Tận mục cây nhãn Tổ 300 tuổi, quả ngọt thơm như “nước thánh"

Tận mục cây nhãn Tổ 300 tuổi, quả ngọt thơm như “nước thánh"

(Kiến Thức) - Nhà bác học Lê Quý Đôn từng thưởng thức quả của cây nhãn Tổ chùa Hiến và miêu tả trong phủ biên tạp lục: “Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.

Nằm ở Phường Hồng Châu, TP Hưng Yên, chùa Hiến là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất mảnh đất Phố Hiến. Chùa cũng được biết đến như nơi lưu giữ một cây nhãn cổ thụ quý giá, được gọi là  cây nhãn Tổ.
Nằm ở Phường Hồng Châu, TP Hưng Yên, chùa Hiến là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất mảnh đất Phố Hiến. Chùa cũng được biết đến như nơi lưu giữ một cây nhãn cổ thụ quý giá, được gọi là cây nhãn Tổ.
Theo người dân địa phương, cây nhãn này có tuổi đời hơn 300 năm, chính là "tổ tiên" của giống nhãn lồng Hưng Yên danh bất hư truyền.
Theo người dân địa phương, cây nhãn này có tuổi đời hơn 300 năm, chính là "tổ tiên" của giống nhãn lồng Hưng Yên danh bất hư truyền.
Tương truyền, cây nhãn Tổ là sản vật quý của vùng, vì vậy hàng năm vào tháng ba, mùa nhãn, các vị quan địa phương, các bậc cao niên trong làng thường chọn những trai làng khỏe mạnh, khôi ngô tuấn tú trèo lên cây hái nhãn.
Tương truyền, cây nhãn Tổ là sản vật quý của vùng, vì vậy hàng năm vào tháng ba, mùa nhãn, các vị quan địa phương, các bậc cao niên trong làng thường chọn những trai làng khỏe mạnh, khôi ngô tuấn tú trèo lên cây hái nhãn.
Vì là cây nhãn duy nhất được chọn để hái chùm quả đẹp dâng đức Phật, cúng thành hoàng và để làm sản vật tiến vua nên cây nhãn này còn được gọi là cây nhãn tiến. Số lượng nhãn còn lại được chia theo suất đinh cho các gia đình trong làng, mỗi đinh chỉ được nhận hai đến ba quả.
Vì là cây nhãn duy nhất được chọn để hái chùm quả đẹp dâng đức Phật, cúng thành hoàng và để làm sản vật tiến vua nên cây nhãn này còn được gọi là cây nhãn tiến. Số lượng nhãn còn lại được chia theo suất đinh cho các gia đình trong làng, mỗi đinh chỉ được nhận hai đến ba quả.
Cây nhãn thường cho rất nhiều quả to, hình dáng hơi bẹt, cùi dày, ăn ngọt, hạt nhỏ. Từ cây nhãn Tổ, người dân Hưng Yên đã lấy giống để trồng ở nhiều nơi trong địa phương của mình.
Cây nhãn thường cho rất nhiều quả to, hình dáng hơi bẹt, cùi dày, ăn ngọt, hạt nhỏ. Từ cây nhãn Tổ, người dân Hưng Yên đã lấy giống để trồng ở nhiều nơi trong địa phương của mình.
Xưa kia, nhà bác học Lê Quý Đôn từng thưởng thức quả của cây nhãn chùa Hiến và miêu tả trong phủ biên tạp lục (1776): “Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.
Xưa kia, nhà bác học Lê Quý Đôn từng thưởng thức quả của cây nhãn chùa Hiến và miêu tả trong phủ biên tạp lục (1776): “Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.
Trước kia, thân cây nhãn Tổ rất to, ba người lớn ôm chưa hết. Vào năm 1947, một cơn bão lớn quét qua địa phương, cây bị gãy mất một nửa do thân cây vốn đã mục ruỗng theo thời gian. Chỉ còn một nhánh cây được giữ lại, chính là cây nhãn được biết đến ngày nay.
Trước kia, thân cây nhãn Tổ rất to, ba người lớn ôm chưa hết. Vào năm 1947, một cơn bão lớn quét qua địa phương, cây bị gãy mất một nửa do thân cây vốn đã mục ruỗng theo thời gian. Chỉ còn một nhánh cây được giữ lại, chính là cây nhãn được biết đến ngày nay.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử, cây nhãn Tổ của Hưng Yên vẫn ra quả đều đặn mỗi mùa. Mặc dù bây giờ quả không to như xua, cùi không dày và ngọt như các giống nhãn mới, nhưng ai cũng muốn được nếm thử hương vị của giống nhãn đã lưu danh sử sách này.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử, cây nhãn Tổ của Hưng Yên vẫn ra quả đều đặn mỗi mùa. Mặc dù bây giờ quả không to như xua, cùi không dày và ngọt như các giống nhãn mới, nhưng ai cũng muốn được nếm thử hương vị của giống nhãn đã lưu danh sử sách này.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.