Ngôi chùa kiến trúc người Hoa gần một thế kỷ tại Đồng Tháp

Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách là ngôi chùa do người Hoa ở Phúc Kiến di cư đến xây dựng và đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990.

Ngôi chùa kiến trúc người Hoa gần một thế kỷ tại Đồng Tháp
Kiến An Cung tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp và đây là một trong những điểm du lịch thu hút đông đảo khách đến tham quan. Ngôi chùa Hoa cổ này được xây dựng từ năm 1924 bởi những người di cư từ Phúc Kiến bất mãn với chế độ nhà Mãn Thanh của Trung Quốc lúc bấy giờ và sau 3 năm thì hoàn thành. Ngôi chùa nhằm thờ cúng tổ tiên ông bà và dạy dỗ con cái, đồng thời để hội họp, đàm luận việc kinh doanh, trao đổi thông tin.
Ngoi chua kien truc nguoi Hoa gan mot the ky tai Dong Thap
Kiến An Cung tọa lạc tại số 39 Phan Bội Châu, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Du lịch Đồng Tháp. 
Chùa mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc, với tổng thể là hình chữ Công (工) gồm ba gian: Đông lang, Tây lang và khu chính điện thì rộng hơn. Mái ngói gồm 3 lớp, mặt trên ngói, giữa gạch, dưới là ngói. Ngói được lợp theo gợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao, tạo mái ngói theo kiểu “ngũ hành". Mỗi đầu ngọn sóng là một cung điện thu nhỏ, bao gồm có 6 cung điện. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn. Trên những bức tường của chùa là những hình ảnh trong Tây du ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa,... Phía cổng vào là hai con Kì Lân bằng đá xanh rất lớn, phía trên là tấm hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Bước qua ngạch cửa bằng đá xanh, bên trong chánh điện là thiên tỉnh (giếng trời). Đây là nơi lấy ánh sáng và thông gió giúp chùa lúc nào cũng sáng sủa và thoáng mát. Đặc biệt cái hay của thiên tỉnh là giúp chùa giải bớt khói nhang mù mịt một cách nhanh chóng trong những ngày lễ lớn, khách thập phương viếng chùa đông.
Ngoi chua kien truc nguoi Hoa gan mot the ky tai Dong Thap-Hinh-2
Không gian bên trong rực rỡ nhưng không kém phần cổ điển của Kiến An Cung. Ảnh: Du lịch Đồng Tháp 
Ngay giữa chánh điện là bàn thờ ông Quách (tức Quảng Trạch Tôn Vương), mặt đỏ hồng, chân gác lên, tay nâng đai ngọc; hai bên có hai vị thần cầm ấn kiếm, tướng diện oai phong lẫm liệt; bên tả là Thanh Thuỷ Tổ Sư (nguyên là thầy thuốc chữa bệnh cho dân); bên hữu là Bảo Sanh Đại Đế (có nhiệm vụ bảo vệ sanh mạng của người trung nghĩa)…Phía trước bàn thờ có tượng quan Thánh Đế Quân, có sắp hai hàng binh khí sáng ngời.
Hàng năm, vào ngày 22/2 âm lịch (Ngày vía Quảng Trạch Tôn Vương) và ngày 22/8 âm lịch (Ngày thành đạo của Quảng Trạch Tôn Vương) sẽ tổ chức những lễ cúng tế. Ngoài ra, vào những dịp rằm lớn nơi đây thường tổ chức những lễ cúng. Vì được đánh giá là ngôi chùa linh thiêng ở Đồng Tháp nên du khách và người dân thường đến chùa xin xăm, cầu an và cúng bái.
Ngoi chua kien truc nguoi Hoa gan mot the ky tai Dong Thap-Hinh-3
 Hình ảnh Kiến An Cung xưa. (Ảnh: nụ cười Mekong).
Năm 1990, Kiến An Cung được công nhận là di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia. Qua gần 1 thế kỉ tồn tại, Kiến An Cung vẫn giữ 1 vị trí không nhỏ trong văn hóa tâm linh của cộng đồng người Hoa ở Đồng Tháp.
Sự đặc sắc của nền văn hóa và kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Hoa cổ này giữa thành phố Sa Đéc đã tô điểm thêm phần thanh tịnh, bình yên và dễ chịu cho khung cảnh của vùng đất Đồng Tháp.

Không chỉ Chùa Hà, đây là 5 đền chùa cầu duyên thiêng nhất miền Bắc

Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đến rồi, nếu bạn muốn gặp được tình yêu thì đầu năm đừng ngại sắm lễ tới những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng sau đây nhé!

Không chỉ Chùa Hà, đây là 5 đền chùa cầu duyên thiêng nhất miền Bắc

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ là một trong những ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội cực linh thiêng. Phủ Tây Hồ mang trong mình những câu chuyện lịch sử, những nét kiến trúc và tâm linh rất riêng. Phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, thế nên, những nét kiến trúc mang đậm dấu ấn của thời gian.

Lời giải cho ngôi chùa và tượng Phật "ngàn năm tuổi" dưới đáy biển

Câu hỏi bí ẩn về “ngôi chùa và tượng phật hơn 2000 năm tuổi” chìm sâu dưới đáy đại dương đã có lời giải.

Lời giải cho ngôi chùa và tượng Phật "ngàn năm tuổi" dưới đáy biển

Nếu ai thích thú và từng đến Bali thì hẳn đều biết nơi này không chỉ đẹp đến tê tái với những biển xanh, cát trắng mà còn là một vùng đất Phật với rất nhiều ngôi đền. Bali từng gây chấn động báo giới và các nhà nghiên cứu trong suốt một thời gian dài trước thông tin về một “ngôi chùa hơn 2000 năm tuổi” chìm sâu dưới đáy đại dương. Ngôi chùa ấy bây giờ ra sao?

Theo tư liệu ảnh chụp lại dưới lòng đại dương, ngôi chùa cổ này có rất nhiều nét kiến trúc phảng phất Borobudur, có điều trông “cũ kỹ” hơn. Khi mới phát hiện ra ngôi chùa với rất nhiều tượng phật, di tích kiến trúc, các nhà nghiên cứu căn cứ vào kiến trúc và kiểu dáng, suy đoán rằng ngôi chùa này có cùng niên đại với đền thờ Borobudur tức là vào thế kỷ 7-8sau công nguyên.

Du xuân 2023, ghé thăm những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nam

Hà Nam có những ngôi chùa nổi tiếng với nhiều tượng phật lớn, kiến trúc độc đáo và cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng là địa điểm du xuân lý tưởng.

Du xuân 2023, ghé thăm những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nam
Du xuan 2023, ghe tham nhung ngoi chua noi tieng o Ha Nam

Chùa Tam Chúc ( thị trấn Ba Sao - huyện Kim Bảng) là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngôi chùa nằm trong khu du lịch quốc gia Tam Chúc, với một quần thể rộng lớn bao gồm nhiều chùa, tượng phật lớn, vườn Cột Kinh với lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng. Chùa nổi tiếng có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng với những dãy núi đá vôi trùng điệp, những cánh rừng tự nhiên bạt ngàn cùng không khí mát mẻ, trong lành, hứa hẹn mang tới cho du khách những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời khi ghé thăm. (Ảnh: Báo Người lao động)

Du xuan 2023, ghe tham nhung ngoi chua noi tieng o Ha Nam-Hinh-2

Chùa Bà Đanh (thôn Đanh - xã Ngọc Sơn - huyện Kim Bảng) là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10 ha, nằm liền kề với con sông Đáy thơ mộng. Khi mới được xây dựng, ngôi chùa này ở khá xa khu dân cư, cây cối mọc um tùm, rất ít người qua lại. Mỗi khi cần lên chùa, người dân ở đây đều phải cầm theo một ngọn đuốc, gõ cồng chiêng thật lớn để thú dữ không tới gần. Vì vậy mới có câu "vắng như chùa bà Đanh". Khuôn viên chùa gồm 40 gian, từ cổng tam quan, hành lang, nhà bái đường đến thượng điện đều được xây theo một quy chuẩn và trục nhất định với lối kiến trúc, chạm khắc vô cùng độc đáo. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới