Một trong những hoạt động TV,PB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam. |
Hoạt động TV, PB&GĐXH từng bước được Đảng, Nhà nước quan tâm và đã có nhiều văn bản điều chỉnh hoạt động này, qua đó tạo hành lang pháp lý cần thiết để hoạt động TV, PB&GĐXH ngày càng thuận lợi, thu hút sự quan tâm của giới trí thức cả nước.
Các văn bản của Đảng đề cập tới hoạt động TV,PB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam được nêu chủ yếu trong các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, các chỉ thị và kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương
Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 11/04/1988 cùa Ban Bí thư Trung ương (khóa VI) đã nêu: “.... các bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp Hội Việt Nam và tạo điều kiện để Liên hiệp Hội Việt Nam gắn hoạt động của mình với hoạt động của Nhà nước, đồng thời để Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện được chức năng phản biện và giám định xã hội về khoa học kỹ thuật của một hội quần chúng”
Thông báo số 37-TB/TW ngày 20/11/1992 thông báo ý kiến của Ban Bí thư Trung ương về tổ chức, hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam đã yêu cầu: “Ban Cán sự Đảng Chính phủ lãnh đạo việc thể chế hóa Chỉ thị số 35-CT/TW của Ban Bí thư, xây dựng các văn bản cần thiết để vừa hướng dẫn và tạo điều kiện cho các hội khoa học và kỹ thuật hoạt động, vừa tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với hội. Trước mắt cần thể chế hóa chức năng TV,PB&GĐXH về khoa học và kỹ thuật của các hội ... ”.
Thông báo số 163-TB/TW ngày 21/8/1998 thông báo ý kiến Thường trực Ban Bí thư về Đại hội IV của Liên hiệp Hội Việt Nam đã yêu cầu: “Liên hiệp Hội Việt Nam cần làm tốt chức năng tập hợp, đoàn kết, thống nhất đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng; phổ biến kiến thức KH&CN, thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về GD&ĐT, KH&CN; TV,PB&GĐXH trong hoạt động KH&CN...”.
Chỉ thị 45-CT/TW ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá: “Liên hiệp Hội Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào đời sống chính trị, xã hội của đất nước; … đặc biệt là trong hoạt động TV,PB&GĐXH về KH&CN và kinh tế, xã hội. Uy tín của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên ngày một tăng”. Chỉ thị yêu cầu: “Liên hiệp Hội Việt Nam cần làm tốt chức năng TV,PB&GĐXH trong hoạt động KH&CN nhằm góp phần thiết thực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Thông báo số 145-TB/TW ngày 09/7/2004 thông báo ý kiến kết luận của Ban Bí thư Trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW đối với Liên hiệp Hội Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020 đã đánh giá: “Liên hiệp Hội Việt Nam đã có bước phát triển mới về tổ chức, các hoạt động chính trị - xã hội, TV,PB&GĐXH ngày càng rõ nét…”. Thông báo đã đặt ra yêu cầu đối với Liên hiệp Hội Việt Nam: “Tổng kết những hoạt động, rút ra những bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó xác định đúng những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm; tổ chức phối hợp tốt hơn nữa lực lượng trí thức KH&CN để TV,PB&GĐXH đối với các dự án lớn, có tính liên ngành, liên vùng”.
Trong Thông báo số 278-TB/TW ngày 24/10/2009 thông báo ý kiến của Ban Bí thư về việc tổng kết Chỉ thị 45-CT/TW đã đánh giá: “Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị, hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; …. từng bước tạo hiệu quả hoạt động TV,PB&GĐXH … ”.
Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chỉ rõ: “hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và xây dựng cơ chế hoạt động, tổ chức nhiều diễn đàn để khuyến khích và bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của trí thức khi tham gia các hoạt động TV,PB&GĐXH các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển kinh tế - xã hội”. Nghị quyết nhấn mạnh: “củng cố, phát triển, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các hội thành viên trong Liên hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật từ trung ương đến địa phương, tạo môi trường lành mạnh để phát huy năng lực sáng tạo và nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ trí thức”.
Chỉ thị 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đánh giá: “hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trên các mặt: TV,PB&GĐXH; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bảo vệ môi trường; giáo dục và đào tạo; thông tin và phổ biến kiến thức; hợp tác trong và ngoài nước …Đặc biệt, hoạt động TV,PB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng, phản ảnh trung thực, khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức KH&CN, đã có những đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối đổi mới của Đảng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Chỉ thị đã yêu cầu Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm “chủ động TV,PB&GĐXH trong quá trình xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các chương trình, dự án, đề án lớn về phát triển KH&CN, GD&ĐT, kinh tế - xã hội trước khi cấp có thẩm quyền quyết định”. Đồng thời, Chỉ thị cũng nêu rõ “tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến Liên hiệp Hội Việt Nam… xây dựng cơ chế họat động TV,PB&GĐXH, tham gia các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm môi trường thuận lợi để phát huy sức sáng tạo của trí thức KH&CN phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Thông báo 353-TB/TW ngày 25/6/2010 thông báo ý kiến của Ban Bí thư về việc xác định các đề án triển khai thực hiện Chỉ thi 42-CT/TW của Bộ Chính trị đã yêu câu: “Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Đảng đoàn Liên hiệp Hội Việt Nam xây dựng cơ chế phát huy vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề lớn về chủ trương, đường lối, chính sách phát triển của đất nước, chủ trương TV,PB&GĐXH trong quá trình xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án lớn”.
Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đại biểu Liên hiệp Hội Việt Nam ngày 03/6/2015 đã nêu rõ: “Liên hiệp Hội Việt Nam cần phải tập hợp đội ngũ, tập trung nguồn lực để đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề quan trọng về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, tiếp tục chủ động thực hiện các họa động TV,PB&GĐXH trong quá trình xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình, dự án, đề án lớn về kinh tế - xã hội trước khi cấp có thẩm quyền quyết định. Liên hiệp Hội Việt Nam phải thực sự trở thành một bộ phận tham mưu tin cậy của Đảng và Nhà nước, nhất là công tác vận động trí thức ….”
Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước
Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2015 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã quy định quyền của Hội: “tham gia chương trình, dự án, đề án nghiên cứu, TV,PB&GĐXH theo đề nghị của cơ quan Nhà nước”. Nghị định cũng xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quán lý nhà nước đối với hội: “ban hành cơ chế, chính sách để hội tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, TV,PB&GĐXH”.
Theo Quyết định 650/QĐ-TTg ngày 24/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn Điều lệ Liên hiệp Hội Việt Nam, thì Liên hiệp Hội Việt Nam có các nhiệm vụ sau đây: “…tổ chức các hoạt động TV,PB&GĐXH nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chương trình, kế hoạch, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN, GD&ĐT, BVMT, xây dựng pháp luật, tăng cường củng cố an ninh – quốc phòng, tham gia giám sát độc lập đối với các đề tài, công trình quan trọng…”.
Chỉ thị 04/2000/CT-TTg ngày 01/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam đã yêu cầu: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành những quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện cho Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên thực hiện chức năng TV,PB&GĐXH các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án KH,CN,MT và phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do các bộ, ngành, địa phương xây dựng và thực hiện”.
Quyết định 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động TV,PB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam là văn bản pháp lý đầy đủ đề cập đến những nội dung liên quan tới hoạt động TV,PB&GĐXH như đối tượng và phạm vi điều chỉnh, cơ chế thực hiện và quyền, trách nhiệm của các bên liên quan khi tổ chức thực hiện. Từ khi có Quyết định 22/2002/QĐ-TTg, Liên hiệp Hội Việt Nam đã nổ lực triển khai quyết định này và bước đầu đạt được một số kết quả quan rọng, giúp các cơ quan Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và triển khai đường lối, chủ trương, chính sách và các dự án đầu tư phát triển.
Thực hiện Quyết định 22/2002/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 27/2003/TT-BTC ngày 01/4/2003 hướng dẫn cơ chế tài chính chi hoạt động TV,PB&GĐXH của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Trong quá trình triển khai hoạt động TV,PB&GĐXH, một số bất cập tồn tại trong Quyết định 22/2002/QĐ-TTg đã bọc lộ và ngày 14/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 14/2014/QĐ-TTg thay thế Quyết định 22/2002/QĐ-TTg. Tiếp theo đó, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 11/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động TV,PB&GĐXH thay thế Thông tư 27/2003/TT-BTC.