Tại sao Tưởng Giới Thạch muốn ám sát trùm phát xít Adolf Hitler

Trùm phát xít Adolf Hitler từng bị mưu sát đến 15 lần nhưng đều may mắn thoát chết! Và đã có khá nhiều tư liệu đề cập tới chủ đề này, nhưng giới truyền thông Trung Quốc tiết lộ một thông tin gây chấn động dư luận.

Trước, trong và sau vụ ám sát Adolf Hitler hôm 20/7/1944, do Đại tá Claus Schenk von Stauffenberg tiến hành, nhiều kế hoạch tương tự cũng được tiến hành tại nhiều nhóm, tổ chức ở Đức và một số quốc gia khác.

"Nhóm 3 người" chống  Adolf Hitler

Theo cuốn nhật ký đề ngày 10 và 11/1/1942, Tưởng Giới Thạch viết, trong tuần này phải lên kế hoạch và cử Tề Tuân tới Thụy Sỹ để "hoàn thành một số thủ tục cần thiết". Đến ngày 14/1/1942, Tưởng Giới Thạch lại viết, kế hoạch ám sát Hitler phải thông báo với Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt trước khi tiến hành.

Tai sao Tuong Gioi Thach muon am sat trum phat xit Adolf Hitler

Trùm phát xít Adolf Hitler.

Đọc tới đây nhiều người thắc mắc, tại sao Tưởng Giới Thạch lại muốn ám sát Hitler vào thời điểm đầu năm 1942 bởi khi đó phe phát xít gồm Đức, Italia và Nhật Bản đang ở thế rất mạnh. Hơn nữa, cuộc chiến trong nội địa Trung Quốc cũng đang bước vào thời kỳ khó khăn đối với Tưởng Giới Thạch.

Trong nhật ký của Tưởng Giới Thạch có đề cập tới Tề Tuân (tự Tử Tuân), người Cao Dương, tỉnh Hà Bắc, từng lưu học tại Đức, sau về làm thư ký của Ủy ban Quân sự, kiêm phiên dịch tiếng Đức.

Tháng 6/1937, cùng với Khổng Tường Hy, Trần Thành sang Đức đặt mua vũ khí nên Tề Tuân được trọng dụng từ đó. Hơn một năm sau (tháng 10/1938), Tề Tuân tham dự đàm phán ký hợp đồng thương mại và tín dụng Đức - Trung.

Tháng 7/1940, Tề Tuân và Quế Vĩnh Thanh được Tưởng Giới Thạch cử sang công tác tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Đức với chức danh tùy viên quân sự và tùy viên kinh tế. Tới thời điểm đó, Tề Tuân được coi là một trong những chuyên gia giỏi về Đức trong quân đội Tưởng Giới Thạch.

Trong thời gian làm việc ở Đức, Tề Tuân có quan hệ mật thiết với "nhóm 3 người" chủ trương loại bỏ Hitler. Trong "nhóm 3 người", người đầu tiên phải nói tới là Hans Klein, thương nhân chuyên kinh doanh vũ khí tại Đức. Được biết, ngay từ tháng 1/1934, Hans Klein đã buôn bán vũ khí với Trung Quốc nên quen thân với Khổng Tường Hy, Hà Ứng Khâm...

Người thứ hai là Bộ trưởng Kinh tế H.Schacht trong chính phủ của Hitler. Trước khi được Hitler bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế tháng 8/1934, ông H.Schacht từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Quốc gia Đức, được giới chuyên môn gọi với biệt danh "quái kiệt tài chính". Nhưng 3 năm sau (1937), ông H.Schacht đã xin từ chức Bộ trưởng Kinh tế vì bất đồng với chính sách tăng chi phí quân sự quá mức của Hitler. Năm 1939, ông H.Schacht lại bị cách chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Quốc gia Đức. Từ đó, ông H.Schacht chủ trương quan hệ tốt với Trung Quốc, chống lại liên minh Đức, Italia và Nhật Bản.

Người thứ ba là Cục trưởng Kinh tế của Bộ Quốc phòng Đức, tướng G.Thomas. Tháng 12/1933, ông G.Thomas đề nghị thành lập Văn phòng đại diện của giới công nghiệp Đức tại Trung Quốc. 6 năm sau (1939), tướng G.Thomas trở thành quan chức lo về kinh tế và quân nhu cho quân đội Đức.

Tướng G.Thomas từng cho rằng, Đức tấn công Ba Lan đồng nghĩa với việc phát động cuộc Đại chiến thế giới và khi đó nguyên vật liệu và lương thực của Đức sẽ không đáp ứng được trước yêu cầu của chiến tranh. Vì bất đồng này nên tướng G.Thomas đã chủ trương "phải loại bỏ Hitler". Vì đảm trách vấn đề kinh tế và quân nhu cho quân đội Đức nên G.Thomas có quan hệ khá mật thiết với Tề Tuân và Quế Vĩnh Thanh.

Trong quá trình tiếp xúc với "nhóm 3 người", Tề Tuân và Quế Vĩnh Thanh phát hiện ra rằng, ngay từ năm 1941, Hans Klein, H.Schacht và G.Thomas đã bí mật lên kế hoạch ám sát Hitler. Ngày 15/5/1941, Hans Klein hẹn gặp Tề Tuân tại Thụy Sỹ để thông báo một bí mật - đã tập hợp được khá nhiều "bạn bè", chuẩn bị lật đổ Hitler để thành lập chính phủ mới, cải thiện bang giao với thế giới. Ngày 29/5/1941, Hans Klein cử luật sư Arharte tới Thụy Sỹ để tiếp tục thông báo với Tề Tuân những tin tức mới nhất về "kế hoạch của "nhóm 3 người".

Sau 8 ngày tiếp xúc với Arharte ở Thụy Sỹ, Tề Tuân hiểu rằng, "nhóm 3 người" đang muốn tìm một kênh liên lạc với quốc tế ủng hộ và giúp đỡ họ trong việc loại bỏ Hitler. Arharte đã yêu cầu Tề Tuân lập tức về nước báo cáo với Tưởng Giới Thạch về kế hoạch của "nhóm 3 người".

Tề Tuân nhận định, cả H.Schacht và G.Thomas đều đã nhờ Hans Klein bắn tin tới Tưởng Giới Thạch để thông báo với Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill kế hoạch kể trên. Sau khi báo cáo lại toàn bộ những điều "mắt thấy, tai nghe" với Tưởng Giới Thạch, ngày 9/6/1941, Tề Tuân đã đáp chuyến bay tới Đức để mật đàm với "nhóm 3 người".

Những kế hoạch của "nhóm 3 người" nhắm vào  Adolf Hitler

Nhiều cuộc gặp gỡ, hội kiến và hoạt động đã diễn ra dồn dập ngay sau khi Tề Tuân tới Đức. Ngày 13/6/1941, Tề Tuân hội kiến với tướng G.Thomas tại Văn phòng Cục Kinh tế của Bộ Quốc phòng Đức. Trong cuộc hội kiến với Tề Tuân, G.Thomas đặc biệt quan tâm tới việc các nước phương Tây sẽ đối xử với Đức như thế nào sau khi loại bỏ được Hitler và khôi phục hòa bình. G.Thomas tuyên bố, sau khi Đức thành lập chính phủ mới sẽ không thôn tính các nước Tây Âu, chỉ gia tăng quan hệ hợp tác kinh tế. Riêng quân số của Đức sau khi Hitler ra đi sẽ duy trì ở mức từ 300.000 đến 500.000 người...

Ngày 14/6/1941, khi Tề Tuân tới tư dinh của H.Schacht, cựu Bộ trưởng Kinh tế đã vui mừng thông báo: "Tốt quá! Đã có cách giải quyết rồi". Theo ông H.Schacht, hiện nay trên thế giới chỉ có Tưởng Giới Thạch là người thích hợp nhất để hợp tác trong việc loại bỏ Hitler bởi ông ta không những có quan hệ với Anh - Mỹ, mà còn có cảm tình tốt với Đức.

Cựu Bộ trưởng Kinh tế H.Schacht tuyên bố, rất mong nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill trong việc loại bỏ Hitler bởi nếu không nhận được sự đảm bảo khả năng phục hồi và duy trì hòa bình về một nước Đức mới thì "nhóm 3 người" sẽ không dám hành động.

