Tại sao Trư Bát Giới lại coi Tôn Ngộ Không là “cái gai trong mắt"?

Nhóm thỉnh kinh của Đường Tăng có cả thảy 5 thầy trò, tính cả Bạch Long Mã, nhưng tại sao Trư Bát giới lại chỉ coi Tôn Ngộ Không như "cái gai trong mắt".

Trư Bát Giới coi Tôn Ngộ Không như kẻ địch, điều này có thể thấy ở khắp nơi trong truyện Tây Du Ký. Tuy nhiên, loại kẻ địch này không giống như kẻ thù không đội trời chung trên chiến trường, mà thực chất là đối thủ cạnh tranh.
Tôn Ngộ Không có năng lực tuyệt vời, ý chí kiên định và tinh thần cao thượng, không chấp nhận được những hành vi tùy tiện của Trư Bát Giới. Trước đó, Trư Bát Giới đã bị Tôn Ngộ Không làm cho muối mặt ở Cao Lão Trang và nhiều nơi khác.
Tai sao Tru Bat Gioi lai coi Ton Ngo Khong la “cai gai trong mat
Trên đường đi, Trư Bát Giới thường xuyên bị đại sư huynh chửi mắng nên trong tâm trí hắn không chỉ có sợ hãi mà còn căm ghét, muốn đánh bại Tôn Ngộ Không. Có thể nói ngay từ đầu, Trư Bát Giới đã có ác cảm với Tôn Ngộ Không, căm hận sâu sắc. Hắn nghĩ rằng loại bỏ Tôn Ngộ Không là đã loại bỏ được người kiềm chế mình nhiều nhất trong đội ngũ đi thỉnh kinh. Điều này cũng đưa Trư Bát Giới trở thành thủ lĩnh số một dưới trướng Đường Tăng. Không còn Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới sẽ có tự do không giới hạn, Đường Tăng không thể kiểm soát, Sa Tăng không thể đánh bại, Bạch Long Mã chỉ là một "con tốt", không ai trong nhóm đi thỉnh kinh có thể làm gì được hắn.
Trong truyện gốc, Trư Bát Giới đã nhiều lần vu khống Tôn Ngộ Không trước mặt Đường Tăng, khiến đại sư huynh bị trách phạt. Điển hình nhất là lần Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh, chỉ vì vài lời "đâm bị thóc, chọc bị gạo" của Trư Bát Giới mà Đường Tăng đã niệm chú trừng phạt, không phân biệt tốt xấu.
Tôn Ngộ Không ngay lập tức trở nên bi thảm. Lần đầu tiên Đường Tăng muốn đuổi Tôn Ngộ Không đi. "Con khỉ" đã làm mọi cách để thuyết phục, nói lý lẽ với sư phụ. Cuối cùng, Đường Tăng thay đổi quyết định, ý định mượn tay sư phụ để đuổi sư huynh của Trư Bát Giới thất bại.
Khi Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh lần thứ hai, Trư Bát Giới đã lợi dụng điểm yếu là sự rụt rè và không tin tưởng đại đồ đệ của Đường Tăng để công kích.
Cuối cùng, đến lần thứ 3 Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh, sự xúi giục của Trư Bát Giới càng leo thang. Kết quả, Đường Tăng đã nghe theo ý hắn, đuổi Tôn Ngộ Không đi.
Lần này mục đích của Trư Bát Giới đã đạt được. Trong một tập thể, huynh đệ không sống hòa thuận như anh em một nhà mà lại dồn ép, gây gổ khắp nơi. Điều này là do người lãnh đạo làm việc không hiệu quả và là thảm họa của cả đội.

Hậu trường "Tây du ký 1986" quay ở Thái Lan

Hình ảnh các diễn viên chính thuộc bản phim "Tây du ký" kinh điển đi lại ở trung tâm thương mại trong tạo hình nhân vật khiến người hâm mộ thích thú.

Mô tả video

Chuyện ly kỳ về phiên bản 'Tây Du Ký' 1927 từng bị cấm chiếu

Phiên bản Tây Du Ký năm 1927 được giới chuyên môn ghi nhận là phim đầu tiên chuyển thể từ tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân.

Với những người hâm mộ tác phẩm Tây Du Ký, phần lớn đã quá quen thuộc với phiên bản phim truyền hình kinh điển năm 1986. Thế nhưng ít ai biết rằng, bộ phim nổi tiếng này còn có một phiên bản ra đời từ năm 1927.

Theo Thepaper, phiên bản Tây Du Ký này có tên Động Bàn Tơ sản xuất vào những năm 1920 tại Thượng Hải (Trung Quốc), được giới chuyên môn ghi nhận là phim đầu tiên chuyển thể từ tiểu thuyết thần thoại của Ngô Thừa Ân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới