Tăng lương 2015: Không thể, vì bộ máy quá cồng kềnh

“Kể cả dừng hết tất cả các thứ khác thì việc giải quyết tiền lương vẫn chưa cơ bản được vì chính bộ máy của chúng ta”.

Trong trả lời phỏng vấn Vov.vn, câu chuyện cải cách tiền lương được Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhắc đến khi nói về bài toán cân đối ngân sách. Theo Phó Thủ tướng: Việc chúng ta không tăng được lương không phải chỉ tại ngân sách. Ngân sách hiện nay kể cả dừng hết tất cả các thứ khác thì việc giải quyết tiền lương vẫn chưa cơ bản được vì chính bộ máy của chúng ta. Số người hưởng lương từ ngân sách quá lớn. “Chính vì thế, Nghị quyết Trung ương yêu cầu làm rất đồng bộ, sắp xếp lại bộ máy, đội ngũ hưởng lương từ ngân sách. Hiện nay mới bắt đầu làm việc này nên chưa có kết quả rõ nét” – Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói.
Cùng với đó, theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, khối sự nghiệp, những người viên chức hưởng lương cũng rất lớn. Nghị quyết Trung ương đặt ra yêu cầu là phải đổi mới hoạt động của khối sự nghiệp để họ tự lo được lương, khi đó số lượng mới giảm xuống thì mình thực hiện tiền lương tốt hơn.
Phó Thủ tướng nói: “Việc tinh giản biên chế bây giờ cũng mới bắt đầu làm, nhưng chưa mạnh lắm do chưa cơ cấu được đối tượng một cách căn bản. Chính vì thế, phải triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp”.
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
Nói về việc quản lý biên chế cán bộ, công chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết: Hàng năm, việc xác định và bổ sung, điều chỉnh biên chế công chức trên cơ sở đề nghị của các bộ, ngành, địa phương.
"Kế hoạch biên chế công chức hàng năm của các bộ, ngành, địa phương gửi về Bộ Nội vụ luôn đề nghị tăng từ 9-11% so với số biên chế công chức giao của năm trước. Tuy nhiên, trong thời gian các bộ, ngành, địa phương đang xây dựng đề án vị trí việc làm để làm cơ sở xác định biên chế công chức theo quy định của pháp luật, khi thẩm định, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức năm 2012 và năm 2013, Bộ Nội vụ đã đề nghị giữ cơ bản ổn định tổng biên chế công chức đã giao trong năm trước. Từ tháng 8/2011 đến tháng 11/2013, biên chế công chức cơ bản không tăng, giữ ổn định số biên chế công chức đã giao và điều chỉnh trong năm 2011” – Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết.
Biên chế công chức tiếp tục được giữ ổn định như số biên chế công chức đã được giao các năm trước. Tuy nhiên, theo báo cáo của các Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính đến ngày 30/6/2014, có một số địa phương vẫn có tình trạng sử dụng vượt chỉ tiêu biên chế công chức được giao.
Ngày 10/10/2014, Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã) của năm 2015 là 281.714 biên chế. Số biên chế này bằng đúng số biên chế công chức đã được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2014.
Về biên chế sự nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết: Từ tháng 12/2013 đến nay, có 02 Bộ đề nghị Bộ Nội vụ quyết định bổ sung biên chế sự nghiệp và 13 địa phương đề nghị Bộ Nội vụ thẩm định biên chế sự nghiệp trước khi trình Hội đồng nhân dân quyết định. Bộ Nội vụ chỉ quyết định hoặc thẩm định số biên chế tăng so với số biên chế sự nghiệp đã được giao trước ngày 31/12/2012. Bảo đảm nguyên tắc: chỉ tăng biên chế sự nghiệp để bố trí cho các đơn vị sự nghiệp thành lập mới và đơn vị sự nghiệp được bổ sung chức năng, nhiệm vụ mới theo đúng chủ trương của Đảng và quy định tại Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Sẽ không tăng biên chế công chức, viên chức
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình khẳng định: "Từ nay đến năm 2016 về cơ bản giữ nguyên, không tăng tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức; rà soát, sắp xếp lại biên chế công chức, biên chế sự nghiệp hiện có theo vị trí việc làm và có phương án xử lý cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi sắp xếp lại theo quy định.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, việc đổi mới quản lý biên chế theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức là tiền đề để triển khai thực hiện việc trả lương theo vị trí việc làm và đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị sắp xếp, sử dụng, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đúng với năng lực, sở trường và cải tiến, đổi mới chế độ, lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.
Thời gian tới, Người đứng đầu ngành Nội vụ cho biết, sẽ tham mưu, trình Chính phủ để thể chế hóa các nội dung của Đề án “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” sau khi được Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị thông qua. Trong đó, tuyển dụng mới vào công vụ không quá 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; sử dụng 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản để bổ sung cho những cơ quan, tổ chức, đơn vị thành lập mới hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ mới theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền nhằm góp phần hạn chế việc tăng biên chế.
Bộ Nội vụ cũng đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về dịch vụ sự nghiệp công và cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý để các Bộ quản lý lĩnh vực sự nghiệp xây dựng, trình Chính phủ ban hành cơ chế hoạt động và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số người làm việc và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách./.

Tăng lương cũng lo lắm ạ!

(Kiến Thức) - "Nghe nói tăng lương thì vui, nhưng lo vì sợ nhất là công ty cắt giảm nhân sự, đuổi bớt công nhân", chị Trần Hoàng Vân chia sẻ.

Tăng lương cũng lo!
- Hội đồng tiền lương quốc gia vừa thống nhất phương án tăng mức lương tối thiểu vùng 2015 tối đa 15,1%. Hẳn là chị cũng rất vui mừng với thông tin này?

Có bất thường khi không có tiền... tăng lương 2015?

(Kiến Thức) - Không thể bố trí ngân sách để tăng lương năm 2015 theo lộ trình. Đây có phải là một chuyện bất thường?

"Theo truyền thống kế hoạch hóa từ trước đến nay thì chúng ta vẫn ôm đồm khi dùng ngân sách chi nhiều cho đầu tư phát triển. Đó là cách làm không khoa học bởi về nguyên tắc đầu tư phát triển từ ngân sách luôn có nguy cơ cao kém hiệu quả. Vì thế, chuyện "ăn" hết nên không có tiền tăng lương theo lộ trình mà dành để trả nợ cũng là điều dễ hiểu", TS Hoàng Xuân Nghĩa bày tỏ quan điểm.
Hết tiền là phải!

Đọc nhiều nhất

Tin mới