Chiều 19/6/1941, Tề Tuân lại có cuộc tiếp xúc với cựu Bộ trưởng Kinh tế H.Schacht và được biết, mùa thu năm 1941 sẽ là thời điểm nội bộ nước Đức sẽ có biến động lớn bởi khi đó quân Đức và quân đội Liên Xô quyết đấu trên chiến trường. Trước khi chia tay, H.Schacht căn dặn Tề Tuân: Tính mạng tôi từ nay nằm trong tay ông, rất mong nhận được thông tin sớm về vấn đề này. Nhưng trong khi mọi việc đang diễn tiến theo đúng lộ trình thì Đức và Trung Quốc đột nhiên cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Ngày 1/7/1941, Chính phủ Đức tuyên bố công nhận chính phủ do Uông Tinh Vệ đứng đầu, lập tức 2 nước cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Ngày 8/7/1941, Tề Tuân đến Thụy Sỹ để hội đàm với Hans Klein và được biết, trong Bộ Quốc phòng Đức có hơn 10 tướng lĩnh đều bất mãn với chính phủ, nhưng những người này không thể là lãnh đạo tương lai sau khi loại bỏ trùm Hitler.

Luật sư Arharte từng kiến nghị, sau chính biến để Goering làm thủ lĩnh lâm thời, nhưng Hans Klein không tán thành. Hans Klein cho biết, cả tướng G.Thomas và Tư lệnh Cảnh sát Berlin đều nhận định, vấn đề quan trọng nhất hiện nay không phải ai sẽ là thủ lĩnh tương lai của Đức, mà việc loại bỏ Hitler có được Tổng thống Mỹ Roosevelt và Thủ tướng Anh Churchill đồng tình và ủng hộ hay không.

Qua những lần hội đàm với Hans Klein, H.Schacht và tướng G.Thomas, Tề Tuân rút ra kết luận, lực lượng chống lại Hitler đã lớn mạnh sau khi hình thành từ năm 1938 và họ muốn thông qua Tưởng Giới Thạch để xây dựng mối liên hệ với Anh và Mỹ nhằm tìm kiếm sự đảm bảo của 2 quốc gia này trong việc loại bỏ Hitler. Ngoài kênh của "nhóm 3 người" - thân Anh - Mỹ và Trung Quốc, còn có một số kênh khác tìm sự hậu thuẫn từ Anh - Pháp, thậm chí cử người liên hệ với Giám đốc CIA Allen Dulles tại Thụy Sỹ...

Quyết tâm của Tưởng Giới Thạch

Trước những chuyển biến của tình hình, ngày 15/7, tại Thụy Sỹ, Tề Tuân đã viết một báo cáo tổng hợp và sau khi về nước ông lại viết tiếp 3 báo cáo mật gửi Tưởng Giới Thạch. Ngày 28/10/1941, Tưởng Giới Thạch gọi Tề Tuân lên gặp trực tiếp. Sau khi nghe Tề Tuân báo cáo tường tận và kết hợp với những thông tin khác, Tưởng Giới Thạch tuy đồng ý về quan điểm, nhưng vẫn chưa quyết định cử đặc sứ  phối hợp với "nhóm 3 người", lên kế hoạch ám sát Hitler.

Trong khi Tề Tuân đợi lệnh của Tưởng Giới Thạch thì "nhóm 3 người" như ngồi trên đống lửa. Ngày 25/10/1941, từ Thụy Sỹ, Hans Klein đã điện thoại cho Tề Tuân để thông báo tình hình - nội bộ Đức đang diễn biến rất phức tạp, sắp có biến cố lớn nên cần biết gấp quan điểm của Tưởng Giới Thạch, cũng như Anh - Mỹ về "vấn đề đã bàn". Nhưng ngày 18/11/1941, Tề Tuân mới báo cáo với Tưởng Giới Thạch về nội dung cuộc điện đàm với Hans Klein. Tưởng Giới Thạch vẫn tiếp tục suy nghĩ vì cho rằng thời cơ chưa chín muồi.

Ngày 7/12/1941, Nhật tập kích Trân Châu Cảng và sự kiện này khiến Tưởng Giới Thạch hạ quyết tâm. Ngày 9/12/1941, Tưởng Giới Thạch chính thức tuyên chiến với Nhật, chống lại Đức và Italia. Nhưng Hans Klein vẫn chưa hài lòng với thông báo ngắn gọn kể trên và tiếp tục gọi điện cho Tề Tuân. Nhưng phải tới đầu năm 1942, Tưởng Giới Thạch mới quyết định cử Tề Tuân tới Thụy Sỹ để hội đàm với Hans Klein, đồng thời lên kế hoạch loại bỏ Hitler.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Roosevelt đã được thông báo về kế hoạch của Tưởng Giới Thạch, Tề Tuân nhiều lần hội đàm với Hans Klein tại Thụy Sỹ, nhưng mọi việc vẫn giẫm chân tại chỗ bởi các bên hữu quan (Anh - Mỹ) chưa thống nhất với nhau về "các điều khoản". Tưởng Giới Thạch phải gọi điện cho Tống Mỹ Linh đang ở thăm Mỹ để chuyển lời tới Tổng thống Roosevelt - nếu bị ép nhiều quá có thể Đức sẽ quay sang hợp tác với Liên Xô, không khích lệ được lực lượng chống Hitler...

Có tin nói rằng, trong thời gian này, Anh - Mỹ đều lên kế hoạch ám sát Tưởng Giới Thạch nên không ủng hộ "nhóm 3 người". Được biết, trước khi Đại chiến thế giới II bùng nổ, năm 1939, tướng Kurt von Hammerstein đã lên kế hoạch mưu sát Hitler, nhưng bất thành. Thống chế Erwin von Witzleben cũng từng muốn ám sát Hitler tại Paris, Pháp (2 lần: năm 1941 và 1943), nhưng cũng không thành công.

Trong số 15 lần mưu sát Hitler, chỉ có vụ ám sát của Đại tá Claus Schenk von Stauffenberg tiến hành vào ngày 20/7/1944 là ấn tượng nhất. Tuy bị thương nhẹ, nhưng Hitler vẫn ra lệnh dẹp yên bạo loạn và chỉ trong khoảng hơn 11 tiếng đồng hồ, cuộc chính biến do Claus Schenk von Stauffenberg cầm đầu đã kết thúc - khoảng 7.000 người bị bắt và tử hình 4.980 người liên quan. Trong số những người bị bắt có tướng G.Thomas và cựu Bộ trưởng Kinh tế H.Schacht  (sau đó trở thành tù binh của quân đội Mỹ), còn Hans Klein thoát nạn bởi định cư tại Thụy Sỹ.

Trong nhật ký đề ngày 22/7/1944, Tưởng Giới Thạch đã viết những lời khá bi quan sau khi biết tin về vụ ám sát bất thành của Đại tá Claus Schenk von Stauffenberg.

Hé lộ đội vệ sĩ “xã hội đen” của Tưởng Giới Thạch

Các thành viên của tổ chức này toàn bộ đều là thành viên của Hồng Môn Hội, đồng thời nó không thuộc bất cứ cơ quan hành chính hoặc quân sự nào...

Sau khi thất bại ở đại lục phải chạy ra Đài Loan, để củng cố và duy trì địa vị thống trị của mình, vào năm 1954, Tưởng Giới Thạch đã quyết định thành lập một tổ chức đặc vụ bí mật có tên là “Đội vệ binh bí mật Hồng Môn”.

Rùng mình trải nghiệm cận tử của con trai Tưởng Giới Thạch

(Kiến Thức) - Tưởng Vỹ Quốc là một trong hai người con của Tưởng Giới Thạch. Theo một số tài liệu, trong lúc "thập tử nhất sinh", Tưởng Vỹ Quốc đã có trải nghiệm cận từ. Khi ấy, ông gặp lại người cha quá cố Tưởng Giới Thạch. 

Rung minh trai nghiem can tu cua con trai Tuong Gioi Thach
 Tưởng Giới Thạch (ở giữa) được biết đến có 2 người con trai là Tưởng Kinh Quốc (trái ảnh) và Tưởng Vỹ Quốc (phải ảnh). Về sau, Tưởng Kinh Quốc trở thành người kế thừa của Tưởng Giới Thạch.

Giải mật tham vọng ngút trời giành lại TQ của Tưởng Giới Thạch

(Kiến Thức) - Tưởng Giới Thạch ấp ủ âm mưu giành lại Trung Quốc nên lên kế hoạch từ sớm. Trong số này có việc Tưởng Giới Thạch cho thành lập một ủy ban đặc biệt để vạch kế hoạch phản công Đại lục (kế hoạch Quốc Quang) năm 1961. 

Giai mat tham vong ngut troi gianh lai TQ cua Tuong Gioi Thach
Sau thất bại năm 1949, Tưởng Giới Thạch và binh lính của ông chạy sang Đài Loan. Một số hồ sơ tài liệu mật tiết lộ trong thời gian ở Đài Loan, Tưởng Giới Thạch ấp ủ kế hoạch giành lại Trung Quốc. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới