Tang lễ nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: Con trai xúc động nói lời tiễn biệt

"Chúng con hứa sẽ ra sức phấn đấu quyết tâm, quyết chí vươn lên từ đôi tay và khối óc của chính mình, sống như cây tùng, cây trúc, tự lực cánh sinh", con trai nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng phát biểu tại lễ truy điệu. 

Tang lễ nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng: Con trai xúc động nói lời tiễn biệt
Lễ truy điệu và an táng nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã được tổ chức trọng thể, trang nghiêm vào sáng 22/2 tại Bến Tre.
Thay mặt gia đình, ông Trương Vĩnh Tùng, con trai nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng phát biểu lời cảm ơn.
Tang le nguyen Pho Thu tuong Truong Vinh Trong: Con trai xuc dong noi loi tien biet
Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ truy điệu nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng.
Ông Trương Vĩnh Tùng gửi lời cảm ơn tới Đảng, Nhà nước, các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Trung ương, địa phương và người thân, nhân dân… đã quan tâm, chăm sóc ba ông từ khi lâm bệnh cho đến khi trút hơi thở cuối cùng; đã tổ chức chu đáo lễ tang cấp nhà nước; đã chia buồn, viếng và tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng.
Tang le nguyen Pho Thu tuong Truong Vinh Trong: Con trai xuc dong noi loi tien biet-Hinh-2
Ông Trương Vĩnh Tùng, con trai nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng xúc động nói lời tiễn biệt ba. 
Ông Trương Vĩnh Tùng nói: “Sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo, ba của chúng tôi đã trút hơi thở cuối cùng trong niềm đau xót, tiếc thương mất mát rất to lớn không gì bù đắp được…”. “Từ khi ba chúng tôi lâm bệnh cho đến tận những giây phút cuối cùng và trong tang lễ, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của tỉnh; sự chăm sóc tận tình, cứu chữa của đội ngũ giáo sư, bác sĩ, y tá, điều dưỡng Bệnh viện Thống Nhất, Chợ Rẫy, Nguyễn Đình Chiểu và sự thăm hỏi, động viên của quý ông bà, cô chú, các anh chị em, bạn bè. Chúng tôi không biết nói gì hơn là lời cảm ơn chân thành của cả gia đình chúng tôi đối với các cấp lãnh đạo; đội ngũ y bác sĩ và người thân dành cho ba tôi, gia đình tôi”, ông Tùng nói.
Tang le nguyen Pho Thu tuong Truong Vinh Trong: Con trai xuc dong noi loi tien biet-Hinh-3
Con trai nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng xúc động nói lời tiễn biệt ba .
Ông Tùng xúc động đọc tiếp: "Thưa Ba! Các thế hệ anh em, con cháu của ba có mặt đầy đủ hôm nay để đưa tiễn ba về nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng con rất yêu thương và quý trọng, tự hào về ba, về người cán bộ cách mạng suốt đời tận trung với Đảng, với nước, tận hiếu với dân, sẵn sàng vào nơi gian khổ, khó khăn nhất khi Đảng cần.
Tang le nguyen Pho Thu tuong Truong Vinh Trong: Con trai xuc dong noi loi tien biet-Hinh-4
 Ông Trương Vĩnh Tùng hứa với ba sẽ ra sức phấn đấu quyết tâm, quyết chí vươn lên từ đôi tay và khối óc của chính mình, sống như cây tùng, cây trúc, tự lực cánh sinh.
Là người sống trọn tình, trọn nghĩa với đồng chí, đồng đội, đồng bào luôn cưu mang, đùm bọc khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Là người con hiếu thảo, người cha sống chân thành, chân tình, thủy chung, yêu thương hết mực đối với con cái, gia đình và dòng tộc.
Tang le nguyen Pho Thu tuong Truong Vinh Trong: Con trai xuc dong noi loi tien biet-Hinh-5
 
Xin ba yên tâm, yên nghỉ, có giấc ngủ nghìn thu, chúng con xin hứa sẽ khắc ghi và thực hiện tốt những lời căn dặn và tâm nguyện của ba, sẽ yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ra sức phấn đấu quyết tâm, quyết chí vươn lên từ đôi tay và khối óc của chính mình, sống như cây tùng, cây trúc, tự lực cánh sinh như điều mong ước lớn nhất của ba lúc sinh thời.
>>> Mời các bạn xem thêm video: Lễ viếng Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tổ chức ngày 21/2

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp

Huyện, tỉnh Bình Dương ‘lờ’ chỉ đạo của Thủ tướng

Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương giải quyết dứt điểm, bảo đảm quyền lợi cho người dân nhưng đã 5 năm Bình Dương ‘lờ’ chỉ đạo của Thủ tướng.

Huyện, tỉnh Bình Dương ‘lờ’ chỉ đạo của Thủ tướng

Từ năm 2010 đến nay, Văn phòng Chính phủ (VPCP) nhiều lần truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ (TTCP), giải quyết khiếu nại của ông Hồ Văn On (phường An Bình, thị xã Dĩ An). Tuy nhiên, đến nay đã gần 5 năm nhưng Bình Dương ‘lờ’ chỉ đạo của Thủ tướng. Vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm trong khi ông On ở tuổi gần đất xa trời vẫn phải mòn mỏi đi khiếu nại.

Tự dưng bị “tranh chấp” rồi mất đất

Theo trình bày của ông On, gia tộc ông có khu đất rộng gần 23.800 m2, trong đó có 16.800 m2 nằm ở xã An Bình, huyện Dĩ An (nay là thị xã Dĩ An) và phần còn lại nằm ở phường Linh Xuân (quận Thủ Đức, TP.HCM). Đất này ông nội ông sử dụng từ trước năm 1975 để lại và gia tộc ông quản lý, sử dụng liên tục phần đất trên. Năm 1995, một người trong gia tộc họp mặt và lập tờ cam kết phân chia, trong đó ông On được chia hơn 5.000 m2 đất tại Bình Dương... Tờ phân chia được UBND xã An Bình xác nhận tháng 2-1996.

Huyen, tinh Binh Duong ‘lo’ chi dao cua Thu tuong

Khu đất của ông Hồ Văn On. Ảnh: Nguyễn Đức.

Sau khi nhận đất, ông On san lấp, xây nhà và sinh sống tại đây. Nhưng tháng 3/1997, UBND thị trấn Dĩ An lập biên bản việc xây dựng trái phép và yêu cầu ông On ngưng xây chờ quyết định giải quyết tranh chấp đất.

Không rõ kết quả giải quyết ra sao nhưng đến năm 2001, chủ tịch UBND huyện Dĩ An lại ban hành hàng loạt quyết định “chia” đất của ông On và nhiều người trong gia tộc cho người lạ, không theo tờ phân chia. Trong đó, có hơn 4.700 m2 diện tích đất ông On đang quản lý, sử dụng bị huyện Dĩ An “lấy” và công nhận cho một người khác. Khó hiểu trước các quyết định này, ông On và nhiều người trong gia tộc gửi đơn khiếu nại đến cấp tỉnh nhưng sau đó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương bác khiếu nại. Không đồng tình, ông On và người thân tiếp tục khiếu nại.

Huyen, tinh Binh Duong ‘lo’ chi dao cua Thu tuong-Hinh-2
85 tuổi, ông On vẫn mòn mỏi đi khiếu nại UBND tỉnh Bình Dương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng. Ảnh: Nguyễn Đức. 

Huyện, tỉnh ra quyết định trái luật

Tháng 5/2008, VPCP truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, giao TTCP chủ trì, phối hợp với tỉnh Bình Dương kiểm tra lại nội dung khiếu nại, đối thoại với các bên để làm rõ và giải quyết dứt điểm vụ việc theo quy định.

Sau đó TTCP đề nghị Thanh tra Bộ TN&MT tham gia đề xuất giải quyết tranh chấp. Tháng 5-2009, Thanh tra Bộ TN&MT có văn bản khẳng định việc ông On sử dụng đất do ý nguyện của người trực tiếp sử dụng đất lúc đó. Ông On không tự lấn chiếm hay tranh chấp và thực tế sử dụng đất liên tục từ năm 1995. Vì vậy, Nhà nước xem xét công nhận quyền sử dụng đất đang tranh chấp cho ông On là phù hợp với nguồn gốc và diễn biến quá trình sử dụng, phù hợp với thỏa thuận của thân tộc.

Đến tháng 8-2010, TTCP có kết luận nêu rõ việc ông On khiếu nại huyện Dĩ An là có căn cứ. Việc ông Nguyễn Hoàng Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ban hành các quyết định công nhận các quyết định của chủ tịch UBND huyện Dĩ An là không phù hợp. Cụ thể, các quyết định của chủ tịch UBND tỉnh cả về hình thức và nội dung đều trái pháp luật. Ngoài ra, năm 2009, chủ tịch UBND huyện Dĩ An lại cấp giấy đỏ (diện tích trên 4.300 m2) cho một người (rồi sau đó người này bán tiếp cho bảy người khác) là không bình thường, trái với quy định.

Từ đó, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương hủy các quyết định trái luật của chủ tịch UBND huyện Dĩ An và chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, đồng thời ra các quyết định thu hồi giấy đỏ cấp vào năm 2009 và công nhận tờ cam kết phân chia đất của gia tộc ông On theo quy định. Cạnh đó, chỉ đạo chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với chủ tịch UBND huyện Dĩ An (nay là thị xã Dĩ An) việc cấp giấy đỏ năm 2009 trong khi vụ việc đang có khiếu nại, chưa được TTCP kết luận.

Bình Dương sẽ thực hiện theo chỉ đạo
Ngày 24-4, trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo VPCP cho biết trách nhiệm giải quyết vụ việc này thuộc thẩm quyền chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương. Thủ tướng đã chỉ đạo nhiều lần rồi thì với kết luận rất rõ ràng của Thủ tướng mà địa phương vẫn chưa giải quyết xong là quá chậm trễ, gây bức xúc cho người dân.
Cùng ngày, trả lời Pháp Luật TP.HCM, một lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết khiếu nại của ông On đã trải qua nhiều năm, qua nhiều thời kỳ lãnh đạo. Không phải UBND tỉnh chậm trễ không thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng và kết luận của TTCP mà do vụ việc có nhiều vướng mắc phát sinh. Mới đây, ngày 21-4, chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản giao Sở TN&MT tỉnh, UBND thị xã Dĩ An làm các quy trình, thủ tục để thu hồi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai cho người khác, trả lại đất cho ông On theo chỉ đạo của Thủ tướng và kết luận TTCP.
85 tuổi vẫn mòn mỏi chờ
Thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị của TTCP tại kết luận vào năm 2010 và giao chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả lên Thủ tướng. Sau đó VPCP có nhiều văn bản đôn đốc, nhắc nhở UBND tỉnh Bình Dương nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Tôi đã 85 tuổi, sức khỏe đã yếu mà không biết khi nào khiếu nại của tôi được giải quyết, dù TTCP và Thủ tướng đã có kết luận, chỉ đạo nhưng tôi không biết phải đợi đến bao giờ.

Ban Bí thư thông báo tình hình Biển Đông với cán bộ cấp cao nghỉ hưu

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Ban Bí thư thông báo tình hình Biển Đông với cán bộ cấp cao nghỉ hưu
Theo thông lệ hàng năm, sáng 14/8, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị gặp mặt cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã nghỉ hưu khu vực phía Nam, từ Đà Nẵng trở vào để thông báo tình hình trong nước, quốc tế và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh vực thời gian qua. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh chủ trì hội nghị.
Ban Bi thu thong bao tinh hinh Bien Dong voi can bo cap cao nghi huu
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng. 

Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng từ trần

Nguyên Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng từ trần sáng nay ngày 19/2 tại Bến Tre, hưởng thọ 79 tuổi.
 

Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng từ trần
Ngày 19/2, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết ông Trương Vĩnh Trọng, sinh năm 1942, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Trưởng Ban Nội chính Trung ương, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, sức yếu, bệnh nặng, ông đã từ trần vào hồi 3 giờ 25 phút ngày 19/2/2021 tại nhà riêng, ấp Lương Thuận, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Nguyen Pho Thu tuong Truong Vinh Trong tu tran

Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng. 

Ông Trương Vĩnh Trọng sinh ngày 11/11/1942 ở xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Người dân Bến Tre thường gọi ông với các tên thân thuộc là Hai Nghĩa.

Từ năm 1960, ông bắt đầu hoạt động bí mật trong phong trào học sinh chống chế độ Ngô Đình Diệm.

Năm 1962, ông Trương Vĩnh Trọng thoát ly gia đình, tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và công tác ở Tiểu ban Giáo dục tỉnh Bến Tre. Đến tháng 10/1964, ông được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam Việt Nam và được đề bạt làm Ủy viên Tiểu ban giáo dục. Sau đó, được bầu Tỉnh ủy viên phụ trách khối Tuyên huấn tỉnh.

Năm 1968, ông Trương Vĩnh Trọng được cử làm Ủy viên Ban Tuyên huấn tỉnh Bến Tre. Sau đó, ông được cử đi học Trường Tuyên huấn miền Nam.

Năm 1975, ông Trọng được cử ra Bắc, theo học Trường Tuyên huấn Trung ương ở Hà Nội.

Năm 1978, ông được bầu vào Tỉnh ủy Bến Tre, giữ nhiệm vụ Phó ban Tuyên huấn tỉnh.

Năm 1982, ông đắc cử vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy và được phân công làm Bí thư Huyện ủy Giồng Trôm. Trong thời gian này, ông được đi học lớp bồi dưỡng Bí thư Huyện ủy ở Trường Đảng Cao cấp Matxcơva (Liên Xô).

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (1986), ông Trương Vĩnh Trọng được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII (1991), ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tháng 1998, ông được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.

Tháng 7/2000, ông được Bộ Chính trị điều động tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp.

Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, được phân công giữ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Năm 2006, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng lần X, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Tháng 6/2006, ông được Quốc hội phê chuẩn để nghị bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Tháng 8/2011, được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ về nghỉ chế độ. Ông là Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, XI và XII.

Ngoài ra, ông còn được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng có giá trị như: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.