 1959.
Chùa từng đón nhiều nguyên thủ quốc gia tới thăm như Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad (1959), Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil (2008), Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev (2010). Phía sau chùa có cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng trong chuyến thăm năm 1959.
2. Nằm trên phố Chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, chùa Láng hay Chiêu Thiền tự được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175), là nơi thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, một trong những nhà tu hành nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam.
2. Nằm trên phố Chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, chùa Láng hay Chiêu Thiền tự được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175), là nơi thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, một trong những nhà tu hành nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam.
Với quần thể kiến trúc bề thế, được bố trí hài hòa, cân xứng trong một không gian thoáng đãng, chùa Láng đã từng được coi là “đệ nhất tùng lâm” ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Ngày nay đây vẫn là một trong những ngôi chùa có khuôn viên rộng nhất khu vực nội thành Hà Nội.
Với quần thể kiến trúc bề thế, được bố trí hài hòa, cân xứng trong một không gian thoáng đãng, chùa Láng đã từng được coi là “đệ nhất tùng lâm” ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Ngày nay đây vẫn là một trong những ngôi chùa có khuôn viên rộng nhất khu vực nội thành Hà Nội.
Quần thể kiến chúc chia thành nhiều lớp, từ ngoài vào trong gồm ba lớp cổng, nhà bát giác và khu chùa chính gồm bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ, tăng phòng… Trong đó, nhà bát giác là công trình nổi bật, tạo nên nét đặc trưng của kiến trúc chùa Láng.
Quần thể kiến chúc chia thành nhiều lớp, từ ngoài vào trong gồm ba lớp cổng, nhà bát giác và khu chùa chính gồm bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ, tăng phòng… Trong đó, nhà bát giác là công trình nổi bật, tạo nên nét đặc trưng của kiến trúc chùa Láng.
Các không gian thờ tự ở chùa Láng được bài trí tôn nghiêm với sự hiện diện của gần 200 bức tượng. Đây là một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Việt Nam, nhiều bức trong đó có giá trị nghệ thuật cao. Ngoài ra chùa còn lưu giữ được hàng chục văn bia cổ có giá trị.
Các không gian thờ tự ở chùa Láng được bài trí tôn nghiêm với sự hiện diện của gần 200 bức tượng. Đây là một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Việt Nam, nhiều bức trong đó có giá trị nghệ thuật cao. Ngoài ra chùa còn lưu giữ được hàng chục văn bia cổ có giá trị.
3. Nằm trong ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, chùa Liên Phái được ví như một đóa sen tuyệt đẹp của kinh thành Thăng Long xưa. Theo văn bia, chùa được xây dựng thời vua Lê Dụ Tông (1705 – 1729).
3. Nằm trong ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, chùa Liên Phái được ví như một đóa sen tuyệt đẹp của kinh thành Thăng Long xưa. Theo văn bia, chùa được xây dựng thời vua Lê Dụ Tông (1705 – 1729).
Ngôi chùa này chính là chốn tổ của phái Liên Tông (dòng hoa sen) – một trong những phái thiền của Phật giáo bản địa Việt Nam – xuất hiện cuối thời Hậu Lê. Kiến trúc hiện tại của chùa được định hình vào đợt tu bổ năm 1855, với chùa chính gồm tòa tam bảo, nhà bái đường và nhà thờ tổ.
Ngôi chùa này chính là chốn tổ của phái Liên Tông (dòng hoa sen) – một trong những phái thiền của Phật giáo bản địa Việt Nam – xuất hiện cuối thời Hậu Lê. Kiến trúc hiện tại của chùa được định hình vào đợt tu bổ năm 1855, với chùa chính gồm tòa tam bảo, nhà bái đường và nhà thờ tổ.
Công trình kiến trúc tiêu biểu của chùa Liên Phái là tháp Diệu Quang nằm phía trước chùa. Tháp có hình lục lăng cao 10 tầng, quy mô tương đối lớn, được coi là kiến trúc quý hiếm vào bậc nhất trong các ngôi chùa ở Hà Nội.
Công trình kiến trúc tiêu biểu của chùa Liên Phái là tháp Diệu Quang nằm phía trước chùa. Tháp có hình lục lăng cao 10 tầng, quy mô tương đối lớn, được coi là kiến trúc quý hiếm vào bậc nhất trong các ngôi chùa ở Hà Nội.
Sau chùa là khu vườn tháp được xây dựng trên một gò đất cao, có 9 ngôi tháp xây thành ba hàng, trong đó có tháp Cửu Sinh xây bằng đá niên đại hơn 250 tuổi, là tòa tháp cổ nhất trong nội thành Hà Nội.
Sau chùa là khu vườn tháp được xây dựng trên một gò đất cao, có 9 ngôi tháp xây thành ba hàng, trong đó có tháp Cửu Sinh xây bằng đá niên đại hơn 250 tuổi, là tòa tháp cổ nhất trong nội thành Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.

GALLERY MỚI NHẤT