Tận mục vượn đen má trắng cực hiếm VQG Vũ Quang vừa tiếp nhận

Tận mục vượn đen má trắng cực hiếm VQG Vũ Quang vừa tiếp nhận

Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã tiếp nhận một cá thể vượn đen má trắng quý hiếm để chăm sóc, thả về tự nhiên. Loài vượn này có tên trong Sách đỏ Việt Nam và có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Sáng 2/8, lãnh đạo Vườn Quốc gia Vũ Quang tiếp nhận một cá thể  vượn đen má trắng quý hiếm để chăm sóc trước khi thả về tự nhiên. Ảnh: Lao động.
Sáng 2/8, lãnh đạo Vườn Quốc gia Vũ Quang tiếp nhận một cá thể vượn đen má trắng quý hiếm để chăm sóc trước khi thả về tự nhiên. Ảnh: Lao động.
Cá thể vượn đen má trắng này được người dân phát hiện và bắt giữ tại khu vực nhà thờ giáo xứ Tiếp Võ, phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Người đưa tin.
Cá thể vượn đen má trắng này được người dân phát hiện và bắt giữ tại khu vực nhà thờ giáo xứ Tiếp Võ, phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Người đưa tin.
Sau đó, Linh mục quản xứ Tiếp Võ đã bàn giao cá thể vượn đen má trắng quý hiếm trên cho Hạt Kiểm lâm Hồng Lĩnh. Tiếp đến, cá thể động vật hoang dã này được bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Người đưa tin.
Sau đó, Linh mục quản xứ Tiếp Võ đã bàn giao cá thể vượn đen má trắng quý hiếm trên cho Hạt Kiểm lâm Hồng Lĩnh. Tiếp đến, cá thể động vật hoang dã này được bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Người đưa tin.
Sau khi tiếp nhận, Vườn Quốc gia Vũ Quang tiến hành cứu hộ, kiểm dịch và theo dõi sức khỏe, huấn luyện bản năng sinh tồn cho vượn đen má trắng trước khi thả nó về môi trường rừng tự nhiên. Ảnh: PanNature.
Sau khi tiếp nhận, Vườn Quốc gia Vũ Quang tiến hành cứu hộ, kiểm dịch và theo dõi sức khỏe, huấn luyện bản năng sinh tồn cho vượn đen má trắng trước khi thả nó về môi trường rừng tự nhiên. Ảnh: PanNature.
Vượn đen má trắng có tên khoa học là Nomascus leucogenys. Loài vượn này được xếp vào nhóm IB thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam và xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp trong Danh lục Đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN Red Book). Ảnh: Tiền phong.
Vượn đen má trắng có tên khoa học là Nomascus leucogenys. Loài vượn này được xếp vào nhóm IB thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam và xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp trong Danh lục Đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN Red Book). Ảnh: Tiền phong.
Loài vượn đen má trắng là loài thú linh trưởng đặc hữu phân bố chủ yếu ở các cánh rừng ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Ảnh: Vast.gov.vn.
Loài vượn đen má trắng là loài thú linh trưởng đặc hữu phân bố chủ yếu ở các cánh rừng ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Ảnh: Vast.gov.vn.
Hiện có khoảng 200 đàn vượn đen má trắng phân bố ở Việt Nam. Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An là những địa phương ghi nhận sự xuất hiện của loài vượn này. Trong đó, Nghệ An có quần thể vượn đen má trắng khoảng 455 cá thể, phân bố chủ yếu tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Pù Huống. Ảnh: SGGP.
Hiện có khoảng 200 đàn vượn đen má trắng phân bố ở Việt Nam. Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An là những địa phương ghi nhận sự xuất hiện của loài vượn này. Trong đó, Nghệ An có quần thể vượn đen má trắng khoảng 455 cá thể, phân bố chủ yếu tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Pù Huống. Ảnh: SGGP.
Thức ăn chủ yếu của vượn đen má trắng là quả và lá non. Chúng thường ăn lá, quả từ cây dẻ, sấu, dâu da xoan, cây ba gạc... Ảnh: Báo Sơn La.
Thức ăn chủ yếu của vượn đen má trắng là quả và lá non. Chúng thường ăn lá, quả từ cây dẻ, sấu, dâu da xoan, cây ba gạc... Ảnh: Báo Sơn La.
Cá thể vượn đen má trắng được xem là "lãng mạn nhất" trong số các loài linh trưởng vì chúng có thể tán tỉnh và giao phối với các bạn đời của mình bằng những bài hát. Ảnh: Zooinstitutes.
Cá thể vượn đen má trắng được xem là "lãng mạn nhất" trong số các loài linh trưởng vì chúng có thể tán tỉnh và giao phối với các bạn đời của mình bằng những bài hát. Ảnh: Zooinstitutes.
Loài vượn má trắng có nguy cơ tuyệt chủng cao do vấn nạn săn bắt, diện tích rừng suy giảm... Tính đến năm 2011, Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên (IUCN) cho hay số lượng vượn má trắng đã giảm hơn 80% trong 45 năm qua. Ảnh: Animaldiversity.
Loài vượn má trắng có nguy cơ tuyệt chủng cao do vấn nạn săn bắt, diện tích rừng suy giảm... Tính đến năm 2011, Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên (IUCN) cho hay số lượng vượn má trắng đã giảm hơn 80% trong 45 năm qua. Ảnh: Animaldiversity.
Mời độc giả xem video: Thích thú với loài vượn cáo không biết đi trên mặt đất.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.