Tận mục công trình tu bổ di tích tháp cổ ở Bình Định vừa bị thanh tra “tuýt còi“

Tận mục công trình tu bổ di tích tháp cổ ở Bình Định vừa bị thanh tra “tuýt còi“

Trong quá trình thi công xây dựng, tu bổ, tôn tạo Tháp Bánh Ít chủ đầu tư và nhà thầu thi công đã đưa xe cơ giới vào san gạt di tích.

Công trình xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tại Tháp Bánh Ít (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), với tổng kinh phí xây dựng 25,6 tỷ đồng vừa bị Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Định “tuýt còi” do đưa phương tiện cơ giới lên thi công san gạt phía trước và khuôn viên tháp chính. (Ảnh: Tiền Phong).
Công trình xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tại Tháp Bánh Ít (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), với tổng kinh phí xây dựng 25,6 tỷ đồng vừa bị Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Định “tuýt còi” do đưa phương tiện cơ giới lên thi công san gạt phía trước và khuôn viên tháp chính. (Ảnh: Tiền Phong).
Công trình do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư. Liên danh Công ty TNHH xây dựng Hiếu Ngọc, Công ty TNHH xây dựng Thành Lộc và Công ty TNHH Hùng Phát là đơn vị thi công.(Ảnh: Dân Việt).
Công trình do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư. Liên danh Công ty TNHH xây dựng Hiếu Ngọc, Công ty TNHH xây dựng Thành Lộc và Công ty TNHH Hùng Phát là đơn vị thi công.(Ảnh: Dân Việt).
Trong quá trình thi công xây dựng, tu bổ, tôn tạo di tích Tháp Bánh Ít, chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải dùng thủ công, máy đầm đất cầm tay san gạt sân phía trước tháp chính thì lại đưa xe cơ giới máy múc vào “oanh tạc” di tích, không đúng hồ sơ thiết kế được thẩm định.(Ảnh: Tài nguyên và Môi trường).
Trong quá trình thi công xây dựng, tu bổ, tôn tạo di tích Tháp Bánh Ít, chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải dùng thủ công, máy đầm đất cầm tay san gạt sân phía trước tháp chính thì lại đưa xe cơ giới máy múc vào “oanh tạc” di tích, không đúng hồ sơ thiết kế được thẩm định.(Ảnh: Tài nguyên và Môi trường).
Sáng 8/3, nhà thầu thi công đã đưa các loại máy đào ra khỏi phạm vi công trình. (Ảnh: Tài nguyên và Môi trường).
Sáng 8/3, nhà thầu thi công đã đưa các loại máy đào ra khỏi phạm vi công trình. (Ảnh: Tài nguyên và Môi trường).
Các hạng mục xây dựng như: sân phía trước tháp chính, bồn hoa xung quanh các chân tháp, đường dẫn vào các tháp, tường rào xung quanh khuôn viên tháp… đang được xây dựng dang dở. (Ảnh: Tiền Phong).
Các hạng mục xây dựng như: sân phía trước tháp chính, bồn hoa xung quanh các chân tháp, đường dẫn vào các tháp, tường rào xung quanh khuôn viên tháp… đang được xây dựng dang dở. (Ảnh: Tiền Phong).
Một số hạng mục đã xây dựng nhưng phải đập bỏ, tháo dỡ. (Ảnh: Tiền Phong).
Một số hạng mục đã xây dựng nhưng phải đập bỏ, tháo dỡ. (Ảnh: Tiền Phong).
Đào bới sâu dưới chân Tháp Bánh Ít. (Ảnh: Dân Việt).
Đào bới sâu dưới chân Tháp Bánh Ít. (Ảnh: Dân Việt).
Khoét sâu vào chân tháp tạo thành lỗ. (Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường).
Khoét sâu vào chân tháp tạo thành lỗ. (Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường).
Tháp Bánh Ít rất nổi tiếng ở Bình Định đang được tu bổ. (Ảnh: Dân Việt).
Tháp Bánh Ít rất nổi tiếng ở Bình Định đang được tu bổ. (Ảnh: Dân Việt).
Ngày 9/3, Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) cho hay, đã có văn bản gửi Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định liên quan đến việc thi công xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tại Tháp Bánh Ít. (Ảnh: Tiền Phong).
Ngày 9/3, Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) cho hay, đã có văn bản gửi Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định liên quan đến việc thi công xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tại Tháp Bánh Ít. (Ảnh: Tiền Phong).
Về việc này, Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định kiểm tra thực tế, chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương có giải pháp bảo vệ di tích; căn cứ nội dung dự án đã được thẩm định, thỏa thuận để rà soát các biện pháp thi công đảm bảo không ảnh hưởng đến di tích gốc và cảnh quan, môi trường, sinh thái của di tích. Kết quả gửi báo cáo về Bộ VH-TT&DL (qua Cục Di sản văn hóa) trước ngày 11/3/2022. (Ảnh: Tiền Phong).
Về việc này, Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định kiểm tra thực tế, chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương có giải pháp bảo vệ di tích; căn cứ nội dung dự án đã được thẩm định, thỏa thuận để rà soát các biện pháp thi công đảm bảo không ảnh hưởng đến di tích gốc và cảnh quan, môi trường, sinh thái của di tích. Kết quả gửi báo cáo về Bộ VH-TT&DL (qua Cục Di sản văn hóa) trước ngày 11/3/2022. (Ảnh: Tiền Phong).
Các hạng mục trong công trình di tích vẫn thi công bình thường sau lệnh tạm ngừng thi công. (Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường).
Các hạng mục trong công trình di tích vẫn thi công bình thường sau lệnh tạm ngừng thi công. (Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường).
Tháp Bánh Ít (hay còn gọi là tháp Bạc) nằm trên địa phận xã Phước Hiệp, là quần thể tháp lớn với bốn công trình kiến trúc cổ được xây dựng từ cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII, mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm trên đất Bình Định. (Ảnh: Tiền Phong).
Tháp Bánh Ít (hay còn gọi là tháp Bạc) nằm trên địa phận xã Phước Hiệp, là quần thể tháp lớn với bốn công trình kiến trúc cổ được xây dựng từ cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII, mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm trên đất Bình Định. (Ảnh: Tiền Phong).
Tháp Bánh Ít là quần thể đền tháp có số lượng nhiều nhất hiện còn ở Bình Định gồm 4 tháp: Tháp Cổng, tháp Hỏa, tháp Bia và tháp Chính. Căn cứ những dấu tích còn lại cho thấy, trước đây số lượng kiến trúc nhiều hơn, tạo thành một trung tâm tôn giáo hoàn chỉnh ở trung tâm của 3 thành cổ: thành Thị Nại, thành Cha, thành Đồ Bàn. Cụm tháp được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1982 và là công trình kiến trúc cổ của Việt Nam lọt vào cuốn sách "1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời" của nhóm tác giả người Anh.
Tháp Bánh Ít là quần thể đền tháp có số lượng nhiều nhất hiện còn ở Bình Định gồm 4 tháp: Tháp Cổng, tháp Hỏa, tháp Bia và tháp Chính. Căn cứ những dấu tích còn lại cho thấy, trước đây số lượng kiến trúc nhiều hơn, tạo thành một trung tâm tôn giáo hoàn chỉnh ở trung tâm của 3 thành cổ: thành Thị Nại, thành Cha, thành Đồ Bàn. Cụm tháp được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1982 và là công trình kiến trúc cổ của Việt Nam lọt vào cuốn sách "1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời" của nhóm tác giả người Anh.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.