Ngược lại, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối lao dốc 77% về vỏn vẹn 7 tỷ đồng.
Sau khi LienVietPostBank trích lập dự phòng hơn 271 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ, nhà băng báo lãi sau thuế tăng nhẹ 4% lên gần 612 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, LienVietPostBank chi hơn 887 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 2.8 lần cùng kỳ.
Tuy nhiên nhà băng này vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế 2.802 tỷ và lãi sau thuế 2,228 tỷ đồng, đều tăng 60% so cùng kỳ. So với kế hoạch lãi trước thuế cả năm 3.200 tỷ, LienVietPostBank đã thực hiện được 88% sau 9 tháng.
Lãi 9 tháng của LienVietPostBank tăng chủ yếu do thu nhập từ lãi tăng 33,8%, thu nhập phí thuần tăng 52,9%, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối tăng 85,9%, lãi 7 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán so với khoản lỗ 62 tỷ đồng trong 9 tháng 2020...
Theo VCSC, đơn vị sẽ tìm hiểu về dư nợ cho vay được tái cơ cấu lại trong quý 3/2021 của LienVietPostBank cũng như bất kỳ khả năng hình thành nợ xấu nào trong các quý tương lai do tác động của COVID-19. Tại thời điểm này, VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo hiện tại cho lợi nhuận năm 2021 của LienVietPostBank.
Tính đến cuối quý 3/2021, tổng tài sản LienVietPostBank tăng 5% so với đầu năm, lên mức gần 254,623 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt giảm mạnh 52% về còn 1,668 tỷ đồng; tiền gửi tại các TDTD khác giảm 21% ở mức 10,731 tỷ đồng và cho vay khách hàng tăng 11% lên 195,829 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng của LienVietPostBank tăng nhẹ 2% lên 178,842 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu của LienVietPostBank tăng 10% so với đầu năm lên 2,783 tỷ đồng. Trong đó, tăng mạnh nhất là nợ nghi ngờ, gấp 2.7 lần đầu năm lên 974 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm nhẹ từ mức 1.43% đầu năm xuống còn 1.42%.