Trong 4 thầy trò Đường Tăng, ai là người nhiều phúc nhất?

Ai cũng nghĩ Đường Tăng hoặc Tôn Ngộ Không sẽ là người nhiều phúc nhất trong Tây Du Ký nhưng sự thật lai khác xa so với chúng ta nghĩ.

Trong Tây Du Ký, 4 thầy trò Đường Tăng là 4 nét tính cách hoàn toàn khác nhau. Trong khi Đường Tăng hiền lành, đôi lúc nhu nhược thì Tôn Ngộ Không lại cực kỳ nóng nảy và ngang tàng. Trái với đại sư huynh, Sa Tăng lại ít nói, điềm đạm và hầu như không bao giờ tham gia vào những cuộc tranh cãi. Người có tính cách đặc biệt nhất chính là Trư Bát Giới. Hắn không đại diện cho dục vọng, tham, sân si trong con người. Tuy nhiên, với những người từng trải thì Trư Bát Giới lại chính là người có phúc nhất.

Trư Bát Giới

Trước hết, Trư Bát Giới luôn "đủng đỉnh" trong mọi tình huống. Rõ ràng hắn có năng lực, dư sức đánh bại yêu quái nhưng lại chỉ vài chiêu giao chiến đã bỏ chạy, phó mặc thế trận cho đại sự huynh.

Thực ra với nguồn gốc là đại tướng trên Thiên Đình, Trư Bát Giới thừa hiểu thân thế cũng như vai trò của yêu quái trên đường đi thỉnh kinh, do đó hắn không muốn phí sức với những con yêu quái này. Chỉ đến những khi rơi vào tình huống nguy nan, như khi Tôn Ngộ Không bị Tam muội chân hỏa của Hồng Hài Nhi đánh ngất, hắn mới ra tay (dùng thuật cải tử hoàn sinh hồi sinh sư huynh của mình).

Trong 4 thầy trò Đường Tăng, ai là người nhiều phúc nhất? ảnh 2

4 thầy trò Đường Tăng

Thứ hai, Trư Bát Giới trải nghiệm được đủ thứ cảm xúc trên đời. Ban đầu, hắn luôn thèm muốn thế giới phàm trần với đủ loại dục vọng. Sở dĩ Trư Bát Giới chấp nhận đi thỉnh kinh vì coi đó là nhiệm vụ nên làm và phải làm.

Thế nhưng, trải qua đủ khó khăn và kiếp nạn, hắn ngộ ra được sự quý giá của tâm Phật, còn đượcphong tặng danh hiệu "Tịnh Đàn sứ giả". Rõ ràng, từ Đường Tăng, Tôn Ngộ Không đến Sa Tăng, không ai có được trải nghiệm đủ đầy như Trư Bát Giới.

Trong 4 thầy trò Đường Tăng, ai là người nhiều phúc nhất? ảnh 3

Ngày bé ai cũng muốn làm Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, diệt trừ yêu ma, muốn làm Đường Tăng một lòng hướng Phật, không vướng bụi trần nhưng lại quên mất rằng người càng giỏi càng phải gánh vác trách nhiệm nặng nề, người quá lương thiện sẽ phải chịu không ít thiệt thòi. Càng lớn ta sẽ càng thấy, làm Trư Bát Giới chính là có phúc nhất!

Vị tướng đầu tiên của Thiên Đình giao chiến với Tôn Ngộ Không

Choáng váng vì sự lợi hại của Tôn Ngộ Không nên Cự Linh thần đã bỏ chạy trong hoảng sợ.

Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là nhân vật sở hữu bản lĩnh phi thường: Vừa sinh ra từ hòn đá Nữ Oa vá trời, vừa học được 72 phép Địa sát và Cân Đẩu Vân từ Bồ Đề Tổ sư lại còn sở hữu gậy Như Ý - một trong những pháp bảo mạnh nhất trong Tam giới. Thêm tính cách hiếu chiến, ngông cuồng, việc Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung sau khi phát hiện bị Ngọc Hoàng lừa cũng là điều dễ hiểu.

Phép thuật nào khiến Trư Bát Giới mạnh hơn cả Tôn Ngộ Không?

Nhiều người cho rằng, Trư Bát Giới là kẻ vô dụng khi thường bị yêu quái bắt cũng như ham ăn lười làm. Thế nhưng, Trư Bát Giới không hề bất tài mà là nhân vật khá lợi hại, thậm chí biết cả thuật cải tử hoàn sinh.

Phep thuat nao khien Tru Bat Gioi manh hon ca Ton Ngo Khong?
Trong "Tây du ký", Trư Bát Giới là một trong ba học trò (không tính Bạch Long Mã) theo Đường Tăng đi thỉnh kinh. Đối với nhiều người, khi nhắc đến nhân vật này, họ thường nghĩ ngay đến hình ảnh một kẻ ham ăn lười làm, không ít lần bị yêu quái bắt đi và không thể bảo vệ được Đường Tăng.  

Trư Bát Giới lấy vợ nhiều năm tại sao vẫn không có con?

Lý do thật sự khiến Trư Bát Giới đến Cao gia trang và kết hôn với Cao Thúy Lan không phải như nhiều khán giả thấy trên phim.

Trư Bát Giới là nhân vật gần gũi và thực tế nhất trong bộ tứ thỉnh kinh trong Tây Du Ký. Anh ta mang những khuyết điểm giống bao người, chẳng hạn như háu ăn, lười biếng.

Trước khi đắc đạo, Trư Bát Giới là Thiên Bồng nguyên soái trên trời. Vì chòng ghẹo Hằng Nga mà y bị Ngọc Hoàng đày xuống hạ giới, tu luyện thành yêu quái lợn. Sau này, dưới sự giác ngộ của Quán Thế âm Bồ Tát, hắn hiến mình cho Đức Phật và bắt đầu chờ đợi để hộ tống Đường Tăng đi thỉnh kinh. Kể từ đó, hắn được đổi tên thành Trư Bát Giới, tức là 8 ranh giới bị kiềm chế của Phật giáo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới