Tại sao Trư Bát Giới không được tha dù Thái Bạch Kim Tinh đã xin

Trong tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Trư Bát Giới là một trong những nhân vật thú vị và phức tạp nhất.

Trước khi trở thành một trong những người trong đoàn đi thỉnh kinh, Trư Bát Giới vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái, lãnh đạo 8 vạn thủy quân trên Thiên đình nhưng do trêu ghẹo tiên tử Hằng Nga, ông đã bị Ngọc Hoàng Thượng Đế trừng phạt nặng nề. Dù đã Thái Bạch Kim Tinh đã đứng ra xinnnhưng Thượng Đế chỉ thay từ án tử sang việc đánh Thiên Bồng Nguyên Soái hai nghìn gậy, nếu còn sống thì ném xuống trần gian, đầu thai kiếp khác. Vậy lý do tại sao Thượng Đế không thể tha thứ cho Trư Bát Giới?

Trước hết, hành động trừng phạt của Thượng Đế là để duy trì kỷ luật và trật tự trên Thiên đình. Thiên đình không chỉ là nơi các vị thần tiên sống và làm việc mà còn là biểu tượng của quyền uy và pháp luật. Hành vi của Thiên Bồng Nguyên Soái đã vi phạm nghiêm trọng quy tắc và kỷ luật, gây ra sự mất niềm tin và tôn trọng đối với luật pháp Thiên đình. Nếu không có sự trừng phạt nghiêm khắc, các vị thần khác có thể sẽ coi thường kỷ luật, dẫn đến sự rối loạn và bất ổn. Việc xử phạt nghiêm khắc là cách Thượng Đế đảm bảo rằng mọi hành động sai trái đều phải trả giá và không ai có thể đứng trên pháp luật.

Tai sao Tru Bat Gioi khong duoc tha du Thai Bach Kim Tinh da xin

Tạo hình Trư Bát Giới trong phim Tây du ký.

Thứ hai, là người cai quản Thiên đình, Thượng Đế cần giữ gìn uy quyền và kỷ luật. Hành vi của Thiên Bồng Nguyên Soái không chỉ là một sai lầm cá nhân, mà còn là sự xúc phạm đến tiên tử Hằng Nga và toàn thể các vị thần tiên khác. Việc tha thứ cho Thiên Bồng Nguyên Soái dễ khiến các vị thần khác coi thường và nảy sinh những hành vi sai trái tương tự.

Ngoài ra, hình phạt này cũng là một bài học về trách nhiệm. Trư Bát Giới từng là một lãnh đạo cao cấp của Thiên đình, nhưng việc ông không kiểm soát được hành vi của bản thân cho thấy ông chưa đủ trưởng thành và chưa có trách nhiệm với chức vụ của mình. Hình phạt này là cách để Thiên Bồng Nguyên Soái nhận ra lỗi lầm của mình và học cách sống có trách nhiệm hơn. Đây cũng là cách để ông tự cải thiện và chuẩn bị cho những thử thách sau này trong cuộc hành trình thỉnh kinh.

Khoan dung nhưng vẫn bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật

Sự can thiệp của Thái Bạch Kim Tinh trong việc cứu Trư Bát Giới thoát khỏi án tử cho thấy rằng vẫn có sự khoan dung trong Thiên đình, nhưng không có nghĩa là mọi hành vi sai trái đều có thể được bỏ qua. Thái Bạch Kim Tinh đã giúp Trư Bát Giới thoát chết, nhưng Thượng Đế vẫn giữ nguyên hình phạt khác để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Thiên đình. Nếu chỉ vì sự can thiệp mà bỏ qua mọi hình phạt, thì pháp luật sẽ mất đi sự công bằng và nghiêm minh. Điều này khẳng định rằng, dù có lòng nhân từ, thiên đình vẫn phải giữ vững nguyên tắc và kỷ luật.

Có thể nói Tây du ký, không chỉ là một cuộc hành trình đi thỉnh kinh mà còn là câu chuyện về nhân quả, thiện ác phân minh. Hành động của Trư Bát Giới phải chịu hậu quả tương xứng để người đọc hiểu rõ hơn về nhân quả, công lý và đạo đức. Việc không tha thứ cho Trư Bát Giới là bài học cho tất cả các nhân vật khác và độc giả về hậu quả của hành vi sai trái.

* Bài viết này là góc nhìn của tác giả. Bạn đọc có thể có những suy nghĩ và ý kiến khác.

Tru Bát Giới có gì mạnh hơn cả Ngộ Không?

Là một trong những nhân vật mạnh nhất Tây Du Ký, Trư Bát Giới cũng có những quyền phép mà Tôn Ngộ Không cũng khó bì lại

Trư Bát Giới trước khi trở thành nhị đồ đệ của Đương Tăng từng là Thiên Bồng Nguyên soái, chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh ở Thiên Đình. Thế nhưng trong bữa tiệc lớn ở Thiên Đình, vì uống say nên hắn đã sàm sỡ Hằng Nga, khiến Ngọc Hoàng nổi giận đẩy xuống dưới hạ giới trong hình hài nửa người nửa lợn vô cùng xấu xí.

Trong 4 thầy trò Đường Tăng, ai là người nhiều phúc nhất?

Ai cũng nghĩ Đường Tăng hoặc Tôn Ngộ Không sẽ là người nhiều phúc nhất trong Tây Du Ký nhưng sự thật lai khác xa so với chúng ta nghĩ.

Trong Tây Du Ký, 4 thầy trò Đường Tăng là 4 nét tính cách hoàn toàn khác nhau. Trong khi Đường Tăng hiền lành, đôi lúc nhu nhược thì Tôn Ngộ Không lại cực kỳ nóng nảy và ngang tàng. Trái với đại sư huynh, Sa Tăng lại ít nói, điềm đạm và hầu như không bao giờ tham gia vào những cuộc tranh cãi. Người có tính cách đặc biệt nhất chính là Trư Bát Giới. Hắn không đại diện cho dục vọng, tham, sân si trong con người. Tuy nhiên, với những người từng trải thì Trư Bát Giới lại chính là người có phúc nhất.

Lý do khiến Tôn Ngộ Không từng oán hận Quan Âm Bồ Tát

Sau khi bị Quan Âm Bồ Tát và sư phụ lừa đeo vòng Kim Cô, Tôn Ngộ Không vô cùng tức giận, thậm chí còn có ý định tìm đánh Bồ Tát.

Trong Tây du ký, Quan Âm Bồ Tát có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh. Ngài là người đã điểm hóa Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh và Tiểu Bạch Long trở thành đồ đệ của Đường Tăng, đồng thời luôn âm thầm bảo vệ và giúp đỡ họ vượt qua nhiều kiếp nạn gian nan.

Tuy nhiên, trong khi Đường Tăng và các đồ đệ khác tôn kính Bồ Tát, thì ban đầu Tôn Ngộ Không lại không như vậy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới