Tận mục khu tháp mộ cổ độc đáo nhất Việt Nam ở Huế

Tận mục khu tháp mộ cổ độc đáo nhất Việt Nam ở Huế

Ngoài những tòa tháp mộ có kiến trúc ấn tượng của các danh tăng, chùa Từ Hiếu còn nổi tiếng với một khu mộ cổ rất đặc biệt...

Nằm ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế, chùa Từ Hiếu là một ngôi cổ tự lớn và có vai trò quan trọng trong lịch sử Cố đô Huế.
Nằm ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế, chùa Từ Hiếu là một ngôi cổ tự lớn và có vai trò quan trọng trong lịch sử Cố đô Huế.
Đây là một trong những ngôi chùa có vườn tháp đẹp nhất Việt Nam, với nhiều tháp mộ cổ kính, có quy mô khá bề thế.
Đây là một trong những ngôi chùa có vườn tháp đẹp nhất Việt Nam, với nhiều tháp mộ cổ kính, có quy mô khá bề thế.
Các công trình này được trang trí tinh xảo, mang đậm nét kiến trúc truyền thống của Cố đô Huế.
Các công trình này được trang trí tinh xảo, mang đậm nét kiến trúc truyền thống của Cố đô Huế.
Đây là nơi an nghỉ của nhiều bậc danh tăng, những người có tầm ảnh hưởng lớn với triều đình nhà Nguyễn ở Kinh thành Huế xưa.
Đây là nơi an nghỉ của nhiều bậc danh tăng, những người có tầm ảnh hưởng lớn với triều đình nhà Nguyễn ở Kinh thành Huế xưa.
Ngoài tháp mộ của các nhà tu hành, chùa Từ Hiếu còn nổi tiếng với một khu mộ cổ rất đặc biệt, dành riêng cho các vị thái giám nhà Nguyễn.
Ngoài tháp mộ của các nhà tu hành, chùa Từ Hiếu còn nổi tiếng với một khu mộ cổ rất đặc biệt, dành riêng cho các vị thái giám nhà Nguyễn.
Khu mộ này nằm trong một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích gần 1.000 m2. Số mộ đếm được là 25 ngôi, chia làm 3 dãy, xếp theo chức vụ của các quan thái giám thời xưa.
Khu mộ này nằm trong một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích gần 1.000 m2. Số mộ đếm được là 25 ngôi, chia làm 3 dãy, xếp theo chức vụ của các quan thái giám thời xưa.
Theo các sử liệu, năm 1843, thái giám Châu Phước Năng đã đứng ra quyên góp tiền trùng tu chùa Từ Hiếu, lấy đó làm chốn an nghỉ cuối cùng. Đến năm 1893, nhiều thái giám tiếp tục đóng góp công đức. Từ đó, chùa Từ Hiếu dần trở thành nơi an nghỉ của các thái giám triều Nguyễn.
Theo các sử liệu, năm 1843, thái giám Châu Phước Năng đã đứng ra quyên góp tiền trùng tu chùa Từ Hiếu, lấy đó làm chốn an nghỉ cuối cùng. Đến năm 1893, nhiều thái giám tiếp tục đóng góp công đức. Từ đó, chùa Từ Hiếu dần trở thành nơi an nghỉ của các thái giám triều Nguyễn.
Bên ngoài khu nghĩa địa của các thái giám còn nhiều ngôi mộ của các cung tần, mỹ nữ từng sống trong cung đình nhà Nguyễn.
Bên ngoài khu nghĩa địa của các thái giám còn nhiều ngôi mộ của các cung tần, mỹ nữ từng sống trong cung đình nhà Nguyễn.
Theo thời gian, nhiều phần mộ trong khuôn viên chùa Từ Hiếu đã trở nên hoang phế, đổ nát.
Theo thời gian, nhiều phần mộ trong khuôn viên chùa Từ Hiếu đã trở nên hoang phế, đổ nát.
Không gian nhuốm màu u tịch.
Không gian nhuốm màu u tịch.
Theo lệ, hàng năm cứ đến rằm tháng 11, chùa Từ Hiếu lại tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã mất được chôn trong khuôn viên chùa, không phân biệt người đó mang thân phận gì lúc còn sống…
Theo lệ, hàng năm cứ đến rằm tháng 11, chùa Từ Hiếu lại tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã mất được chôn trong khuôn viên chùa, không phân biệt người đó mang thân phận gì lúc còn sống…
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT