Tài xế đâm liên tiếp hàng cây: Các loại thuốc không được dùng khi lái xe

Sau khi uống thuốc cảm cúm, nữ tài xế Trung Quốc thấy buồn ngủ nhưng vẫn lái xe và đâm liên tiếp vào hàng cây trên phố.

Mọi người đều biết không được lái xe sau khi uống rượu nhưng bạn cũng không nên điều khiển phương tiện giao thông sau khi dùng một số loại thuốc. Những nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc gây ra không kém gì say rượu.

Mới đây, một người phụ nữ họ Trương ở Trấn Giang (Trung Quốc) đã uống thuốc cảm cúm và gây tai nạn. Cảnh sát giao thông lập tức có mặt và thấy chiếc ô tô màu trắng đã lao vào hàng cây bên đường.

Đầu xe bị biến dạng nghiêm trọng và vướng vào một cây thủy sam lớn bị đổ, xung quanh có 5 cây khác bị hư hại. Sau vụ va chạm, tài xế họ Trương đang ngồi trên ghế lái, may mắn, cô không bị thương.

Tai xe dam lien tiep hang cay: Cac loai thuoc khong duoc dung khi lai xe

Bạn không nên uống một số loại thuốc khi lái xe. Ảnh minh họa: Florida Politics

Kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở cho thấy lái xe không hề uống rượu. Cảnh sát cho biết, cô Trương hôm đó cảm thấy không khỏe và đã uống thuốc cảm cúm. Ảnh hưởng từ thuốc khiến cô buồn ngủ, mất tập trung và gây ra tai nạn.

Để bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh, bạn tuyệt đối không lái xe sau khi sử dụng những loại thuốc dưới đây:

1. Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin được sử dụng trong các bệnh dị ứng như ho, viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, có tác dụng an thần. Tuy nhiên, loại thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, nhức đầu, mờ mắt và chóng mặt. 

2. Thuốc chống ho

Cơ chế của thuốc chống ho là ức chế trung tâm gây ho trong hệ thống thần kinh. Các loại thuốc này sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, gây chóng mặt, rối loạn cảm giác và mờ mắt.

3. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hưởng đến thị lực của người lái xe, gây ra mệt mỏi, dễ nhầm lẫn và bị mất sức.

4. Thuốc an thần

Lái xe sau khi dùng thuốc an thần nguy hiểm tương đương với uống rượu. Ngay cả khi thuốc được sử dụng vào ban đêm cũng sẽ ảnh hưởng đến trạng thái cơ thể tới hôm sau. Đặc biệt, loại thuốc an thần có chu kỳ bán rã dài sẽ tích luỹ dần dần trong cơ thể, vì vậy hãy cố gắng không lái xe trong thời gian sử dụng các loại thuốc này.

5. Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau có thể gây đau đầu, chóng mặt khiến tài xế bị mờ mắt và gặp khó khăn trong việc nhận biết màu sắc. Bất cứ ai dùng thuốc giảm đau cũng không nên lái xe trong vòng 24 giờ.

6. Thuốc hạ huyết áp

Thuốc hạ huyết áp có thể gây ra suy yếu nhẹ, mệt mỏi. Loại thuốc hạ huyết áp trung ương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, gây rối loạn tâm thần, buồn ngủ và chóng mặt.

Lời khuyên

Nhiều loại thuốc được khuyến cáo không nên dùng trong trường hợp bắt buộc phải lái xe. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là xem xét các phản ứng bất lợi và biện pháp phòng ngừa. Khi xuất hiện các tác dụng phụ như chóng mặt, giảm thị lực và buồn ngủ sau khi uống thuốc, tuyệt đối không được điều khiển phương tiện cơ giới. 

8 tác dụng phụ của thuốc kháng sinh mà bác sĩ ít khi nói ra

(Kiến Thức) - Thuốc kháng sinh giúp điều trị nhiều bệnh tật nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cũng nên cảnh giác với các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

8 tac dung phu cua thuoc khang sinh ma bac si it khi noi ra

Nhiễm nấm: Thuốc kháng sinh thay đổi môi trường sống của vi khuẩn trong cơ thể khiến chúng ta có thể dễ bị nhiễm nấm. Chúng có thể xuất hiện trong miệng, trên da, hoặc dưới móng tay.

8 tac dung phu cua thuoc khang sinh ma bac si it khi noi ra-Hinh-2
Vàng ố răng: Tetracycline có thể dẫn đến màu răng vàng ố ở trẻ em trước 8 tuổi. Nếu phụ nữ mang thai dùng những loại thuốc này, có khả năng là em bé sinh ra sẽ có vấn đề với men răng.
8 tac dung phu cua thuoc khang sinh ma bac si it khi noi ra-Hinh-3
Sốt: Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là có thể gây sốt. Nếu bạn nhận thấy sốt ngay sau khi bạn bắt đầu dùng kháng sinh, đó có thể là do bạn dị ứng với loại thuốc đó dẫn đến sốt.
8 tac dung phu cua thuoc khang sinh ma bac si it khi noi ra-Hinh-4
Phản ứng dị ứng: Trong trường hợp này, một người có thể bị phát ban ngứa, mí mắt bị sưng, môi, lưỡi và thậm chí cả cổ họng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào, bạn nên đi khám ngay lập tức.
8 tac dung phu cua thuoc khang sinh ma bac si it khi noi ra-Hinh-5
Sun độ nhạy: Một số thuốc kháng sinh (tetracycline, fluoroquinolone, và sulfone) có thể ảnh hưởng đến độ nhạy của làn da đối với tia cực tím. Nếu bạn tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng mặt trời trong khi dùng các loại thuốc này, nguy cơ bị cháy nắng sẽ cao hơn.
8 tac dung phu cua thuoc khang sinh ma bac si it khi noi ra-Hinh-6
Các vấn đề về tim: Tác dụng phụ này không xảy ra thường xuyên nhưng dùng thuốc kháng sinh có thể gây ra vấn đề về tim. Chúng thường gây rối loạn nhịp tim hoặc huyết áp thấp. Chẳng hạn như dùng erythromycin và một số fluoroquinolones có thể dẫn đến những tác dụng phụ như vậy.
8 tac dung phu cua thuoc khang sinh ma bac si it khi noi ra-Hinh-7
Đau đầu và chóng mặt: Nhức đầu và chóng mặt cũng là những tác dụng phụ rất phổ biến khi mọi người dùng thuốc kháng sinh. Nhưng thông thường, chúng biến mất sau khi bạn ngừng dùng thuốc.
8 tac dung phu cua thuoc khang sinh ma bac si it khi noi ra-Hinh-8
Thai kỳ không mong muốn: Nếu bạn đang dùng rifamycins và thuốc ngừa thai, tác dụng của thuốc ngừa thai có thể giảm. Kết quả là, cơ hội có thai ngoài mong muốn sẽ tăng lên. Các loại thuốc kháng sinh khác không ảnh hưởng nhiều đến tác dụng của thuốc ngừa thai. Ảnh: BS. 

Video "Mẹo chữa hết hẳn đờm ho trong tích tắc mà không cần dùng kháng sinh". Nguồn: CSHP.

Tác dụng phụ khôn lường của thuốc tuần hoàn não Ginkgo biloba

Thuốc Ginkgo biloba được quảng bá là loại thuốc hỗ trợ tuần hoàn hiệu quả. Nhưng ngoài những tác dụng tốt thì cũng nên thận trọng khi dùng loại thuốc này.

Tác dụng tuyệt vời của thuốc Ginkgo biloba

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.