Tập đoàn Hoa Sen bị phạt và truy thu thuế hơn 2,8 tỷ

(Vietnamdaily) - Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố thông tin nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế từ Cục Thuế tỉnh Bình Dương.

Theo đó, HSG đã có hành vi hạch toán không đúng doanh thu, chi phí, thu nhập khác niên độ 2020-2021 dẫn đến thiếu số thuế giá trị gia tăng (GTGT) thiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp vào ngân sách nhà nước là 2,08 tỷ đồng.

Về hình thức xử phạt, HSG bị phạt tiền gần 416 triệu đồng và phải nộp thêm tiền chậm nộp thuế GTGT và thuế TNDN hơn 317 triệu đồng. Như vậy, tổng tiền truy thu và phạt là 2,81 tỷ đồng.

Trước đó, vào ngày 24/2, Hoa Sen nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ Tài chính số tiền là 2,08 tỷ đồng phát hiện qua thanh tra tài chính nên tổng cộng số tiền còn phải nộp là hơn 733 triệu đồng.

Tap doan Hoa Sen bi phat va truy thu thue hon 2,8 ty
 HSG của đại gia Lê Phước Vũ bị truy thu thuế gần 3 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, ban lãnh đạo Hoa Sen nhận định xuất khẩu thép 2023 vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó lường trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức về cạnh tranh và rào cản thương mại.

Bên cạnh đó, cạnh tranh gay gắt tại thị trường nội địa, các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, tỷ giá leo thang có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trong ngành.

Tại tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, Hoa Sen lên kế hoạch kinh doanh cho niên độ mới theo 2 phương án.

Phương án 1 với kịch bản sản lượng thành phẩm đạt 1,4 triệu tấn, theo đó chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ sẽ là 1,52 triệu tấn, giảm 16% so với thực hiện năm ngoái. Doanh thu kế hoạch là 34.000 tỷ đồng, giảm 32%. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 100 tỷ đồng, giảm tới 60% so niên độ trước.

Với phương án 2, HSG ước sản lượng 1,63 triệu tấn trong đó thành phẩm đạt 1,5 triệu tấn, doanh thu có thể lên mức 36.000 tỷ đồng, giảm 18%. Lãi sau thuế có thể tăng 20% lên mức 300 tỷ đồng.

Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của đại gia Lê Phước Vũ gặp khó 'trăm bề'

(Vietnamdaily) - "Việc hoạt động ở cả thượng nguồn (sản xuất) và hạ nguồn (bán lẻ tới tay người tiêu dùng cuối) khiến HSG chịu ảnh hưởng gấp đôi từ giá nguyên liệu so với các doanh nghiệp cùng ngành" - Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định trong Báo cáo của mình.
 

HSG đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử khi lỗ ròng trong 2 quý liên tiếp. Có thể nói chưa bao giờ ngành thép rơi vào tình huống gắt gao như hiện tại, khi thị trường thép liên tiếp mang lại thử thách cho cả hoạt động sản xuất và tiêu thụ.

Là doanh nghiệp hoạt động ở cả hai phân khúc sản xuất và bán lẻ, HSG gặp khó gấp đôi so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Ngành thép: Đã khó nay lại càng khó

(Vietnamdaily) - Công suất huy động vẫn chưa phục hồi hoàn toàn ở hầu hết các nhóm ngành thép do nhiều phân khúc phụ thuộc vào xuất khẩu, các nhà sản xuất thép thận trọng khi lập kế hoạch sản lượng cho năm 2023.

Công suất huy động vẫn chưa phục hồi

Trong bản tin về ngành Thép của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), với phân khúc thép thô, cả sản lượng và tiêu thụ đều thấp hơn khoảng 25% so với cùng kỳ. Có thể quan sát rằng nhu cầu thép thô đã phục hồi một phần từ mức thấp nhất vào cuối năm 2022, nhưng vẫn còn cách xa mức từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022.

Tin mới